Ăn chay – ăn mặn trong Phật giáo
Có một sự thật rằng vẫn có những tu sĩ trong nhịp sống sinh hoạt vẫn ăn mặn, điều này ít nhiều gây bối rối và hiểu lầm cho đa số đại chúng. Vậy thực tế của việc ăn chay – ăn mặn trong Phật giáo là thế nào, nó có phải là phạm giới hay không?
Ăn chay là chìa khóa dẫn đến hạnh phúc
Nguồn gốc ăn chay – ăn mặn trong Phật giáo
Phật giáo nguyên thủy không chủ trương bài mặn
Khi đạo Phật mới ra đời, các Tăng Ni sống bằng việc khất thực. Đi từ nơi này sang nơi khác nhận thức ăn của người khác bố thí cho. Đấy là một hành động nhằm hướng đến việc tu tâm hướng Phật và nuôi thân.
Lúc ấy, chúng Tăng Ni không có phân biệt đồ chay với đồ mặn. Bởi lẽ chúng cũng chỉ là thức ăn để nuôi thân. Và cũng chẳng muốn vứt bỏ mọi thứ mọi người chia sẻ.
22 lợi ích của việc ăn chay theo Phật giáo
Một hôm, có tướng Siha đến thăm Đức Phật, cảm kính với những lời dạy của Phật nên đã xin quy y Tam bảo.
Sau lần ấy, tướng mời chư Tăng đến dự yến tiệc. Sai người mua thịt lợn ngoài chợ về thiết đãi.
Chư Tăng nghe vậy, giận dữ vô cùng mà nói. “Tướng chỉ nghĩ đến bản thân mình, giết sinh vật để làm tiệc”.
Đức Phật nghe vậy liền nói “Chư Tăng được phép dùng thịt cá. Miễn trong ba trường hợp sau: không trực tiếp giết mổ, không nghe lấy tiếng vật than khóc khi bị giết mổ. Và vật ấy không chỉ bị giết mổ để thiết đãi chư Tăng”.
Thực tế, tướng Siha phân biệt rất rõ giữa việc (trực tiếp) giết mổ và mua thịt đã giết mổ. Cũng vì lẽ đó tướng không làm gì sai trái.
Tuy Đức Phật không ngăn cản việc ăn mặn. Nhưng có một số thịt loài mà Phật giáo cấm chư Tăng không được đúng đến.
Ngoài thịt người bởi đấy là thịt đồng loại. Còn có thịt voi với thịt ngựa bởi nó là của vua chúa. Thịt chó vì quan niệm bần tiện. Thịt hoang dã vì ám mùi gây trả thù.
Lợi ích và phương pháp ăn chay hiệu quả theo góc nhìn đạo Phật
Phật giáo phân chia quan điểm vì ăn chay – ăn mặn
Sau này, khi Đức Bà Lạt Đa muốn nghiêm khắc hơn trong việc khẩu thực. Đề ra nguyên tắc tu sĩ chỉ dùng đồ chay, tuyệt đối không đụng đến đồ mặn.
Cũng kể từ đó nền Phật giáo bắt đầu có sự phân chia quan điểm.
Một bên chủ trương chay mặn đều dùng được (Phật giáo Nam Tông) theo luật “Tam Tịnh nhục”. Và trường chay (Phật giáo Bắc tông).
Theo dòng chảy của lịch sử, hình ảnh tu sĩ trường chay trở nên rõ nét trong đại chúng. Khiến nhiều người cứ lầm tưởng rằng đã là Phật tử ắt tuyệt đối không đụng đến đồ mặn.
Nhưng kỳ thực điều ấy không đúng đắn trong thực tế, và phủ nhận những quan điểm của nền Phật giáo Nam Tông trong thời điểm hiện tại.
Ăn chay – ăn mặn trong Phật giáo ở các miền
Miền Bắc: Ảnh hưởng bởi Phật giáo Bắc tông, nên đa số tu sĩ ăn chay trường, có một số ít là trường trai.
Ăn chay bảo vệ môi trường sinh thái
Miền Trung: Tu sĩ bạch nghiệp chân tu, bán thế xuất gia, tu sĩ hệ Khất thì chay trường; Tu sĩ Cổ Sơn Môn, Phật giáo nguyên thủy thì ăn chay theo kỳ (ngày rằm, lễ) chứ không tuyệt đối.
Miền Nam: Tu sĩ Bắc tông thì trường chay, tu sĩ Nam tông thì ăn mặn 1 bữa / 1 ngày.
Ăn chay – ăn mặn trong Phật giáo ở các quốc gia
Hàn Quốc, Trung Quốc: Đa số là tu sĩ trường trai.
Nhật Bản, Tây Tạng: Khẩu thực tùy nguyện.
Thái Lan, Campuchia, Myanmar, Tích Lan: Tu sĩ ăn mặn 1 bữa/ 1 ngày, ăn trước 12 giờ trưa (giờ Ngọ).
Theo dòng chảy của Phật giáo, theo thời gian việc dùng chay hay mặn đã có sự phân tầng rõ rệt. Hy vọng thông qua bài viết này các bạn đã có cái nhìn tổng quan về việc chay mặn, để có cái nhìn minh trực hơn khi thấy một tu sĩ dùng đồ mặn, cũng hiểu và chấp nhận những quan điểm tôn giáo của mỗi vùng miền có sự khác nhau để chính bản thân có thể thực hành tu tập một cách rõ ràng và thuận tiện.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Trăm năm thương nhớ cơm chay Tín Nghĩa giữa Sài Gòn
Thuần chay 09:32 29/10/2024Lặng lẽ suốt 100 năm trên con đường náo nhiệt, cơm chay Tín Nghĩa không quá đông khách, nhưng ai đến đây đều sẽ quay lại vì… nhớ ngày xưa.
Đến Việt Nam ăn chay có dễ không?
Thuần chay 10:56 28/10/2024Hằng năm Việt Nam đón hàng triệu lượt khách quốc tế, trong số đó có nhiều người ăn chay, vậy nên 'ăn chay ở Việt Nam có dễ không?' là câu hỏi mà nhiều du khách quan tâm khi đặt chân đến đất nước hình chữ S.
Ăn rau muống mỗi ngày mà tốt quá chừng
Thuần chay 15:49 27/10/2024Rau muống giúp ngừa táo bón, tăng khả năng miễn dịch, chống mệt mỏi... khi ăn thường xuyên.
Những món chay thơm ngon dễ làm từ đậu phụ
Thuần chay 10:10 24/10/2024Đậu phụ là một nguyên liệu quen thuộc trong ẩm thực chay. Không chỉ bổ dưỡng, đậu phụ còn dễ chế biến thành nhiều món ăn phong phú. Dưới đây là một số món chay thơm ngon, dễ làm từ đậu phụ mà bạn có thể thử tại nhà.
Xem thêm