Ba điều kiện để có một tái sinh an lành

Bạn cần nắm rõ những điều kiện này như một kim chỉ nam của hộ niệm và dồn hết tâm sức để giúp đỡ người sắp chết bằng cách tạo hoàn cảnh thuận lợi nhất có thể, hạn chế tối đa những nhân duyên tiêu cực có thể dẫn tới đọa lạc.

Thứ nhất, quan trọng là khi còn sống, người đó không được tích lũy nhiều ác nghiệp, đặc biệt là ác trọng nghiệp. 

Thứ hai, người sắp mất cần hình dung được rõ ràng cảnh giới mà họ tới và biết được chuyện gì sẽ xảy ra với họ.

Thứ ba là hoàn cảnh tốt lành; người chết cần ra đi trong điều kiện thuận lợi, an ổn.

Sự chuẩn bị về môi trường và điều kiện ngoại cảnh

1. Không nên để người hấp hối nằm trong bệnh viện lúc lâm chung

Trước hết, khi thấy người bệnh ốm nặng không thể qua được, chúng ta không nên để họ trong bệnh viện mà nên trao đổi với y bác sĩ, lựa lấy thời điểm phù hợp để đưa về nhà tạo một không gian an bình và những chuẩn bị cần thiết. Việc phải chết trong bệnh viện tiềm ẩn những hiểm nguy bất tường cho sự giải thoát tâm linh. Đặc biệt, đối với người bị bệnh, nên tránh cho họ không phải chịu đựng nhiều mũi tiêm, ống dẫn trong bệnh viện vì chúng làm mở những huyệt đạo trong khi lẽ ra những huyệt đạo này phải được đóng lại lúc chết.

Khoa học hiện đại nói chung vẫn chưa tin vào những điều sẽ xảy ra với tâm thức, mà chỉ nghiên cứu phạm trù thân thể vật lý nên các y bác sĩ vẫn thường xuyên can thiệp như vậy. Mặc dù động cơ tốt đẹp của họ là muốn giúp người bệnh hút các độc tố trong cơ thể ra, rồi thay thế bằng các loại chất dịch, hóa chất và khí để duy trì chỉ số sinh tồn, nỗ lực phục hồi sự sống, nhưng đối với trường hợp người bệnh ốm nặng không thể qua được thì điều này sẽ là không khả thi. Hành động can thiệp y học này có thể gây trở ngại lớn lao đối với người sắp chết. Hơn nữa, sự tiêm chích, phẫu thuật hay can thiệp trên cơ thể người chết lúc lâm chung còn dễ khiến cho họ khởi tâm sân hận, tạo thành Cận tử nghiệp xấu khiến người chết nhanh chóng đọa lạc.

Trường hợp tiến trình hấp hối diễn ra quá nhanh, hoặc khoảng cách địa lý không cho phép di chuyển người bệnh về nhà, chúng ta cần khéo léo trao đổi với y bác sĩ để xin một phòng riêng trong bệnh viện, di chuyển người hấp hối đến khu vực này và thực hành hộ niệm. Nếu điều này vẫn không khả thi, hãy trao đổi với bác sĩ để xin kéo dài thời gian chuyển người chết ra khỏi phòng. Hãy chia sẻ tâm nguyện này để có sự thông cảm của y bác sĩ và các bệnh nhân cùng phòng khác.

2. Nên tạo cho người chết một không gian tâm linh an lành

Tiếp đến, hãy tạo dựng một không gian tâm linh an lành, tĩnh tại bằng cách kiến lập bàn thờ Phật trong phòng người bệnh, giúp người chết được nương tựa và thấy bình an hơn. Tốt nhất là sắp đặt ban thờ sao cho người sắp chết có thể nhìn thấy từ giường nằm những bức tượng Phật, tranh Thangka Bản tôn để tâm thức có thể kết nối, được che chở hộ trì bởi tình yêu thương của chư Phật Bồ tát. Xung quanh nên tránh tiếng ồn, những câu chuyện phiếm và những sự động niệm khác khiến người chết không thể siêu thoát. Thay vào đó, lúc này hãy bật băng đĩa về nội dung khai thị cho người chết, hoặc cùng nhau tĩnh tâm trì tụng chân ngôn, niệm Phật A Di Đà, Quán Thế Âm,... để hộ niệm cho người chết. Trước khi trì tụng, hãy đọc lời khai thị giải thích cho người sắp chết công năng của Chân ngôn trong việc chữa lành và bảo hộ tâm thức.

3. Sự chuẩn bị về thân

Hạn chế những tác động về thân. Người sắp chết cần có được những điều kiện bình an một cách tương đối về thân. Điều này có nghĩa là, thân thể của họ không phải chịu những tác động, kích thích từ bên ngoài như tiêm chích, phẫu thuật cắt bỏ các bộ phận cơ thể đã nói ở trên. Những tác động đó khiến thần thức thoát ra theo những đường dẫn mở ra do tiêm chích phẫu thuật,... dẫn tới sự đọa lạc trong những cảnh giới đau khổ. Bị di chuyển quá nhiều hay các động niệm khác cũng khiến họ đau đớn và phát khởi tâm sân hận. Người sắp chết cần được yên ổn về thân và tuyệt đối tránh những động chạm không cần thiết vào thân trừ phi đó là sự tác động có chủ đích hộ niệm của bậc Thượng sư giác ngộ.

4. Sự chuẩn bị về tâm

Chuẩn bị những điều kiện ngoại duyên thuận lợi cho người sắp chết là vô cùng quan trọng, nhưng quan trọng và ý nghĩa hơn cả là sự chuẩn bị về mặt tâm linh. Vì tâm giữ vai trò chi phối và quyết định nên nếu người chết có được sự chuẩn bị vững vàng về tâm linh thì đó sẽ là một thuận lợi rất lớn cho cái chết tự tại và tái sinh an lành.

Kinh điển dạy rằng, người nào đến lúc lâm chung, chỉ cần nhất tâm niệm danh hiệu Phật ba lần, người đó cũng có thể được vãng sinh Tịnh độ. Thậm chí, nếu được nghe dù chỉ một danh hiệu Phật mà phát khởi tín tâm cũng có thể được rất nhiều lợi ích như thoát khỏi sự chi phối của nhiều nghiệp xấu ác, sinh về những cảnh giới tốt đẹp. Đó là vai trò vô cùng quan trọng của Cận tử nghiệp .

Sự chuẩn bị về tâm bao gồm nhiều khía cạnh

Khéo léo nhìn thẳng vào cái chết

Khi lâm trọng bệnh, tuy chưa cận kề cái chết nhưng người bệnh chẳng khác gì đã nhận một bản án tử hình và việc ra đi chỉ là vấn đề sớm hay muộn. Khi đó, người bệnh có thể bắt đầu nhận thức những gì mình sở hữu sẽ không còn ý nghĩa. Mọi thứ, kể cả tiền bạc, người thân, thuốc men,… đều trở nên vô ích, không thể tiếp tục mang lại cho họ cuộc sống, hạnh phúc, sự an ổn, cũng như không thể mang theo sang thế giới bên kia.

Người bệnh lúc này cảm thấy vô cùng khủng hoảng, bế tắc. Nỗi đau về thể xác không có ý nghĩa gì so với nỗi đau đớn tinh thần mà họ phải chịu đựng. Lúc này, sự hiện diện an ủi, khai thị của những người thân và người phát tâm hộ niệm là vô cùng cần thiết. Bạn có thể phân tích cho họ về bản chất và cơ hội của cái chết, về những gì họ cần nhận thức và chuẩn bị trong tiến trình này, từ đó giúp họ chủ động đối mặt với cái chết và sử dụng một cách hiệu quả nhất thời gian còn lại của cuộc sống làm hành trang cho giai đoạn trung gian tiếp theo.

Cảnh giới Tịnh độ của Phật A Di Đà.

Cảnh giới Tịnh độ của Phật A Di Đà.

Nếu người bệnh có những uẩn khúc hay oán hận điều gì trong tâm, nên khuyên họ giải toả, đừng chấp giữ thì mới có thể giải thoát, nếu không chắc chắn đọa lạc thành cô hồn khó thể siêu thoát. Nên nhắc lại những công hạnh thiện lành họ đã tạo trong đời sống vừa qua để họ vững niềm tin và có sự thanh thản trước cái chết. Nếu người sắp chết có tâm nguyện trao đổi về việc hậu sự và những tâm nguyện trước khi chết, hãy lắng nghe một cách chân thành.

Trong chừng mực những yêu cầu của họ không gây trở ngại cho cái chết an lành, hãy phát tâm nghe theo hoặc giúp đỡ họ!

Tránh sai lầm che giấu sự thật về cái chết

Một số người mắc những căn bệnh hiểm nghèo như ung thư, tuy nhiên, người thân của họ thường cho rằng, cách tốt nhất đối với người sắp chết là không cho họ biết về sự thật phũ phàng này. Họ tìm cách che đậy cái chết đến phút chót, tưởng rằng làm vậy sẽ giúp người chết bớt đau đớn. Ngược lại, hãy tỉnh táo suy ngẫm xem người chết sẽ ra sao khi vào phút cuối đời phải đối mặt với một cái chết nghiệt ngã mà họ hoàn toàn không có sự chuẩn bị? Chắc chắn rằng mọi sự đau đớn, bàng hoàng, nghi ngờ, oán hận sẽ gia tăng tột cùng. Thậm chí sau khi chết rồi, có thể thần thức người chết vẫn chưa nhận ra mình đã chết và sẽ tìm mọi cách níu kéo gia đình, người thân, tài sản của kiếp sống vừa qua.

Như thế, thần thức sẽ khó lòng siêu thoát mà sẽ vất vưởng lưu đày trong cõi Cô hồn ngã quỷ, trở thành oan hồn quấy phá, não hại người đang sống.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Nguyễn Du - Tiếng lòng thiên thu

Nghiên cứu 23:14 20/12/2024

Thơ và thiền là đôi cánh đại bàng tung bay trên bầu trời Đông phương và Tây phương suốt từ nghìn xưa cho đến ngày nay.

Nguyện giải thoát ngay hiện tiền

Nghiên cứu 13:41 18/12/2024

Trong nhà Phật, lời nguyện có thể gặp ở bất kỳ kinh sách nào. Hầu hết các lời nguyện đều lớn vô cùng và trải dài vô cùng tận. Trong các chùa Thiền tông, chúng ta thường nghe tới Tứ hoằng thệ nguyện, nơi câu đầu “Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ” (Nguyện giải thoát vô số chúng sinh) đã mang tâm lượng vô biên, vô cùng tận.

Đời tu của tôi

Nghiên cứu 09:32 18/12/2024

Đời tu của tôi có những cái dễ nhưng cũng gặp những cái khó. Trong cái khó thật ra tôi không tính toán cũng không suy nghĩ phải làm sao, tôi chỉ âm thầm xin Tam Bảo gia hộ. Ai làm gì nói gì, tôi cứ lặng thinh mà chịu chờ Tam Bảo gia hộ, rồi cái tốt đẹp sẽ đến, tôi không có phản ứng để chống chọi gì hết.

Tượng Phật A Di Đà chùa Phật Tích ở Bắc Ninh

Nghiên cứu 11:12 17/12/2024

Ngôi cổ tự Phật Tích (tên gọi khác là chùa Vạn Phúc) toạ lạc trên núi Phượng Hoàng, Tiên Du, Bắc Ninh là nơi lưu lại dấu ấn truyền bá Phật giáo ở vùng Bắc bộ hơn nghìn năm. Chùa Phật Tích còn được biết đến là nơi lưu giữ 2 bảo vật quốc gia: Tượng Phật A-Di-Đà và bộ tượng 10 linh thú đá.

Xem thêm