Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 15/10/2024, 13:30 PM

An vui của người niệm Phật không có gì sánh được

Nếu bạn nói: “Tôi niệm Phật được nhiều năm đến nay, niệm rất khổ sở, không có một chút an vui nào”, đó là do nguyên nhân gì?

Bạn chân thật tu học tương ưng, như pháp thì bạn nhất định được pháp hỉ sung mãn, đời sống của bạn chân thật được an vui, chân thật “lìa khổ được vui”.

Các vị phải ghi nhớ, sự an vui này không phải nói bạn được tiền của, cũng không phải nói bạn được công danh phú quý, mà sự an vui có được này cùng với công danh phú quý, tiền của không có liên quan.

Nếu bạn không tin tưởng, bạn có thể đi hỏi thử những người có địa vị rất cao, những người có nhiều tiền của, xem họ có an vui không? Họ không vui, họ không dám đi trên phố một mình vì sợ người ta ám sát. Ngày ngày đề cao cảnh giác, sống trong sự lo sợ thì làm gì vui chứ? Ra cửa phải có vệ sĩ bảo vệ, bạn nói xem có đáng thương hay không?

Họ làm gì được như người nghèo không có thứ gì, muốn đi đâu thì đi, rất tự tại, ai cũng không sợ, với ai cũng đều hoan hỉ. Cho nên, an vui không có quan hệ gì với những thứ này.

Sự an vui chân thật là pháp lạc. Thông hiểu đối với chân tướng của vũ trụ nhân sanh, đó mới là thật an vui. Khởi tâm động niệm, lời nói, việc làm đều có thể tương ưng với đạo lý, tương ưng với chân tướng sự thật, vậy làm sao mà không an vui?

Người niệm Phật A Di Đà được 10 lợi ích tuyệt vời

48418002_372729620203914_5352105540937842688_n

Ý hòa đồng duyệt, mỗi người chúng ta đều y theo phương pháp lý luận cảnh giới của Kinh Vô Lượng Thọ để tu học, đều học tập Phật A Di Đà thì thật an vui.

Thế xuất thế gian không có bất cứ thứ an vui nào có thể so sánh được với an vui của người niệm Phật. Tu học bất cứ pháp môn nào cũng không thể sánh được với sự an vui của pháp môn niệm Phật.

Nếu bạn nói: “Tôi niệm Phật được nhiều năm đến nay, niệm rất khổ sở, không có một chút an vui nào”, đó là do nguyên nhân gì? Vì bạn vẫn chưa vào được cửa, bạn niệm không được tương ưng; ngày ngày đọc Kinh, nhưng đạo lý trong Kinh nói bạn không hiểu, không rõ ràng, không tường tận, không thể đem những đạo lý này dùng ngay trong cuộc sống của chính mình. Có học mà không thể dùng thì cái khổ của bạn không thể lìa khỏi.

Nếu như bạn có thể đem những gì đã học đều áp dụng ngay trong cuộc sống thường ngày, từng li từng tí đều có thể tương ưng với cảnh giới phương pháp lý luận của Kinh điển, thì làm gì có chuyện không an vui?

Tây Phương gọi là Thế giới Cực Lạc, tuy hiện tại chúng ta chưa đến, nhưng không khí của Thế giới Cực Lạc, sự an vui của Thế giới Cực Lạc chúng ta có rồi, hiện tại liền có thể có được. Hiện tại có thể có được thì gọi là hoa báo, chứng thật quả báo thù thắng.

Trích trong: Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh Giảng Ký tập 25.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý

Kiến thức 17:05 22/11/2024

Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Tâm là gì?

Kiến thức 09:16 22/11/2024

Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.

Xem thêm