Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 01/05/2021, 16:14 PM

Ba cấp độ của sự xuất gia

Theo đức Phật, ba giới nằm trong nhà lửa. Muốn vượt ra khỏi nhà lửa của ba cõi, những người xuất gia cần phải có động cơ chân chính, nghị lực phi thường để buông bỏ và chuyển hóa nhận thức, cảm xúc với những pháp môn đúng đắn.

1. Cấp độ thứ nhất - Xuất thế tục gia

Cấp độ này có ý nghĩa là chúng ta từ bỏ mái ấm gia đình, chia tay với người thân, người thương không hề quyến luyến và nuối tiếc. Ta không nối dõi tông đường, không dấn thân làm chính trị để trở thành con người có chất liệu an vui, hạnh phúc, thảnh thơi, vững chãi. Thông qua những giá trị ta có được, có thể giúp đỡ cho những người khác. Xuất thế tục gia trong trường hợp này cần phải cương quyết. Vì khi xuất gia rồi, mà ta vẫn giống như đang ở trong ngôi nhà thế tục, thì ý nghĩa xuất gia không còn nữa.

Có nhiều người do không hiểu được lời Phật dạy, cứ tưởng rằng tu đâu chẳng được. Nhất là khi họ bị ảnh hưởng bởi quan niệm dân gian có câu: “Thứ nhất tu chợ, thứ hai tu chùa, thứ ba tu tại gia”. Nghĩa là thờ cha, kính mẹ mới là tu. Họ cho rằng tu ở chùa thì dễ, nhưng tu ở nhà thì khó hơn.

Hiểu như vậy là sai lầm. Khi chúng ta xa rời đời sống tập thể của những người xuất gia chân chính thì thân và tâm của ta cũng sẽ bị lung lạc. Khi tăng thân phấn đấu vươn lên trong lý tưởng, ta cũng được ảnh hưởng theo chiều hướng tích cực đó. Phấn chấn vươn lên, không cho phép mình lười biếng.

Bản chất của tại gia và xuất gia

Muốn vượt ra khỏi nhà lửa của ba cõi, những người xuất gia cần phải có động cơ chân chính.

Muốn vượt ra khỏi nhà lửa của ba cõi, những người xuất gia cần phải có động cơ chân chính.

Chúng ta hãy quan sát con hổ, nó sẽ mất đi thế mạnh của nó khi rời khỏi rừng sâu, núi thẳm, nơi nó từng sinh sống. Hình ảnh của một người xuất gia cũng thế. Nếu chỉ ở nhà tu tại gia, ý nghĩa của việc xuất gia sẽ không còn nữa.

Chúng ta từ bỏ gia đình, để có điều kiện tiếp xúc với ngôi chùa, với Phật, chánh pháp. Với sự hành trì và dấn thân, người xuất gia chân chính sẽ làm mình ngày càng lớn mạnh. Nếu chỉ tiếp xúc với những bức tường của ngôi nhà thế tục, thì tâm của ta sẽ không có gì thay đổi. Đứng về góc độ xuất thế tục gia, chúng ta sẽ không bao giờ đạt được cấp độ thứ hai và thứ ba.

2. Cấp độ thứ hai - Xuất phiền não gia

Đây là một cách chơi chữ rất hay. Nghĩa là cần vượt ra khỏi ngôi nhà phiền não. Phiền não tức những tâm lý tiêu cực như: tham, sân, si, giận dỗi, ganh tị, lười biếng v.v… không làm cho con người hạnh phúc và phát triển đúng mức. Ta cần phải chuyển hóa những nhận thức sai lầm, lý giải mọi sự vật hiện tượng theo nguyên lý vô thường, vô ngã, không lệ thuộc vào thần linh. Khi nào gội rửa được phiền não, chuyển hóa được nhận thức, lúc đó chúng ta mới thật sự là người xuất gia.

Chúng ta phải nắm bắt cơ hội làm người tu ở trong chùa, làm người tu đúng đắn về nhận thức, chí nguyện và hành động. Chính những sự trưởng thành đó mới giúp chúng ta đạt được chí nguyện ở cấp độ thứ ba.

Lộ trình xuất gia giải thoát

Theo đức Phật, ba giới nằm trong nhà lửa.

Theo đức Phật, ba giới nằm trong nhà lửa.

3. Cấp độ thứ ba - Xuất tam giới gia

Có nghĩa là vượt qua khỏi dòng sanh tử luân hồi trong ba cõi sáu đường. Ba cõi gồm: cõi dục, cõi sắc và cõi vô sắc.

Cõi dục là cảnh giới sống như đời sống vật dục, tình dục. Sự ham muốn của con người đặt trên nền tảng của bản ngã, vị kỷ và lòng tham. Ta có thể bất chấp nền tảng của đạo đức, hạnh phúc, khổ đau của người khác để mang lại những giá trị cho bản thân. Vì vậy, đời sống trong dục giới là đời sống thấp kém. Cõi sắc vẫn còn hạn chế những điều kiện, hoặc cảnh giới vô sắc, nghĩa là sống hoàn toàn với trạng thái lặng thinh với đời sống nội tâm. Trong ba cảnh giới này, dục giới là cảnh giới thấp nhất.

Theo đức Phật, ba giới nằm trong nhà lửa. Muốn vượt ra khỏi nhà lửa của ba cõi, những người xuất gia cần phải có động cơ chân chính, nghị lực phi thường để buông bỏ và chuyển hóa nhận thức, cảm xúc với những pháp môn đúng đắn. Có như thế, chúng ta mới có thể đi đến con đường của an lạc, hạnh phúc, giác ngộ và giải thoát.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Hãy từ bỏ những nghề tạo ra ác nghiệp

Kiến thức 19:30 04/11/2024

Trong cuộc sống, mỗi người có một công việc, một nghề nghiệp riêng. Xét về phương diện tác nghiệp thì những nghề như đồ tể, đao phủ là những nghề tạo ra ác nghiệp, không có lợi ích cho tự thân ở đời này và đời sau.

Cách sám hối ngắn gọn súc tích Phật tử nên biết

Kiến thức 13:30 04/11/2024

Phương pháp đọc các bài sám hối, để gọi là đọc đúng, đó là không quá chú trọng việc đọc, mà tập trung vào việc hiểu. Đọc chậm cũng được, đọc vấp cũng được, đọc đi đọc lại một câu, một đoạn cũng được....cốt yếu là để hiểu thật kĩ nghĩa của những lời sám hối đó.

Thực hành thiền Phật giáo

Kiến thức 11:40 04/11/2024

Mục đích tối hậu của thiền là giúp tâm ta định và sáng, có thể thấy biết đúng như thật về thật tính của vạn pháp, bản chất của mọi sự vật hiện tượng, cả những hiện tượng vi tế nhất.

“Phàm làm việc gì, trước phải xét kết quả của nó về sau”

Kiến thức 10:00 04/11/2024

Những người không nghĩ đến quả mà cứ gieo nhân bừa bãi, thì thế nào cũng gặt nhiều tai họa, gây tạo cho mình những điều phiền phức, có khi làm ung độc cả cuộc đời, cả sự sống. Chỉ có những người nông nỗi, liều lĩnh mới không nghĩ đến ngày mai, mới sống qua ngày.

Xem thêm