Thứ sáu, 19/04/2019, 05:19 AM

Bác sĩ thiện lương gần 30 năm tận tâm với người tâm thần

Nhà Phật cho rằng, vạn sự xảy đến trong cuộc đời này đều bởi chữ “duyên”. Nhưng tôi lại trộm nghĩ rằng, câu chuyện về người bác sĩ này không những bởi duyên mà còn bởi tấm lòng vị tha. Nếu không có tình yêu thương thì khó ai lại có thể làm công việc cưu mang người thần kinh gần 30 năm qua.

Ở xã biển Bình Châu (huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi), người dân gọi bác sĩ Phạm Hồng Thái (49 tuổi, Trưởng trạm Y tế xã Bình Châu) bằng cái tên “bác sĩ của dân”. Điều này đã cho thấy sự gắn bó, tận tụy chăm lo sức khỏe cho mọi người của anh. 

Cha con nhân nghĩa nuôi người tâm thần

Theo lời bác sĩ Thái, tháng 6/1993, cha anh gặp một thanh niên lớn hơn anh chừng vài tuổi, nói giọng Quảng Nam, đi lạc tại địa phương. Người này thần trí ngây dại, chỉ nhớ mình tên Đông, không nhớ họ. Động lòng trắc ẩn, cha anh đã đưa anh Đông về nhà với hy vọng sau đó sẽ tìm được người thân cho người thanh niên ngây dại này.

Cưu mang người bệnh tâm thần, gia đình anh Thái đã rước phải phiền toái. Chuyện tắm rửa, vệ sinh, anh Đông không thể tự làm mà phải có bàn tay chăm sóc của cha anh Thái. Chưa hết, anh Đông còn nhiều lần lên cơn, rượt đuổi người trong nhà và bà con hàng xóm.

Sau một thời gian, anh Đông vẫn không thể nhớ quê của mình và cũng không ai tìm đến nhận người thân nên anh Thái, khi ấy đang là sinh viên y khoa đã đặt họ cho anh Đông, gọi là Phạm Đông và xem như người anh trong gia đình.

Năm 1994, anh Thái học xong y sĩ và về nhận công tác ở Trạm Y tế xã Bình Châu. Từ đây, anh bắt đầu hành trình chữa trị để ổn định thần trí, kiểm soát hành vi cho người anh nuôi. Anh đưa anh Đông đi khám định kỳ, rồi nhắc uống thuốc mỗi ngày.

Hơn 10 năm sau khi được gia đình anh Thái nhận nuôi, chữa trị, sức khỏe anh Đông dần cải thiện. Tuy nhiên, khi sức khỏe cải thiện thì anh Đông tỏ ra cộc cằn, phản đối việc uống thuốc. Để người anh nuôi có thể uống thuốc đều đặn, anh Thái cùng người nhà phải nhọc công nghĩ đủ mọi cách như trộn thuốc điều trị với cơm, canh hay nước ngọt, nước dừa… để dỗ anh Đông uống. 

Đến năm 2016, anh Đông khiến cả nhà anh Thái lao đao vì bị thủng dạ dày phải nhập viện cấp cứu. Cả tuần liền, anh Thái gác lại mọi công việc cơ quan, gia đình để đến bệnh viện chăm sóc cho người anh nuôi. 

Bác sĩ Phạm Hồng Thái có tấm lòng nhân ái

Bác sĩ Phạm Hồng Thái có tấm lòng nhân ái

Bài liên quan

Mới đây, trong một lần trò chuyện, anh Đông chợt buột miệng nói vài cái tên Võ Hữu Lân, Võ Hữu Thứ và bảo rằng đó là người thân của mình. Anh Thái liền lên mạng xã hội facebook kể lại câu chuyện của anh Đông, có kèm theo 2 tấm hình và nhờ mọi người giúp đỡ.

Thật bất ngờ, ngày 20/2 vừa qua, anh Thái nhận được cuộc điện thoại nhận là người thân anh Đông. Chiều ngày hôm sau, một nhóm người từ TP.Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam đã tìm vào nhà anh Thái ở thôn Châu Me (xã Bình Châu). Và điều kỳ diệu đã xảy ra, khi gặp người thân, anh Đông nhớ rõ tên từng người. Giây phút trùng phùng sau gần 30 năm khiến những ai chứng kiến không khỏi rơi nước mắt.

Theo ông Nguyễn Văn Bình (anh ruột anh Đông, ngụ thôn Trung Nam, xã Duy Trung, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam), anh Đông tên thật là Nguyễn Văn Đông, nay đã 51 tuổi. Từ năm 12 tuổi, anh đã bị tâm thần và được gia đình đưa ra ở với người cậu ruột tên Võ Hữu Thứ tại TP.Đà Nẵng. Tháng 6/1993, trong một lần từ nhà cậu theo xe khách về Quảng Nam thăm nhà, anh Đông mất tích.

Suốt nhiều năm sau đó, gia đình đi tìm kiếm anh Đông khắp nơi nhưng không có tin tức. Thậm chí đi coi rất nhiều thầy bói, họ nói anh đã bị chết đuối nên lập bàn thờ, thờ cúng hàng chục năm qua. 

“Có ai ngờ đâu, sau 26 năm, em trai vẫn lành lặn, khỏe mạnh và chẳng quên một ai. Gặp lại em sau bao năm thất lạc, thật sự không gì vui sướng bằng. Tất cả là nhờ công lao to lớn của gia đình bác sĩ Thái”, ông Bình cho biết.

“Bác sĩ của dân” không nề hà chuyện gì

Đối với người dân xã Bình Châu, bác sĩ Thái là “bác sĩ của dân”. Năm 1994, sau khi ra trường, anh về nhận công tác tại địa phương. Sau nhiều năm công tác, y sĩ Thái tiếp tục học lên bác sĩ và năm 2008 được bổ nhiệm làm Trưởng trạm Y tế xã Bình Châu.

Bài liên quan

Thời điểm anh Thái mới về nhận nhiệm vụ, người dân ở đây vẫn còn sinh đẻ nhiều nhưng lại có thói quen không đến trạm y tế, bởi vậy tỉ lệ trẻ tử vong cũng nhiều. Thấy vậy, anh Thái tìm đến tận nhà vận động bà con ra trạm y tế sinh nở. 

“Lúc đó, có người nói tôi là nam thanh niên sao đi lo chuyện sinh nở cho phụ nữ. Tôi hiểu cái lý của họ, nhưng lúc đó chị em làm nghề này ít lắm, lấy đâu đi vận động. Riết rồi nhiều lần thấy tôi phụ giúp hoặc chính tay đỡ đẻ, dần dần thấy quen, người dân không còn ngờ vực nữa. Đến giờ vì nhiều quá nên tôi cũng không thống kê được bao nhiêu trường hợp đỡ đẻ thành công”, bác sĩ Thái kể.

Bác sĩ Thái luôn tâm niệm, đã là người thầy thuốc đòi hỏi phải có lòng nhiệt tình, nhạy bén trong công việc, nắm chắc chuyên môn và phải luôn đi đầu trong mọi công việc. Là xã có địa bàn rộng, trên 16.000 dân, để đảm bảo quản lý sức khỏe người dân trong xã, anh đã sắp xếp và phân công, giao việc cụ thể cho từng cán bộ hợp lý, phù hợp với năng lực chuyên môn của từng người. 

“Cán bộ y tế ở xã như chúng tôi, không phải ngồi chờ người bệnh đến, mà đêm hôm dẫu mưa gió, người bệnh cần là mình có mặt ngay để khám, điều trị cho họ. Người dân ở nông thôn đời sống kinh tế còn khó khăn nên việc phòng bệnh là rất quan trọng.

Bác sĩ Thái khám bệnh cho người dân tại Trạm Y tế xã Bình Châu

Bác sĩ Thái khám bệnh cho người dân tại Trạm Y tế xã Bình Châu

Ngoài tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh thông qua kênh truyền thanh xã, các cuộc họp thôn, chúng tôi còn tăng cường đến nhà dân để tư vấn, có như vậy, mới hạn chế dịch bệnh phát sinh trong cộng đồng”, bác sĩ Thái cho biết.

Ngoài tinh thần trách nhiệm trong công tác khám, chữa bệnh, bác sĩ Thái còn luôn quan tâm đến người nghèo, những người có hoàn cảnh khó khăn, tàn tật… Từ năm 2012 đến nay, cứ vào dịp Tết Nguyên đán, anh đều bỏ tiền túi để mua quà Tết tặng cho những người nghèo tại địa phương.

Bác sĩ Thái còn lập ra một nguồn quỹ khuyến học khuyến tài dành để khen thưởng cho những em thi đậu đại học tại địa phương. Rồi, khi địa phương có chủ trương bê tông hóa đường làng vào khu dân cư, bác sĩ Thái cũng trực tiếp đứng ra vận động bà con hiến đất, dỡ tường rào, cổng ngõ, rồi đóng góp kinh phí để làm đường theo đúng kế hoạch.

Theo Bí thư Đảng ủy xã Bình Châu Lê Văn Nguyên, trong công việc, bác sĩ Thái luôn hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, tận tụy, gần gũi nhân dân, được nhân dân tin tưởng, nể trọng.

Trong cuộc sống, anh có tấm lòng bao dung, hết lòng vì cộng đồng. Những việc làm của anh rất đỗi cao quý, lay động lòng người.

Nghề nào cũng cần nêu cao đạo đức nghề nghiệp. Riêng với thầy thuốc, y đức đóng vai trò quan trọng hàng đầu, bởi đây là nghề chữa bệnh cứu người. Góp sức vào công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân, trong ngành y tế đã xuất hiện nhiều tấm gương thầy thuốc hết lòng vì người bệnh. Bác sĩ Phạm Hồng Thái là một trong những tấm gương như vậy.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Đưa tạng chàng trai chết não đi 3 miền để ghép cứu người

Gieo mầm thiện 09:30 03/12/2024

Trong 24 giờ đợi bác sĩ đánh giá chết não, chàng trai 18 tuổi chuyển biến nặng tưởng chừng tử vong, song đã giữ được nhịp tim đến cùng dưới sự hỗ trợ của máy móc để hiến tạng cứu 7 người.

Chùa Tường Nguyên khởi công xây dựng 2 cầu bê-tông nông thôn tại tỉnh Hậu Giang

Gieo mầm thiện 05:20 02/12/2024

Ngày 1-12, Đại đức Thích Minh Phú, Phó Thường trực Ban Từ thiện xã hội GHPGVN TP.HCM, trụ trì chùa Tường Nguyên (Q.4, TP.HCM) tổ chức khởi công xây dựng công trình cầu nông thôn tại tỉnh Hậu Giang.

Chùa Bồ Đề - mái ấm nơi cửa Phật

Gieo mầm thiện 10:20 01/12/2024

Chùa Bồ Đề ở phố Phú Viên, phường Bồ Đề, quận Long Biên (Hà Nội) là nơi cưu mang những mảnh đời bị bỏ rơi giữa chốn nhân gian. Đây không chỉ là nơi tu hành đạo Phật mà còn là mái ấm của những em nhỏ có hoàn cảnh éo le.

Tình nguyện vá đường, hiến máu sau lần sẻ chia ở chùa

Gieo mầm thiện 18:09 30/11/2024

Trong 14 năm qua, Phạm Văn Hiếu cùng nhóm tình nguyện đã lặng thầm "vá" hàng ngàn ổ gà tại các tuyến đường trong ngoài thành phố. Không những thế, anh còn hiến máu, hiến tiểu cầu hơn 80 lần và vận động được hàng trăm cùng người tham gia. 

Xem thêm