Sự xuất hiện của các vị khách quý, ông Shri Pushpinder Rajput, Chính trị gia Ấn Độ, Thủ tướng Chính phủ Tây Tạng lưu vong (Sikyong), Tiến sĩ Lobsang Sangay; cư sĩ Penpa Tsering Chủ tịch Quốc hội Tây Tạng lưu vong; ông Kargyu Dhondup, đại diện Bộ Công an Tây Tạng, cùng quan khách đến dự lễ Sinh nhật lần thứ 80 của đức Đạt Lai Lạt Ma tại tu viện chính Tsuglag - Khang, tọa lạc tại McLeod Ganj, ngay phía trên thị trấn Dharamsala, miền Bắc Ấn Độ. 06/07/2015
Nhân dịp này, Thủ tướng Chính phủ Tây Tạng lưu vong (Sikyong), Tiến sĩ Lobsang Sangay nhà lãnh đạo dân chủ do nhân dân Tây Tạng bầu, tuyên bố rằng: “Nhân dân Tây Tạng có một nhà lãnh đạo tuyệt hảo hiếm có đó là đức Đạt Lai Lạt Ma, đơn thân củng cố Tây Tạng và không để Tây Tạng bị lãng quên vào lịch sử.
Đức Đạt Lai Lạt Ma, Ngài đã không ngừng mệt mõi để thực hiện ba Cam kết của mình trong cuộc sống: - Phát huy giá trị của con người. – Nâng cao nhận thức, thúc đẩy sự hòa hợp Tôn giáo. – Bảo tồn Văn hóa Tây Tạng. Không vì sự bận tâm của mình để đạt được các mục tiêu này, hàng triệu người trên khắp thế giới ngưỡng mộ và yêu quý Ngài.
Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đi đến 67 quốc gia trên khắp 6 châu lục và đã nhận được hơn 150 giải thưởng, bao gồm giải thưởng Nobel Hòa bình, giải thưởng Trái đất của Liên Hợp Quốc, giải thuởng cao qúy nhất của Hoa kỳ "Congressional Gold Medal Award" và giải thưởng Templeton. Trên khắp thế giới, không phân biệt quốc tịch, chủng tộc hay Tôn giáo, hàng triệu người dân xem đức Đạt Lai Lạt Ma là một ngọn Hải đăng của Hòa bình và Công lý.
Liên quan đến việc cáo buộc sai về Ngài bởi những người theo sự sùng bái Shugden (Dolgyal), Thủ tướng Chính phủ Tây Tạng, Lobsang Sangay tuyên bố rằng: “Đức Đạt Lai Lạt Ma là sự sống và linh hồn của Tây Tạng và vì nhân dân Tây Tạng. Bất chấp những cáo buộc vô căn cứ, bởi giáo phái Shugden (Dolgyal), sự thống nhất và sự hài hòa dưới sự lãnh đạo tuyệt hảo của đức Đạt Lai Lạt Ma chưa từng có từ trước đến nay. Hơn một nghìn năm trước đây, so sánh ở Tây Tạng dưới sự trị vì của ba vị Pháp vương”.
Thủ tướng Chính phủ Tây Tạng, Lobsang Sangay kêu gọi tất cả những người dân Tây Tạng hưởng ứng và làm theo như trên đã nói, đó là phù hợp với mong muốn của đức Đạt Lai Lạt Ma và các nỗ lực không ngừng trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị và hành động dựa trên truyền thống Tây Tạng.
Cư sĩ Penpa Tsering Chủ Tịch Quốc hội Tây Tạng lưu vong nói rằng: “Sự đóng góp và những việc làm cao quý của đức Đạt Lai Lạt Ma dành cho nhân dân Tây Tạng nói riêng và thế giới nói chung.
Thông điệp của Ngài phát triển các giá trị nội lực của con người; Hòa bình và tình thương yêu, trách nhiệm phổ quát, lan tỏa khắp trên toàn thế giới, tất cả vì sự lợi ích chung cho tất cả các tầng lớp xã hội.
Tâm niệm thẳm sâu, chúng ta tỏ lòng tri ân sự miệt mài không biết mệt mõi, tuyệt vời bởi những nỗ lực khác nhau của đức Đạt Lai Lạt Ma cho mục đích đảm bảo các quyền Tự do, Hòa bình, và cùng chung sống cho truyền thống Tôn giáo, Văn hóa, Quản trị, và Chủng tộc Tây Tạng, và ở các khu vực khác, chúng tôi muốn nhắc lại một trăm lần phục vụ của chúng tôi với lời tri ân sâu sắc nhất, lòng biết ơn vô hạn với đức Đạt Lai Lạt Ma”.
Cơ hội này để chúng tôi nhắc lại vị trí của mình rằng: “Chính phủ Trung Quốc cần phải thay đổi Chính sách cứng rắn của mình đối với Tây Tạng và người dân Tây Tạng, với hy vọng rằng một sự thay đổi tích cực, có lợi chung cho cả Tây Tạng và Trung Quốc dựa trên tình hình thực tế và nguyện vọng của nhân dân Tây Tạng”.
Bày tỏ và biết ơn đến Chính phủ và nhân dân Ấn Độ và sự đỡ nhiệt tình của họ. Chủ Tịch Quốc hội Tây Tạng nói: “Ấn Độ đã trở thành quê hương thứ hai của chúng tôi. Cả Chính phủ và nhân dân Ấn Độ đã cung cấp, giúp đỡ cho cộng đồng Tây Tạng, sự lợi ích và tình bạn trên một quy mô rộng khắp”.
Ông Kargyu Dhondup, Đại diện Bộ Công An Tây Tạng (ngồi giữa), cùng Cộng đồng Tây Tạng dự lễ.
Một cô gái trẻ từ Lower TCV, ca một bài hát truyền thống Tây Tạng, kính dâng lên lễ lễ kỷ niệm Sinh nhật lần thứ 80 của đức Đạt Lai Lạt Ma.
Cuối cùng, BTC sinh nhật ôn lại hành trạng của đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, qua cuộc đời và sự nghiệp của Ngài.
Đức Đạt Lai Lạt Ma Pháp danh Jamphel Ngawang Lobsang Yeshe Tenzin Gyatso, nhà lãnh đạo thế quyền và giáo quyền của nhân dân Tây Tạng. Ngài sinh vào hôm thứ bảy ngày 06 tháng 07 năm 1935 (06/06/Ất Hợi), trong một gia đình nông dân, tại ngôi làng nhỏ vùng Takster thuộc miền Đông Nam, tỉnh Amdo, Tây Tạng.
Lúc lên 2 tuổi, Ngài được công nhận là hoá thân của Thubten Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13 và Ngài được đưa về thủ đô Lhasa để chính thức làm lễ tấn phong là Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14.
Năm lên 6 tuổi. Ngài được đưa vào các Tu viện Phật giáo chuyên đào tạo các vị Lạt Ma tại thủ đô Lhasa. Ngài nhập chúng ở tu viện Jokhang để thế phát xuất gia, đắp y Ca sa như một Sadi và bắt đầu hành sự tu tập với pháp danh là Jamphel Ngawang Lobsang Yeshe Tenzin Gyatso, nói gọn là Tenzin Gyatso.
Ngày 22 tháng 02 năm 1940 (15/01/Canh Thìn) tại Thủ đô Lhasa, Tây Tạng, đức Đạt Lai Lạt Ma được chính thức tấn phong tước vị là nhà lãnh đạo tôn giáo cho sáu triệu người Tây Tạng và cũng trong năm này, buổi lễ trang trọng chính thức công nhận vị Lạt Ma thứ 14 được tổ chức tại cung điện Potala.
Năm 24 tuổi, Ngài đã tham dự kỳ thi đầu tiên tại các đại học Phật giáo Drepung, Sera và Ganden.
Ngày 17 tháng 11 năm 1950 (08/10/Canh Dần), đức Đạt-lại Lạt-ma 14 đã khoác lên mình một trọng trách là người lãnh đạo thế quyền của người dân Tây Tạng (head of the State and Government) sau khi có khoảng 80.000 quân lính của Trung Quốc tấn công vào Tây Tạng.
Năm 1954 (Giáp Ngọ), Ngài đã đến Bắc Kinh để thương thuyết hòa bình với Chủ tịch Mao Trạch Đông và những nhà lãnh đạo Trung Hoa khác, gồm Chu Ân Lai và Đặng Tiểu Bình. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán trong chuyến đi này không mang lại kết quả, cuối cùng Ngài đã quyết định muốn cứu vãn cho Tây Tạng, đành phải ra nước ngoài.
Lúc 25 tuổi, vào tháng 03 năm 1959, kỳ thi cuối cùng được tổ chức tại Jokhang, thủ đô Lhasa, Tây Tạng trước mặt khoảng 20.000 học giả, đức Đạt Lai Lạt Ma đã đậu kỳ thi cuối cùng để được phong chức Geshe (Tiến sĩ Triết học Phật giáo). Các môn học mà Ngài phải thông suốt như Luận lý học (Logic), Văn hóa và Nghệ thuật Tây Tạng (Culture & Tibetan Art), Phạn ngữ (Sanskrit), Y học (Medicine), Triết học Phật giáo (Buddhist philosophy). Riêng môn Triết học này gồm có làm năm phần là Bát nhã (Prajnaparamita), Trung quán luận (Madhyamika), Giới luật (Vinaya), Luận A Tỳ Đạt Ma (Abidharma) và Nhân minh luận (Pramana) và các môn học phụ khác là: Biện luận (dialetics), Thơ ca (poetry), Âm nhạc (music), Kịch nghệ (drama), Thiên văn (astrology), Văn phạm (metre and phraseing ), vv… tức là vị tiến sĩ phải học qua các học thuật và giáo lý của cả nội và ngoại điển.
Thời gian Ngài đã nỗ lực để mang lại giải pháp hòa bình cho nhân dân Tây Tạng. Lúc bấy giờ, tại miền đông Tây Tạng đã diễn ra cuộc kháng cự mạnh mẽ của nhân dân Tây Tạng để chống lại sự đàn áp của Trung Quốc. Sự kháng cự này đã lan ra trên nhiều tỉnh thành của Tây Tạng.
Ngày 17 tháng 03 năm 1959 (09/02/Kỷ Hợi), một cuộc biểu tình lớn nhất trong lịch sử Tây Tạng tại Thủ đô Lhasa để kêu gọi binh lính Trung Quốc phải rút khỏi Tây Tạng và tái xác định rằng Tây Tạng là một Quốc gia Độc lập.
Cuộc biểu tình ôn hòa này đã bị quân đội Trung Quốc trấn áp quyết liệt. Trong lúc biểu tình ôn hòa bùng phát mạnh, đã có khoảng 200.000 đến 1 triệu người Tây Tạng chết và khoảng 6 nghìn chùa chiền bị phá hủy tại đất nước này.
Để tìm con đường giải phóng nỗi khổ đau ấy, và hoàn cảnh đất nước không thuận lợi, Ngài sang tỵ nạn tại thành phố cao nguyên Dharamsala, một ngọn đồi phía Bắc Ấn Độ, thuộc bang Himachal Pradesh. Ngài thành lập Chính quyền lưu vong Tây Tạng với hơn 80.000 người dân Tây Tạng đang lưu lạc cùng về đây sinh sống lập nghiệp.
Những thập niên 50, Mao Trạch Đông, lãnh đạo Cộng sản Trung Quốc xua quân vào Tây Tạng giết sư, đốt chùa và gây ra hằng hà sa số tội ác với một dân tộc Tây Tạng hiền lành chịu đựng. Sau khi đức Đạt Lai Lạt Ma từ giã quê hương Tây Tạng, lên đường tỵ nạn sang Ấn Độ. Bấy giờ Cộng sản Trung Quốc như con hổ đói, họ dùng mọi cách để tuy lùng đức Đạt Lai Lạt Ma. Thời gian này trên thế giới ít người biết và để ý đến tình hình xảy ra ở Tây Tạng, và cũng chẳng ai biết gì về một Thanh niên Tăng với nụ cười nhân hậu, với tâm thanh thản đang dìu dắt dân tộc mình lánh nạn trước thái độ hung tợn của Cộng sản Trung Quốc, trước mũi súng tàn bạo của Mao Trạch Đông.
Tin tức về tình hình bi đát từ Tây Tạng chẳng được loan truyền, lại bị Trung Quốc cô lập thông tin toàn diện, nên thế giới chẳng ai biết đến mà quan tâm. Đoàn người tỵ nạn vì vậy thiếu thốn cơ cực đủ điều, tình hình lúc bấy giờ thật nghiệt ngã.
Các lĩnh vực nông nghiệp, kinh tế, văn hóa, an ninh xã hội, y tế, giáo dục, vv… đã dần dần được tái hoạt động tại Ấn Độ. Các trẻ em Tây Tạng được đi học và một Trường đại học Tây Tạng được thành lập tại Ấn Độ. Có hơn 20,000 chư tăng ni và 200 tu viện Tây Tạng được xây dựng để duy trì và bảo vệ truyền thống văn hóa và tôn giáo Tây Tạng.
Từ đó Dharamsala, cao nguyên sương mù thầm lặng đã trở thành một đất nước Tây Tạng thu nhỏ, một “Tiểu Lhasa” nhộn nhịp.
Sau khi đức Đạt Lai Lạt Ma và dân Tây Tạng ổn định, Ngài đã đem hết sức mình để phát huy ánh sáng Từ bi Trí tuệ, hoằng dương Chính pháp. Không giống các vị Lạt Ma tiền nhiệm của mình, đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 đã đi hơn 62 nước trên sáu lục địa. Ngài đã tiếp kiến được nhiều Tổng thống, Thủ tướng và các nhân vật cao cấp trong nhiều đất nước. Ngài đã trao đổi với các nhà khoa học và các vị lãnh đạo Tôn giáo cũng như xã hội ở Tây Úc, Bắc Mỹ, Liên Xô và Á Châu. Trong những chuyến du hành ở các nước ngoài, ngài đã mạnh mẽ vận động sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau giữa các tôn giáo. Ngài đã tham dự vô số những buổi hội nghị liên tôn, chia sẻ thông điệp về bổn phận toàn cầu, tình yêu và lòng từ bi. Ngày 05/10/1989 (06/09/Kỷ Tỵ), Ngài được trao tặng giải thưởng Nobel hoà bình.
Từ lúc từ giã quê hương (1959) đến nay, Ngài là tác giả của 72 cuốn sách. Nhận được 137 giải thưởng và văn bằng Tiến Sĩ Danh Dự. Hương đức hạnh của Ngài như vị Bồ tát tại thế, một sứ giả hòa bình, một bậc Đạo sư vĩ đại rạng ngời như ánh Nhật Nguyệt tỏa chiếu muôn phương. Tuy nhiên, lúc nào Ngài cũng bày tỏ sự khiêm cung, thân thiện, giản dị của một Tăng sĩ Phật giáo. Ngài thường nói: “Tôi chỉ là một Tăng sĩ bình thường”.
Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 là một hóa thân Bồ tát, một người đã suốt đời hy sinh thân mạng mình để mang lại an lạc và hạnh phúc cho con người. Ngài đã xuất hiện như một định mệnh để thừa kế dòng tái sinh huyền bí của trường phái Cách lỗ (Gelugpa) Mũ Vàng.
Ngài đã giữ tước vị đức Đạt Lai Lạt Ma, Nguyên thủ quốc gia Tây Tạng, trong một giai đoạn bấp bênh nhất trong lịch sử Tây Tạng.
Hiện nay, vẫn trong thân phận người tỵ nạn lưu vong, tuy nhiên, Ngài rất lạc quan và hạnh phúc trong sứ mạng đem ánh sáng Từ bi Trí tuệ của Phật pháp, đem Tự do, Công bằng và Hạnh phúc cho con người và thế giới.
Những cống hiến của Ngài chẳng những cho riêng Tây Tạng mà cho cả thế giới và ngày càng có nhiều nơi khắp năm châu bốn biển biết đến Ngài. Do đó, chúng ta thấy Ngài là một trong những người được kính tặng nhiều huy chương và văn bằng danh dự nhất (137 tấm từ năm 1957 đến năm 2011). Văn bằng như là những biểu tượng của những thành quả hoa trái mà Ngài đã cống hiến trong việc xây dựng con người và xã hội. Nhìn vào những thành quả mà Ngài đạt được, chúng ta rất kính nễ và vui mừng. Đây là niềm hãnh diện vô cùng cho tăng sĩ Phật giáo Tây Tạng nói riêng và Phật giáo trên thế giới nói chung.
Thích Vân Phong (Tin từ VP Chính phủ Tây Tạng lưu vong)