Thứ sáu, 31/12/2021, 13:30 PM

Ăn chay đúng cách và đúng Pháp

Ăn chay là chế độ dinh dưỡng nhằm bảo tồn sức khỏe, đồng thời cũng là thực hành giáo pháp, giữ gìn giới luật và trưởng dưỡng tâm từ bi bình đẳng hướng tới chúng sinh.

Trong kinh Lăng Già (Lankavatara), đức Phật dạy: "Có thể có một số tín đồ của Ta còn u tối sau khi Ta nhập diệt, không biết được lời dạy và sự dạy của Ta và có thể kết luận sai lầm rằng Ta cho phép họ ăn thịt và rằng chính Ta cũng ăn thịt. Điều này hẳn là sai lầm. Vì làm sao mà những người đang an trú trong tâm từ bi, thực hành lòng từ bi theo con đường Đại thừa lại có thể bảo những người khác ăn thịt thú vật? Không phải chỉ trong quá khứ mà cả trong tương lai và hiện tại, tất cả đệ tử của Ta không nên ăn thịt thú vật. Nếu có ai nói rằng chính Ta đã ăn thịt và cho phép những kẻ khác ăn thịt thì kẻ ấy chắc chắn phải bị sinh vào cõi khổ. Những người thánh thiện từ chối mà không ăn cả đến thức ăn của người bình thường huống chi là ăn thịt! Thức ăn của chư vị ấy là thiền duyệt, là thức ăn chân lý (Dharmàhàra - Pháp thực); Pháp thân của Như Lai được phù trợ bằng thức ăn ấy." 

Thế nào là trai giới?

Theo quan niệm phổ thông của Phật tử Việt Nam, ăn chay là dùng những chất thanh đạm, không ăn cá thịt và các thứ hôi nồng thuộc về loại ngũ tân (hành, hẹ, tỏi, nén, hưng cừ). Chữ Trai dịch từ Phạn âm Ô ba va sa tha (Upavasatha), lại có nghĩa là "thanh tịnh", làm cho thân tâm con người nhẹ nhàng thanh tịnh. 

Nhiều người không hiểu xác đáng ý nghĩa ăn chay, nếu có hỏi duyên do thì trả lời một cách đại khái:  "Tôi ăn chay để luyện cho tính nết thêm điềm đạm, hiền lương". Lại có những lời đồn huyễn bảo: "Ăn chay sẽ khỏi tai nạn bom nguyên tử, hoặc ma vương sắp ra đời, hay sắp tận thế, ai không ăn chay sẽ bị chết hết, không được dự hội Long Hoa". Những truyền thuyết như trên đều không có căn bản, làm cho nhiều người cố tự ép ăn chay một cách gắng gượng, kết cuộc qua một thời gian rồi cũng thôi bỏ. 

Ăn chay là chế độ dinh dưỡng nhằm bảo tồn sức khỏe, đồng thời cũng là thực hành giáo pháp, giữ gìn giới luật và trưởng dưỡng tâm từ bi bình đẳng hướng tới chúng sinh.

Ăn chay là chế độ dinh dưỡng nhằm bảo tồn sức khỏe, đồng thời cũng là thực hành giáo pháp, giữ gìn giới luật và trưởng dưỡng tâm từ bi bình đẳng hướng tới chúng sinh.

Vậy, ăn chay thực sự có ý nghĩa gì?

1. Vì lòng thương xót chúng sinh:

Ðã là loại hữu tình, loài nào cũng biết đau đớn buồn khổ và ham sống sợ chết. Chính mình khi bị vấp ngã hay đứt tay một chút, còn cảm thấy đau đớn, huống chi là cảnh đâm chém, đập giết, thiêu nướng, xẻ thịt, banh da!  Như thế tại sao ta lại nỡ an nhiên vui vẻ, ăn uống trên sự đau khổ vô hạn của chúng sinh?  Chính mình khi sắp bị giết đã khóc thương sợ hãi, hoặc người thân bị giết thì cũng xót xa, oán hận, đau buồn!  Như thế tại sao ta lại nỡ làm cho chúng sinh khác sợ hãi đau thương lúc sắp bị giết, bị chia ly cùng quyến thuộc? Ðức Phật là đấng đại từ bi, nên người con Phật thể theo lòng từ bi đó mà ăn chay, để tránh việc trực tiếp hoặc gián tiếp sát sinh đầy thê thảm ấy.

Trong kinh Lăng Già, đức Thế Tôn bảo Ðại Huệ Bồ Tát rằng: "Những người ăn thịt đoạn hết hạt giống đại từ. Ta xem chúng sinh luân hồi trong sáu nẻo, đời đời làm cha mẹ anh em chồng vợ con cái lẫn nhau. Chúng sinh ăn thịt nhau, toàn là ăn thịt lục thân quyến thuộc của mình. Thế mà loài hữu tình mơ màng không biết, thường sinh lòng giết hại, làm cho nghiệp khổ thêm lớn, khiến nên mãi bị lưu chuyển trong đường sinh tử, không được thoát ly. Kẻ không ăn thịt, sẽ được vô lượng công đức tụ. Nếu tất cả mọi người không ăn thịt, thì không ai giết hại chúng sinh. Do có người ăn thịt tìm hỏi để mua, nên mới có kẻ vì cầu tài lợi giết chúng sinh để bán. Cho nên kẻ ăn thịt cùng người giết chúng sinh để bán thịt, cả hai đều có tội". 

2. Vì tránh ác báo của nghiệp sát:

Bởi tham miếng ngon, nên con người mới tạo nghiệp giết hại. Nhưng vì vô minh che chướng, không rõ thấu lý nhân quả, nên kẻ gây nghiệp sát đâu biết hành vi đó trở lại làm khổ chính mình. Theo lý nhân quả trong kinh, người tạo sát nghiệp, như nặng tất bị đọa vào tam đồ, nhẹ thì phải chịu nhiều bệnh tật, hoặc chết yểu, cùng sự khổ nạn về chiến tranh.

Kinh Niết Bàn nói:"Tội sát sinh có ba bậc:  thượng, trung, hạ. Nghiệp sát bậc hạ, là giết từ loài kiến cho đến tất cả bàng sinh. Người tạo tội này phải bị đọa vào tam đồ, chịu sự khổ về bậc hạ. Tại sao thế? Bởi loài nhỏ dù là con kiến, con muỗi cũng có chút căn lành, nếu giết nó thì phải chịu tội báo. Nghiệp sát bậc trung là giết từ phàm phu trong loài người cho đến bậc A Na Hàm. Người tạo tội nầy phải bị đọa vào địa ngục, ngạ quỉ, bàng sinh, chịu sự khổ về bậc trung. Nghiệp sát bậc thượng là giết từ cha mẹ cho đến bậc A La Hán, Bích Chi Phật. Người tạo tội nầy, phải bị đọa vào đại địa ngục A Tỳ, chịu sự khổ về bậc thượng". 

Những người ăn thịt đoạn hết hạt giống đại từ. Ta xem chúng sinh luân hồi trong sáu nẻo, đời đời làm cha mẹ anh em chồng vợ con cái lẫn nhau. Chúng sinh ăn thịt nhau, toàn là ăn thịt lục thân quyến thuộc của mình.

Những người ăn thịt đoạn hết hạt giống đại từ. Ta xem chúng sinh luân hồi trong sáu nẻo, đời đời làm cha mẹ anh em chồng vợ con cái lẫn nhau. Chúng sinh ăn thịt nhau, toàn là ăn thịt lục thân quyến thuộc của mình.

3. Vì muốn dứt tâm tham nhiễm nơi vị trần:

Trong mười pháp giới, nếu nói tóm tắt, duy có hai nẻo:  phàm và thánh. Phàm phu tâm còn nhiễm ô phiền não, chư thánh tâm hằng sáng sạch lặng trong. Bởi thế cho nên hàng Phật tử muốn vượt phàm lên thánh, thoát nỗi khổ luân hồi, phải bỏ nhiễm về tịnh. Mà muốn được tịnh tâm, phải ngăn ngừa đừng cho sáu căn nhiễm sáu trần. Người nào ăn chay mà cảm thấy khó khăn, đó bởi do còn thích món ăn ngon, nghĩa là thiệt căn còn nhiễm vị trần. Vì thế, muốn dễ được tịnh tâm, người Phật tử nên tập dần từ ăn chay kỳ (tức là một tháng ăn chay 8 đến 10 ngày) tiến dần đến chay trường.

Trong kinh Lăng Nghiêm, đức Phật còn khuyên không nên dùng đồ bằng da, bởi còn thọ dụng một thân phần của chúng sinh tức là còn mắc nợ nó, huống chi là thường ăn thịt? Trong kinh Ương Quật Ma, ngài Văn Thù Bồ Tát thưa: "Bạch Thế Tôn! Phải chăng nhân vì Như Lai tạng, nên chư Phật không ăn thịt?" Ðức Phật bảo: "Này Văn Thù! Tất cả chúng sinh từ vô thủy đến nay sống chết luân hồi từng cùng làm lục thân quyến thuộc, thay đổi vô thường cũng như trò hát. Thân mình và thân loài khác đồng là chất huyết nhục, vì thế nên chư Phật không ăn thịt. Lại nữa, chúng sinh giới tức là ngã giới, thịt loài khác chính là thịt của mình, nên chư Như Lai không ăn thịt. Này Văn Thù! Như con bò tự chết, người chủ dùng da nó làm giày dép đem bố thí kẻ giữ giới. Như bậc giữ giới không thọ tức là pháp Tỳ kheo; nếu thọ trì tuy không phải phá giới, song thiếu tâm từ bi. Cho nên, không thọ dụng thân phần của hữu tình, tức là lần lượt lìa nhân duyên sát sinh vậy". 

Ăn chay – vì lòng thương xót chúng sanh

ội sát sinh có ba bậc: thượng, trung, hạ. Nghiệp sát bậc hạ, là giết từ loài kiến cho đến tất cả bàng sinh. Người tạo tội này phải bị đọa vào tam đồ, chịu sự khổ về bậc hạ.

ội sát sinh có ba bậc: thượng, trung, hạ. Nghiệp sát bậc hạ, là giết từ loài kiến cho đến tất cả bàng sinh. Người tạo tội này phải bị đọa vào tam đồ, chịu sự khổ về bậc hạ.

4. Vì để cho thân tâm nhẹ nhàng, dễ thực hành trên đường tu:

Ăn chay nếu đúng cách thì có lợi cho sức khỏe, và khiến cho thân tâm thanh tĩnh nhẹ nhàng thuận tiện trên đường tu tập. So với khi dùng mặn, ta cảm thấy trong người nặng nề mệt nhọc, chất ăn khó tiêu hơn. Các nhà khoa học Đông Tây đã công nhận lẽ đó. Như ông Sénèque, một triết gia, đã nói: "Mỗi bữa ăn, người ta dùng thịt là tự đầu độc, thành thử con người tự sát ngấm ngầm mà không hay. Do đó loài người bị nhiều bệnh mà chết sớm". Những y khoa bác sĩ trứ danh như các ông: Soteyko, Varia Kiplami cũng phát biểu: "Trong các thứ thịt có nhiều chất độc rất nguy hiểm cho sức khỏe con người". Và bà White, nhà nữ bác học, sau một cuộc thí nghiệm đã tuyên bố: "Các thứ hột, trái cây, đậu và rau cải là những thức ăn mà thiên nhiên đã dành để nuôi chúng ta. Các thức ấy chỉ cần nấu nướng một cách đơn giản, thì ăn vào hợp vệ sinh và rất bổ. Nó làm cho con người thân thể tráng kiện, tinh thần sáng suốt và tránh được rất nhiều bệnh tật!" Chất máu thịt vốn là uế trược, hơn nữa loài thú khi bị giết sinh lòng uất hận, độc khí lưu trữ vào tế bào, hoặc gặp nhằm những con vật mang bệnh, như bệnh lao, bệnh sán..., nếu người ăn vào làm sao khỏi sinh đau yếu?

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thần chú hộ mệnh Angulimala là gì?

Kiến thức 06:10 23/12/2024

Thần chú hộ mệnh của mỗi người chính là lòng từ bi của chính người đó. Nếu ta tu tập tâm từ thì trường năng lượng xung quanh ta chính là trường năng lượng hộ mệnh. Trường năng lượng này sẽ bảo hộ ta tránh được rất nhiều tai ương, hoạn nạn.

Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo

Kiến thức 22:01 22/12/2024

Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.

Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết

Kiến thức 15:00 22/12/2024

Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…

Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn

Kiến thức 10:57 12/12/2024

Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.

Xem thêm