Ba biểu hiện này chứng tỏ quả báo xấu đã đến
Ngồi chiêm nghiệm tất cả điều mà Đức Thế Tôn chỉ dạy - tất cả đều xuất phát tự sự tự nhiên.
Đức Phật dạy và khuyên chúng ta nên làm các việc thiện như bố thí, cúng dường, từ thiện, làm các việc giúp người, giúp đời. Ở đây Ngài không có ý là ép chúng ta phải làm chuyện đó. Nhưng đối với một người có hiểu biết thì họ tự cảm thấy họ mang ơn vũ trụ này, không khí này, mọi người xung quanh cho đến những người thân trong gia đình, rồi đến những con vật, cỏ cây hoa lá, v.v rất nhiều nên phát tâm làm, huống hồ là người học Phật thì sự hiểu biết đó phải sâu sắc hơn.
Ví dụ nếu không có các cô chú nông nhân thì lấy đâu ra những hạt gạo ta ăn; làm chủ công ty nhưng nếu không có những nhân sự hết lòng vì mình thì lấy đâu ra sự phát triển; để có cái nhà cho chúng ta ở đâu phải bỏ tiền là có nếu không có những người lao động vất vả để làm nên những cục gạch, cây sắt, v.v.
Càng hiểu sâu sắc thì chúng ta sẽ không còn tâm tính toán, hẹp hòi nữa và thay vào đó là tâm muốn giúp đỡ, phục vụ, cống hiến cho tha nhân, lúc này không còn suy nghĩ là làm thiện để kiếm phước mà làm thiện để trả ơn tình mà mọi người đã cho chúng ta.
Nhưng nhân quả rất công bằng “lòng không ích kỷ phước như sóng biển không cạn.” Cho nên chúng ta giàu có là do sự cố gắng và nỗ lực nhưng tất cả đều là do phước mình đã tạo, nếu người giàu có không có suy nghĩ như vừa chia sẻ ở trên thì một khi họ đã xài hết phước thì nghiệp xấu sẽ đến. Và nghiệp xấu sẽ biểu hiện qua:
Thứ nhất, sức khoẻ giảm sút, thân thể nhiều bệnh tật, chạy chữa nhiều nơi mà không khỏi;
Thứ hai những mối quan hệ tốt đẹp dần xa lánh chúng ta, những người mà trước giờ thường hay giúp đỡ chúng ta bây giờ họ rời bỏ chúng ta đi hết, nên đôi khi mọi người rời chúng ta không phải họ không tốt với mình mà do nghiệp ác chúng ta khiến họ rời đi;
Thứ ba ngày xưa dù nghịch cảnh thế nào thì chúng ta cũng suy nghĩ tích cực và vươn lên nhưng khi hết phước thì nó khiến trong đầu chúng ta suy nghĩ toàn điều tiêu cực.
Cho nên muốn kiếp sống của chúng ta có ý nghĩa thì chỉ có một cách là sống cho tha nhân, cho đi là còn mãi.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Các tôn hiệu của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
Phật giáo thường thức 21:00 14/11/2024Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là người sáng lập ra đạo Phật, một trong những tôn giáo có tầm ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới trong lịch sử cũng như hiện nay. Đức Phật Tổ có nhiều tôn hiệu khác nhau. Tất cả những tôn hiệu này đều xuất hiện sau khi Ngài tu hành đắc đạo và thuyết pháp độ chúng.
“Muốn biết nhân đời trước hãy xem quả đời này”
Phật giáo thường thức 15:20 14/11/2024Ngày nay tai nạn trong đời sống rất nhiều, thường gặp phải những chuyện không vừa ý, quả báo bệnh khổ, chết yểu. Nguyên nhân là gì?
Từ trong nội tâm phát nguyện làm một người tốt mới là chân sám hối
Phật giáo thường thức 15:05 14/11/2024Cách sám hối như thế nào vậy? Trước đây, đối với vấn đề này tôi đã từng thỉnh giáo qua với đại sư Chương Gia là phải lạy mấy bộ kinh sám hối phải không? Hay cầu xin Phật Bồ-tát tha thứ? Đại sư Chương Gia lắc đầu, nói: “Không phải như vậy!”.
Chúng ta mãi “quanh quẩn trong vòng buồn giận”
Phật giáo thường thức 14:45 14/11/2024Có thể ta đã từng mắc kẹt vào những tranh chấp được mất, thị phi và lao đao trong ghét thương buồn tủi; và ta đã "Xem thường bảo vật trong tay" như sức khỏe, thời gian, tiền bạc và tuổi trẻ... Để rồi "Dày đạp lên trên hạnh phúc" mà đi, thật xót xa vô cùng.
Xem thêm