Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 13/03/2018, 18:15 PM

Ấn Độ: Tọa đàm về Trí tuệ và Cuộc sống lần thứ 33 tại Dharamshala

Đức Đạt Lai Lạt Ma, Chủ tịch Danh dự Hội đồng Quản trị Học viện Trí Tuệ và Cuộc Sống (Mind and Life Institute - MLI), vừa tổ chức buổi tọa đàm lần thứ 33 tại ngôi tự viện của Ngài Tsuglagkhang, Dharamshala, Ấn Độ vào ngày 12/03/2018.

Hơn 200 nhà khoa học, các chuyên gia giáo dục, các học giả Phật giáo và các triết gia nhiều ngành đến từ nhiều quốc gia khác nhau cùng tham dự Tọa đàm.

Trong năm ngày tiếp theo, nhóm trí thức được dẫn dắt bởi Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ tập trung vào giáo dục dưới ánh sáng Đạo đức Trí tuệ của Ngài, và cam kết sâu sắc đối với các sáng kiến giáo dục đạo đức thế tục. Nhóm sẽ khám phá các mô hình giáo dục để đào tạo thế hệ trẻ là công dân từ bi, chăm sóc và cam kết công ích phúc lợi từ thiện xã hội.
 
Người phụ trách Văn phòng của Đức Đạt Lai Lạt Ma cho biết: “Chương trình buổi Tọa đàm về Trí tuệ và Cuộc sống lần thứ 33 tại Dharamshala, Ấn Độ sẽ tập trung vào việc giáo dục tình cảm xã hội, và cách huấn luyện, đào tạo giáo dục đạo đức tâm linh hoàn toàn cụ thể hóa phù hợp các khuôn khổ giáo dục hiện nay”.

Trong buổi khai mạc, Đức Đạt Lai Lạt Ma phát biểu với hai mục đích chính là đối thoại với các nhà khoa học: Thứ nhất, Ngài chia sẻ về việc khai tâm mở trí; thứ hai để giúp quảng bá các giá trị nội tại của tình yêu thương, từ bi, tha thứ thông qua nhận thức khoa học.

Đức Đạt Lai Lạt Ma chia sẻ, sự tiến bộ của khoa học và công nghệ, sự đau khổ của con người và sự khủng hoảng tinh thần ngày càng gia tăng: Ngay phút giây này, khi chúng ta đang hưởng thụ an lạc và thoải mái, một nơi khác trên cùng một hành tinh, cùng một người ở Syria, Yemen và các quốc gia châu Phi đang bị giết. Đó là thế giới ngày nay. Chúng ta không thể bỏ qua điều này. Chúng ta không thể thờ ơ vô cảm. Chúng ta không thể không giải quyết những vấn đề này ngay lập tức, nhưng nếu chúng ta nỗ lực bây giờ, tôi nghĩ rằng phần sau của thế kỷ 21 có thể sẽ tốt hơn.
 
 
Giờ đây, hơn bao giờ hết, chúng ta cần có ý thức quan tâm đến sự an toàn, và từ bi tâm của người khác dựa trên ý thức thống nhất 7 tỷ người. Một khuôn khổ đạo đức học bao gồm cả người có tín ngưỡng và không tín ngưỡng tôn giáo”.

Vị lãnh đạo tinh thần Tây Tạng nhắc lại lập trường thế tục của mình để giải quyết các vấn đề của con người: “Chúng ta cần phải trau dồi các giá trị nội tại thông qua sự hiểu biết khoa học và khuôn khổ thế tục. Khoa học nên có khả năng quảng bá những phẩm chất như sự ấm áp bởi từ bi tâm như là một vấn đề sức khỏe thể chất và tinh thần”.

Nắm tay người Cư sĩ Phật tử tri kỷ lâu năm của mình, nhà thần kinh học, Tiến sĩ Richard Davidson, Đức Đạt Lai Lạt Ma khẳng định cam kết của mình để phục vụ nhân loại khi nào mà sự đau khổ của con người vẫn còn. Đức Đạt Lai Lạt Ma nguyện rằng: “Khi thế giới vũ trụ vẫn còn, chúng sinh vẫn hiện hữu, tôi xin nguyện cùng thế giới nhân loại, cùng chia sẻ những nổi khổ niềm đau, xua tan vô minh phiền não nghiệp chướng của nhân thế”.

Tiến sĩ Richard Davidson, một nhà thần kinh học nổi tiếng thế giới và là thành viên Hội đồng Cố vấn Khoa học của Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia Hoa Kỳ, Giáo sư Đại học Wisconsin-Madison, Đại học Madison, trong thuyết trình, ông cho biết: MLI đã được làm giàu sâu sắc và đi tiên phong trong các buổi tọa đàm do Đức Đạt Lai Lạt Ma đề xướng từ cuối những thập niên 1980 của thế kỷ 20; về giáo dục thế tục, áp dụng trí tuệ khoa học vào các vấn đề ngày nay, và khám phá các truyền thống chiêm niệm để trao dồi những phẩm chất đạo đức của tâm như là phương dược giải độc cho những cảm xúc phá hoại.
 
“Đó là thức thứ 8 (A lại da thức) và cuộc sống ở Dharamshala, khi Đức Đạt Lai Lạt Ma nhấn mạnh đến các nhà khoa học và nói rằng chúng ta nên bắt đầu điều tra khả năng thực hành các truyền thống chiêm niệm có thể giúp tu luyện những phẩm chất đạo đức của tâm như một phương dược giải độc cho cảm xúc phá hoại. Nếu chúng ta thấy rằng phẩm chất đạo đức của tâm chúng ta có giá trị, chúng ta nên thực hành để phổ biến rộng rãi chúng. Tiến sĩ Richard Davidson nói rằng khoảnh khắc đó là một khoảnh khắc quan trọng cho Trí tuệ và Cuộc sống trong việc giúp xúc tiến một thế hệ mới các nhà khoa học theo đuổi nguyện vọng đó”.

Tiến sĩ Susan Bauer-Wu, Chủ tịch MLI nói: “Tôi thành kính tri ân Đức Đạt Lai Lạt Ma vì sự cống hiến của Ngài cho MLI, là một nhà khoa học cần cù, trở thành nhà lãnh đạo đạo đức thế tục và mang từ bi tâm trên khắp thế giới. Hơn 26 năm qua, chúng tôi đã được bắt nhịp cầu nối nghiên cứu ứng dụng thực tế, mục tiêu cuối cùng của chúng tôi là giảm bớt những nổi khổ niềm đau và thúc đẩy sự phát triển tích cực trong cuộc sống của con người.
 
“Sự cam kết của Đức Đạt Lai Lạt Ma tuyệt vời đối với đạo đức thế tục và giáo dục thanh thiếu niên, chúng tôi sẽ nghiên cứu sâu sắc về cách chúng ta có thể chuẩn bị thê hệ trẻ ngày nay cho vai trò của họ trong thế giới thay đổi nhanh chóng… Ở đây chúng tôi sẽ thảo luận các mô hình giáo dục mới được thiết kế để trang bị cho sinh viên với khả năng gây chú ý, sự thấu cảm, tình yêu thương, từ bi và tha thứ”.

Buổi họp mặt hôm nay sẽ thảo luận về “Con người Sớm Phát triển và Học tập Cảm xúc Xã hội”. Người thuyết trình đề tài này là Tiến sĩ Richard Davidson, một nhà thần kinh học nổi tiếng thế giới và là thành viên Hội đồng Cố vấn Khoa học của Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia Hoa Kỳ, Giáo sư Đại học Wisconsin-Madison, Đại học Madison.

Đây là buổi Tọa đàm Trí Tuệ và Cuộc Sống lần thứ 33 được tổ chức bởi Viện MLI tại Dharamshala. MLI là tổ chức phi lợi nhuận, nhằm mục đích xây dựng sự hiểu biết khoa học về tâm thức để giúp giảm những nổi khổ niềm đau, thúc đẩy sự lành mạnh trong cuộc sống.

Vân Tuyền (Theo: Central Tibetan Administration) 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Rải tiền công đức bằng cần cẩu ở một ngôi chùa tại Thái Lan

Quốc tế 09:45 21/11/2024

Lễ cúng dường Kathin Samakkhi tại chùa Wat Derm Bang, tỉnh Suphanburi có hoạt động rải tiền công đức từ trên cần cẩu.

Khám phá ngôi chùa nổi tiếng nhất thế giới nơi Đức Phật giác ngộ

Quốc tế 08:45 16/11/2024

Chùa Mahabodhi (Đại Giác Ngộ) là một bảo tháp Phật giáo ở Bodh Gaya, Ấn Độ, được biết đến là một trong những Phật tích quan trọng nhất của lịch sử Phật giáo thế giới. Theo UNESCO, ngôi đền hiện tại có công trình kiến ​​trúc sớm nhất và hoành tráng nhất được xây dựng hoàn toàn bằng gạch vào khoảng thế kỷ thứ 7.

Nghi lễ Xaybath - Lễ cúng dường lớn nhất của người dân Lào

Quốc tế 16:00 15/11/2024

Đây là cơ hội cho người dân Lào tích lũy công đức bằng cách cho đi không vị kỷ. Với việc tham gia vào nghi lễ Xaybath, người dân bày tỏ lòng thành kính đối với Phật giáo và cầu mong phước lành.

Bhutan khởi động “thành phố chánh niệm” gần biên giới Ấn

Quốc tế 09:40 13/11/2024

Thành phố chánh niệm Gelephu của Bhutan khuyến khích mọi người đi bộ và đi xe đạp, thúc đẩy giáo dục chánh niệm cùng nhiều trung tâm chăm sóc sức khỏe và thể chất, du lịch sinh thái...

Xem thêm