Ba nghiệp thanh tịnh
Sở dĩ con người đau khổ, trầm luân trong tam đồ lục đạo, cũng do thân, khẩu, ý không thanh tịnh mà ra. Nếu khi đó chúng ta biết nhìn lại, tĩnh lặng thân tâm, quán xét những động niệm của mình, thì đời sống tinh thần mới an lạc và hạnh phúc.
Nghi thức khai thị vong linh và sám hối ba nghiệp
Trong đạo Phật luôn đề cập đến đạo đức căn bản của con người nói chung và người Phật tử nói riêng, đó là giữ gìn năm giới cấm: không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu, vì đó là rào cản ngăn ngừa những tội lỗi có thể phát sinh.
Phật dạy: Ta nhớ gì? Chính là nhớ đạo. Ta hành gì? Chính là hành đạo. Ta nói gì? Chính là nói đạo. Thế nên, chúng ta hãy luôn thường xuyên nghĩ về chân lý của đạo, không hề xao lãng, dù chỉ là trong khoảnh khắc. Trong kinh Trường A-hàm, quyển thứ 12, phần thứ 2, kinh Thanh Tịnh có ghi: “Như Lai đối với quá khứ, vị lai, hiện tại, nói đúng thời, nói sự thật, nói có nghĩa, có lợi, nói đúng pháp, đúng luật, không có lời hư dối. Phật từ đêm đầu tiên thành Vô thượng Chánh Giác cho đến đêm cuối cùng, trong khoảng giữa, có nói điều gì, thảy đều như thật; do đó gọi là Như Lai. Lại nữa, những điều Như Lai nói đúng như sự, sự đúng như lời; do đó gọi là Như Lai”.
Diệt trừ nghiệp ác do lời nói gây ra
Như chúng ta đã thấy, một đời Thế Tôn đã đi hoằng hóa suốt 49 năm, mà Ngài luôn giữ tâm ý thanh tịnh. Còn chúng ta ngày nay, đi tu mà cứ luôn nói chuyện thế sự hay chăng mấy cô ngồi lê đôi mách, toàn nói xấu người khác rồi sinh ra bất hòa, không những người cư sĩ mà kể đến cả người xuất gia cũng vậy. Chỉ bởi đôi khi mất chánh niệm mà trong lời nói, cử chỉ luôn động niệm, buông lung phóng túng.
Dẫu biết rằng chúng ta còn là phàm phu, nhưng chúng ta đang tiến trên con đường tu tập nhằm hướng đến sự giác ngộ, giải thoát. Vì vậy, Phật tử chúng ta hãy cố gắng thực tập theo lời Phật dạy mà tu tập, để ngay đời này được thong dong, tự tại. Chúng ta phải tin nhân quả, làm lành lánh dữ, cúng dường Tam Bảo và thực hành lời Phật dạy để chuyển hóa nỗi khổ niềm đau.
Kinh Tiểu Bộ, kinh Pháp Cú, phẩm Không Phóng Dật, câu 24 có ghi:
“Nỗ lực, giữ chánh niệm
Tịnh hạnh, hành thận trọng
Tự điều, sống theo pháp
Ai sống không phóng dật
Tiếng lành ngày tăng trưởng”.
Giữ gìn thân, khẩu, ý trong sạch là cả một tiến trình không hề đơn giản. Để hành trình đó có sự khởi đầu dễ dàng, chúng ta nên bắt đầu từ lời dạy của đức Phật: nói hoặc giữ im lặng của bậc Thánh. Vì vậy, Phật tử chúng ta hãy suy tưởng như chánh pháp, nói năng như chánh pháp và hành động như chánh pháp.
Xem thêm video: Nguyên nhân của mê tín:
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý
Kiến thức 17:05 22/11/2024Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.
Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?
Kiến thức 10:00 22/11/2024Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?
Bố thí sinh phiền não
Kiến thức 09:32 22/11/2024Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.
Tâm là gì?
Kiến thức 09:16 22/11/2024Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.
Xem thêm