Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 24/02/2020, 11:00 AM

Áo nâu bên cửa thiền

Từ xưa đến nay, trong chốn thiền môn, các bậc Trưởng lão cao Tăng luôn là tấm gương sáng, được hàng hậu học xem như mặt trời đúng ngọ, phát tâm lễ bái, tham vấn tầm cầu để căn lành tăng trưởng, nghiệp xấu tiêu trừ, tham lễ các bậc cao minh, để tiến tu, bỏ ác làm lành, tự tha lưỡng lợi.

 > Cuộc đời bậc chân tu - Đức Pháp chủ Thích Phổ Tuệ qua một góc nhìn

Từ xưa đến nay, trong chốn thiền môn, các bậc Trưởng lão cao Tăng luôn là tấm gương sáng, được hàng hậu học xem như mặt trời đúng ngọ, phát tâm lễ bái, tham vấn tầm cầu để căn lành tăng trưởng, nghiệp xấu tiêu trừ, tham lễ các bậc cao minh, để tiến tu, bỏ ác làm lành, tự tha lưỡng lợi. Quả thật, ở đâu có dấu chân của các Ngài, thì ở đó Phật pháp được hưng long, thiền môn hưng thịnh.

Những ngày đầu Xuân, chúng con có dịp trở về các chốn Tổ thiền quy để chiêm bái, đảnh lễ Phật Tổ. Trong hành trình ấy, chúng con may mắn được đảnh lễ, diện kiến đức Đệ tam Pháp chủ GHPGVN, được lắng nghe những lời sách tấn rất mộc mạc, chân phương nhưng vô cùng quý giá của Ngài. Như một ngôi sao sáng trên bầu trời đêm bất diệt, cuộc đời Ngài hơn hết còn là tấm gương cho hàng hậu học chúng con theo đuổi lý tưởng thiêng liêng của người xuất sĩ.

Đức Đệ tam Pháp chủ GHPGVN: Hòa Thượng Thích Phổ Tuệ

Đức Đệ tam Pháp chủ GHPGVN: Hòa Thượng Thích Phổ Tuệ

Hòa thượng dạy: “Khi tôi năm tuổi, trốn cha bỏ mẹ, từ anh chị em, xuất gia tìm Thầy học đạo. Đã không dám mưu cầu thành Phật thành Tổ, chỉ biết rằng, làm sao vào được cửa chùa là mãn nguyện. Mình nghiệp dày phước mỏng, thiện căn ít ỏi, tư chất ám độn, chỉ mong dù cày sâu cuốc bẫm, gánh nước quét nhà, thỉnh chuông gõ mõ, dọn nhà vệ sinh, thông cống rãnh... Việc gì của nhà Phật mà không công đức, hơn hẳn thế gian tầm thường, nguyện không chán ngán! Việc nhà chùa tuy giống thế gian, nhưng tinh thần, ý nghĩa thì khác nhau như trời với đất.

HT. Thích Phổ Tuệ, lão nông tăng trong ngôi cổ tự

Vì thế, làm gì, học gì, gian khổ khó khăn, thị phi, đơn độc gì chăng nữa cũng không sờn chí, nhất tâm cố gắng làm thật xuất sắc. Ngót 100 năm đã trải qua, thành nếp. Nay tạm rút ra bài học là, tu hành thật thà là tự tâm vui vẻ thoải mái, quen thuộc gắn bó, không muốn xa rời với kinh sách, chuông mõ, với tụng kinh niệm Phật, với chấp tác, với khổ ải, với cô quạnh, với cơm hẩm canh suông... gọi là chèo thuyền ngược dòng, đi ngược dòng đời. Quả thật, chỉ có thế, không có gì là phức tạp hay bí mật”.

Trong tâm tưởng chúng con, quý Ngài luôn là bậc mô phạm, vừa đạo cao đức trọng, vừa cương nghị rắn rỏi, lại mát mẻ hiền từ như cây tùng cây bách vạn niên.

Trong tâm tưởng chúng con, quý Ngài luôn là bậc mô phạm, vừa đạo cao đức trọng, vừa cương nghị rắn rỏi, lại mát mẻ hiền từ như cây tùng cây bách vạn niên.

Hơn một lần được về đảnh lễ quý Ngài, nhưng mỗi lần về, lại mang đến cảm xúc khác nhau toát ra từ cuộc đời của những bậc chân tu thật học. Thật hữu duyên cho những ai được một lần đặt chân đến ngôi chùa Giáng, Phú Xuyên, Hà Nội (ngôi chùa Hòa thượng tu học), mới có thể thật sự cảm nhận được sự bình yên, tĩnh mặc toát ra từ một con người phạm hạnh. Bởi xưa kia, cuộc sống quá khó khăn khốn khổ không thể nói hết, nhưng đến nay điều kiện sinh hoạt đã đổi thay. Vậy mà, Ngài vẫn như xưa, tuyệt nhiên không hề thay đổi. Nề nếp của các bậc cổ đức luôn được Ngài kế thừa và gìn giữ.

Trong tâm tưởng chúng con, quý Ngài luôn là bậc mô phạm, vừa đạo cao đức trọng, vừa cương nghị rắn rỏi, lại mát mẻ hiền từ như cây tùng cây bách vạn niên. Nét thiền sâu lắng mà thanh thoát, nhẹ nhàng của chư vị như soi rọi tận tâm can những người sơ cơ học đạo, khiến chúng con dù chỉ nghe danh hay mỗi lần có diễm phúc đến gần, đều cảm nhận một vùng năng lượng bình yên và mát mẻ.

Bài học từ thân giáo nơi quý Ngài là một phương thức quan trọng trong ba phương thức giáo dục của nhà Phật: thân giáo, khẩu giáo và ý giáo

Bài học từ thân giáo nơi quý Ngài là một phương thức quan trọng trong ba phương thức giáo dục của nhà Phật: thân giáo, khẩu giáo và ý giáo

Đức Pháp chủ Thích Phổ Tuệ: Vị Thánh Tăng của thời đại

Hình ảnh những vị cao Tăng thạc đức như đức Pháp chủ, cố HT. Đệ nhất Pháp chủ GHPGVN Thích Đức Nhuận, cố HT. Thích Thanh Bích (Tổ Hội), HT. Thích Thanh Từ (Ôn Trúc Lâm), HT. Thích Nhất Hạnh (Ôn Làng Mai)… đã thầm lặng đi vào tâm thức chúng con không phải bằng địa vị, cũng không phải bằng danh tiếng lẫy lừng, mà đơn giản là những lời nói từ hòa, những bước chân thảnh thơi, những cử chỉ nhẹ nhàng đẹp như một bài thơ thiền “vô ngôn hữu ý”.

Bài học từ thân giáo nơi quý Ngài là một phương thức quan trọng trong ba phương thức giáo dục của nhà Phật: thân giáo, khẩu giáo và ý giáo. Bởi dù người dạy có ý tưởng hay, lời nói đẹp mà thân hành không trang nghiêm, lời nói không đi đôi với việc làm thì làm sao tạo ra sức thuyết phục và chuyển hóa hội chúng. Do vậy, thân giáo là chuẩn mực, là quy phạm để chúng ta tự nhìn lại chính mình. Vì thật khó có thể dạy người phải làm như thế này, không nên làm như thế kia, khuyên răn người đừng phạm lỗi lầm v.v... trong khi chúng ta vẫn còn nhiều lầm lỗi. Nếu thân mà không nghiêm, việc làm không chánh trực thì chắc chắn dù nói lời hay, ý đẹp, đều không có giá trị giáo dục, chuyển hóa người khác.

Từ xưa đến nay, trong chốn thiền môn, các bậc Trưởng lão cao Tăng luôn là tấm gương sáng, được hàng hậu học xem như mặt trời đúng ngọ, phát tâm lễ bái, tham vấn tầm cầu để căn lành tăng trưởng, nghiệp xấu tiêu trừ, tham lễ các bậc cao minh, để tiến tu, bỏ ác làm lành, tự tha lưỡng lợi.

Từ xưa đến nay, trong chốn thiền môn, các bậc Trưởng lão cao Tăng luôn là tấm gương sáng, được hàng hậu học xem như mặt trời đúng ngọ, phát tâm lễ bái, tham vấn tầm cầu để căn lành tăng trưởng, nghiệp xấu tiêu trừ, tham lễ các bậc cao minh, để tiến tu, bỏ ác làm lành, tự tha lưỡng lợi.

Và trên bước đường tu học, mỗi khi gặp chướng duyên, chúng con luôn nhớ nghĩ về hình ảnh của đức Hòa thượng, và chiêm nghiệm những bài học về thân giáo của quý Ngài. Cuộc đời giản dị ấy mãi là những bài pháp vô ngôn tuyệt vời nhất, và mãi là hành trang mang theo trong suốt hành trình của những người khất sĩ.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Bậc Thầy mô phạm

Chân dung từ bi 14:50 25/03/2024

Giản dị nhưng sâu lắng, nghiêm nghị mà từ bi, nhẹ nhàng nhưng vững chãi, uy hùng mà bao dung. Mỗi lời nói của khẩu đều là Pháp ngữ, mỗi động tĩnh của thân đều là Phật hạnh. Tùy duyên nhậm vận, trọn đời thuyết pháp cứu độ quần sinh, hòa quang đồng trần, thuận theo nhân tâm mà hành Phật sự.

“Làm đến Hòa thượng mà tôi nhận thấy còn thua hồi nhỏ”

Chân dung từ bi 10:15 11/03/2024

Có lúc giữa chúng đông, tôi thường nói, bây giờ làm đến Hoà thượng mà tôi nhận thấy còn thua hồi nhỏ. Ai nấy đều ngạc nhiên!

Cuộc đời và đạo nghiệp của Đệ Tam Tổ Huyền Quang

Chân dung từ bi 16:00 02/03/2024

Thiền sư Huyền Quang玄光 (1254-1334), thế danh là Lý Đạo Tái[1] 李道載, quê ở hương Vạn Tải, lộ Bắc Giang Hạ (khoảng những năm niên hiệu Hồng Đức 1470-1497 đời Lê Thánh Tông đổi tên thành xã Vạn Tư, huyện Gia Định; nay thuộc xã Thái Bảo, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh).

Thiền sư Vạn Hạnh - Hình tượng ngàn năm

Chân dung từ bi 11:20 06/02/2024

Ngài họ Nguyễn, tên thật và năm sanh chưa thấy tài liệu nào ghi nhận. Ngài viên tịch vào năm 1018. Về sau, khi tham khảo sách Thi văn Lý - Trần, NXB Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, có ghi tên thật của ngài là Nguyễn Văn Hạnh, người ở châu Cổ Pháp, làng Dịch Bảng thuộc tỉnh Bắc Ninh.

Xem thêm