Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 21/11/2019, 09:38 AM

Ăn chay có ăn được hành tỏi không?

Hiện nay ăn chay dần trở nên phổ biến, không chỉ đối với Phật tử mà cả đối với những người có lòng thành tâm. Tuy nhiên nhiều người vẫn còn lo lắng và băn khoăn về câu hỏi ăn chay có được ăn hành tỏi không?

>>Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về Ăn chay

Vì sao ăn chay không ăn được hành tỏi?

Phật tử không nên ăn ngũ vị tân bởi vì đặc tính của nó chứa nhiều tố chất kích thích và mùi vị cay nồng, nếu ăn nhiều thì thân thể có mùi hôi, nóng nảy và bị kích dục. Ảnh: Pixabay

Phật tử không nên ăn ngũ vị tân bởi vì đặc tính của nó chứa nhiều tố chất kích thích và mùi vị cay nồng, nếu ăn nhiều thì thân thể có mùi hôi, nóng nảy và bị kích dục. Ảnh: Pixabay

Ngũ vị tân là năm món gia vị có mùi cay nồng gồm: Hành (cách thông) hẹ (từ thông), tỏi (đại toán), kiệu (lan thông) và hưng cừ, tên khoa học là Allium fistulosum, là loại gia vị có hình dáng và mùi vị tương tự củ nén không có ở Trung Quốc và Việt Nam (Từ điển Phật học Hán – Việt, NXB KHXH tr. 806). Theo truyền thống Phật giáo Bắc truyền hay còn gọi là Phật giáo Phát triển, thì người Phật tử khi ăn chay nên kiêng cử ngũ vị tân.

Bài liên quan

Phật tử không nên ăn hành tỏi - hai loại trong ngũ vị tân bởi vì đặc tính của nó chứa nhiều tố chất kích thích và mùi vị cay nồng, nếu ăn nhiều thì thân thể có mùi hôi, nóng nảy và bị kích dục. Do đó, mà trong Kinh Lăng Nghiêm, quyển 8, Phật dạy: “Các chúng sinh cầu Thiền định (Samadhi) không nên ăn năm món cay nồng của thế gian. Vì năm món cay nồng đó nếu ăn chín thì phát dâm, ăn sống thì sinh nóng giận.

Người nào ăn năm món cay nồng ấy thì dẫu có tài giảng thuyết mười hai bộ kinh, chư Thiên mười phương đều chê bai hôi thúi và xa lánh. Ma quỷ nhìn người ăn mấy món đó liền kéo đến liếm môi, liếm mép họ, vì thế nên thường ở chung với ma quỷ. Phước đức của người ăn ngũ tân mỗi ngày một tiêu dần. Bồ tát và thiện thần trong mười phương không đến ủng hộ người ấy”. Vì thế, Kinh Phạm Võng, quyển hạ, Phật dạy: “Là Phật tử thì không được ăn ngũ vị tân, nếu ai cố ý ăn thì phạm khinh cấu tội”.

Loại ngũ vị tân này chẳng những không nên ăn riêng, mà “gia vào trong tất cả các thứ thực phẩm cũng đều không được ăn”. Ảnh: Pixabay

Loại ngũ vị tân này chẳng những không nên ăn riêng, mà “gia vào trong tất cả các thứ thực phẩm cũng đều không được ăn”. Ảnh: Pixabay

Loại ngũ vị tân này chẳng những không nên ăn riêng, mà “gia vào trong tất cả các thứ thực phẩm cũng đều không được ăn”. Trong kinh Lăng Già, Đại Huệ Bồ Tát thỉnh vấn Đức Phật rằng:

 “Thịt và hành, hẹ, tỏi...

 Những thứ rượu buông lung,

 Người tu nên xa lánh,

 Uống ăn sanh buông lung

 Buông lung sanh tà giác,

 Tà giác sanh tham dục,

 Tham dục tâm si mê,

 Si mê sanh ái dục.

 Không thoát khỏi sanh tử,

 Rượu, thịt, hành, hẹ, tỏi,

 Đều là chướng Thánh Đạo.

 Cũng trái tướng Thánh Nhân,

 Thế nên không nên ăn...”.

Trường hợp nào Phật tử được phép ăn hành tỏi

Bài liên quan

Tuy nhiên, theo khoa y học cho biết, ngũ vị tân có chứa nhiều hoạt chất làm tăng sức đề kháng cho cơ thể, được dùng để phòng và trị bệnh. Những nghiên cứu mới nhất của tổ chức sức khỏe thế giới ( WHO) về tỏi và hành có khả năng chữa các thứ bệnh cảm cúm, tim mạch và ung thư… Do vậy, nên vì mục đích ngăn ngừa hay chữa trị bệnh, thì ở một chừng mực nào đó, người Phật tử ăn chay cũng có thể dùng được.

Theo Đại Đường Tây Vực Ký của Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang thì: “Các nhà sư ở Tây Vực, nếu người nào bị bệnh nặng, theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc phải dùng Ngũ vị tân thì tạm được dùng nhưng phải ở riêng một chỗ, biệt lập. Sau khi hết bệnh, phải tắm gội sạch sẽ, thay đổi y phục, mới cho vào ở chung với chúng Tăng.”

Do vậy, nên vì mục đích ngăn ngừa hay chữa trị bệnh, thì ở một chừng mực nào đó, người Phật tử ăn chay cũng có thể dùng được. Ảnh: Pixabay

Do vậy, nên vì mục đích ngăn ngừa hay chữa trị bệnh, thì ở một chừng mực nào đó, người Phật tử ăn chay cũng có thể dùng được. Ảnh: Pixabay

Điều này, người tu theo Mật giáo, chuyên trì chú, thì tuyệt đối không được ăn. Vì ăn những loại này, sự trì chú sẽ không được linh nghiệm. Nhưng đối với những người tu theo Hiển giáo, thì có khác. Vì Hiển giáo không chú trọng vào sự trì chú, nên Phật không có cấm một cách tuyệt đối.

Bài liên quan

Theo lời giải đáp của Hòa thượng Thanh Từ về vấn đề này, qua câu hỏi của một Phật tử, được ghi lại trong bộ băng nhựa giảng giải về 33 vị Tổ Thiền tông Ấn Độ và Trung Hoa, thì Hòa Thượng cho rằng, người Phật tử tu theo Hiển giáo, thì vẫn có thể dùng được những thứ này.

Trong Du Già Luận nói: “Giới cấm dùng ngũ vị tân này là vì muốn thủ hộ thánh giáo mới cấm chế, hoàn toàn thuộc về Giá giới. Vì thế, trong trường hợp có trọng bệnh, nếu y sĩ bảo phải dùng hành, tỏi... mới lành bệnh, thì Đức Phật đặc biệt khai giới cho”.

Kinh Tỳ Ni Mẫu nói: “Đại Trí Xá Lợi Phất, bản thân của Ngài mắc bệnh phong thấp rất nặng. Y sĩ bảo Ngài phải ăn thứ tỏi lớn củ. Tôn Giả đến cầu Phật chỉ dạy.

Phật tử chỉ được dùng ngũ vị tân trong một chừng mực nào đó, để ngăn ngừa trị bệnh mà thôi, chớ không nên dùng thái quá, phản tác dụng mà có hại cho sức khỏe. Tuy nó là một vị thuốc, nhưng nếu sử dụng quá mức, thì cũng dễ gây ra tai hại. Ảnh: Pixabay

Phật tử chỉ được dùng ngũ vị tân trong một chừng mực nào đó, để ngăn ngừa trị bệnh mà thôi, chớ không nên dùng thái quá, phản tác dụng mà có hại cho sức khỏe. Tuy nó là một vị thuốc, nhưng nếu sử dụng quá mức, thì cũng dễ gây ra tai hại. Ảnh: Pixabay

Bài liên quan

Phật dạy rằng: "Vì có bệnh nên được ăn, nhưng tỳ kheo bị bệnh, nếu phải ăn hành tỏi thì không được ở chung trong tăng đoàn, mà phải ở riêng biệt nơi vắng vẻ. Trong lúc ăn hành tỏi không được vào thất Phật, chùa Tăng, cũng không được vào nhà tắm của chúng Tăng tắm gội, không được nằm trên đơn, nệm chiếu của chúng tăng, không được đến nhà vệ sinh công cộng.

Khi lành bệnh rồi, không còn dùng hành, tỏi nữa, phải đợi sáu bảy ngày sau, tắm gội, giặt giũ y áo cho thật sạch, trên thân không còn hôi mùi hành, tỏi, lại phải dùng các thứ hương xông mới được vào trong chúng".

Nói tóm lại, việc kiêng cử Ngũ vị tân, đối với những Phật tử xuất gia hoặc tại gia tu theo Mật tông, thì tuyệt đối họ không bao giờ dùng. Ngược lại, những Phật tử tu theo Hiển giáo, thì không có kiêng cử tuyệt đối. Tuy nhiên, nếu Phật tử nào ăn chay mà gìn giữ kiêng cử không ăn, thì đó cũng là điều rất tốt vậy.

>>Ăn chay có ăn được trứng gà không?

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Thực phẩm ngừa thiếu máu cho người ăn chay

Thuần chay 10:02 15/03/2024

So với các chế độ ăn khác, chế độ ăn chay thuần thực vật có nhiều lợi ích vì chúng chứa ít chất béo, calo và cholesterol, đồng thời có hàm lượng chất xơ, vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa cao. Tuy nhiên, nếu ăn chay không đủ dinh dưỡng sẽ làm tăng nguy cơ thiếu máu.

Ăn chay thế nào tránh mất cơ, thiếu đạm và sắt

Thuần chay 11:31 08/03/2024

Người thường xuyên ăn chay dễ mất cơ, thiếu đạm và sắt. Tôi nên ăn chay thế nào để hạn chế những tình trạng này? (Liên Trịnh, TP HCM).

Những loại hạt và rau lá xanh cung cấp axit béo omega-3 trong bữa ăn chay

Thuần chay 15:00 25/02/2024

Ngoài dùng thực phẩm bổ sung, người ăn chay có thể cung cấp axit béo omega-3 cho cơ thể thông qua hạt lanh, hạt chia, hạt óc chó...

Sẽ có thi món chay tại cuộc thi "Đầu bếp Việt Nam tài năng" lần 10

Thuần chay 15:45 22/02/2024

Ban tổ chức cuộc thi "Đầu bếp Việt Nam tài năng" lần 10 cho biết, đây là một trong những phần thi quan trọng, hứa hẹn mang đến trải nghiệm mới mẻ cho thí sinh, ban giám khảo, người tham dự.

Xem thêm