Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 08/03/2019, 10:39 AM

Bác sĩ tâm thần: Nghề nghiệp chạm đến tâm linh

Bác sĩ tâm thần không chỉ điều trị cho bệnh nhân bằng thuốc mà trong nhiều tình huống, họ phải trở thành người yêu để bệnh nhân tâm sự. Bác sĩ tâm thần ngày nay được đánh giá cao trên toàn cầu và ở Việt Nam.

>>Những giáo lý Phật giáo nên đọc 

Thất tình lục dục, bệnh lý tâm thần không mới và có quá trình nhận thức về chuyên môn và cái nhìn mang tính xã hội tiến triển theo thời gian, từ chuyện nhìn sai về nguyên nhân do quỷ thần ám đến nghiên cứu sâu và điều trị hiệu quả, mô tả bệnh học và đào tạo nghề theo mã ngành hẹp.

Bài liên quan

Xã hội phát triển về kinh tế, khoa học kỹ thuật và các trào lưu xã hội, sự tiến hóa đi cùng những hệ lụy trong bước song hành, áp lực cuộc sống đè trên từng con người ở xã hội công nghiệp phát triển cao ngày càng gay gắt: đời sống gia đình, việc làm, quan hệ xã hội, vấn nạn ... dẫn đến tác động thần kinh và bệnh lý tâm thần mang tính xã hội ngày càng cao, thành một vấn đề được nghiên cứu kỹ. Những rối nhiễu tâm lý trường diễn dẫn đến phát tác bệnh theo những biểu  hiện và thuộc tính bệnh học khác nhau do cơ địa, môi trường sống và dẫn đến hệ thống phân loại chuyên môn các mã bệnh tâm thần: tâm thần phân liệt, loạn thần do rượu, trầm cảm, hoang tưởng... Mỗi mã bệnh được chăm sóc và trị liệu theo phác đồ chuyên biệt cả hóa dược và biện pháp tâm lý, dinh dưỡng, vận động...

Ở Việt Nam và cả Đông Dương, từ thời thuộc Pháp, các bệnh viện tâm thần như nhà thương Biên Hòa (bệnh viện tâm thần Trung Ương II ngày nay) đã hình thành và hoạt động liên tục đáp ứng yêu cầu của xã hội, dần dần các khoa tâm thần có ở bệnh viện đa khoa địa phương. Ngành tâm thần học được thành lập và hoạt động, khoa tâm thần ở các trường đại học Y đào tạo các bác sĩ và trình độ sau đại học trị liệu bệnh tâm thần.

Bác sĩ tâm thần không chỉ điều trị cho bệnh nhân bằng thuốc mà trong nhiều tình huống, họ phải trở thành người yêu để bệnh nhân tâm sự. Bác sĩ tâm thần ngày nay được đánh giá cao trên toàn cầu và ở Việt Nam.

Bác sĩ tâm thần không chỉ điều trị cho bệnh nhân bằng thuốc mà trong nhiều tình huống, họ phải trở thành người yêu để bệnh nhân tâm sự. Bác sĩ tâm thần ngày nay được đánh giá cao trên toàn cầu và ở Việt Nam.

Do đặc điểm bệnh liên quan đến tâm, Bác sĩ chuyên khoa tâm thần chạm đến sự quan tâm của cả tôn giáo, Đạo Phật. Phật giáo có cách tiếp cận bệnh tâm thần theo logic riêng không kém biện chứng, khúc triết và thuyết phục khi mô tả và lý giải sự bế tắc, thống khổ trong đời sống tâm lý - tâm linh dẫn đến bệnh và sự tháo gỡ các mối rối nội tâm thông qua con đường giác ngộ nhân sinh quan, thế giới quan Phật giáo, dùng ánh sáng lý luận kinh điển, phi kinh điển và lòng từ tâm của tu sĩ, dùng môi trường tam bảo linh thiêng trang nghiêm thanh tịnh làm “liệu pháp” dẫn dắt bệnh nhân về nẻo sáng, phục hồi và hội nhập đời sống xã hội.

Ở Thái Lan, các cơ sở Phật giáo góp phần trong điều trị bệnh tâm thần khá hiệu quả như theo nhận xét của một chuyên gia tâm thần, Bác sĩ Nguyễn Gia Khanh thuộc Bệnh viện Tâm thần Trung Ương II.

Bài liên quan

Bác sĩ ngành tâm thần học, bệnh cạnh các hóa dược tân tiến được cập nhật trong phác đồ, cạnh liệu pháp tâm lý trị liệu mà họ được đào tạo kỹ, lòng từ tâm, sự nhạy cảm và cái nhìn sâu sắc nhân tính giúp họ, bác sĩ, chạm vào nỗi đau nội tâm đến sinh  bệnh, ở bệnh nhân. Bằng giao cảm thân ái, thấu hiểu, sự nâng đỡ tình cảm trong quan hệ thầy thuốc và bệnh nhân, bằng sự tháo gỡ các mối rối trong tâm thức sâu xa của người bệnh, thầy thuốc bắt một chiếc cầu dìu bệnh nhân về cuộc sống, chuyện ấy tinh tế, vi diệu. Bác sĩ, với vốn hiểu biết rộng và là tinh hoa về nghề nghiệp, gánh một công việc khác biệt đồng nghiệp ở các ngành khác khi can dự vào phần vật chất của bệnh nhân, các thương tổn thân thể.

Những bế tắc tư tưởng của người bệnh có khi do trình độ học vấn hay trải nghiệm có hạn không nhìn ra rốt ráo dẫn đến đường cùng nhận thức, thầy thuốc bằng vốn liếng học thuật cao, tháo gỡ tư tưởng cho người bệnh và thế giới quan, nhân sinh quan Phật giáo có thể là một lựa chọn.

2c13ecdientinh1-1477477933957-0-3-254-500-crop-1477477954827

Thất tình lục dục gây bệnh ngày càng nhiều và Phật giáo có thể cởi mở những bế tắc tư tưởng bằng cách tiếp cận riêng, qua giáo lý.

Đương nhiên, những sang chấn tâm lý phát sinh do tổn thương vật chất não bộ chẳng hạn, lại là đề tài khác. Sự chạm tâm linh ở đây đề cập đến các ca bệnh do thất tình lục dục mà Phật giáo vốn chú ý từ cổ xưa và có rất nhiều dẫn dụ.

Nghề bác sĩ y khoa ngành tâm thần... vi diệu vậy!

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Lành thay nếu được là học trò của Đức Phật

Góc nhìn Phật tử 14:37 25/04/2024

Giả như có một lần úp mặt vào lòng bàn tay suy ngẫm, ta sẽ thấy con người ngay từ lúc thoát thai đã chịu bất công: người rạng ngời tướng tốt ủ yên trong gấm vóc lụa là, kẻ đui què câm điếc lại còn sinh trong gia đình bần tiện.

Tu hành là sự chọn lựa sống một cách có ý nghĩa

Góc nhìn Phật tử 11:40 25/04/2024

Tu hành không chỉ là việc thực hành các pháp môn và nghi lễ tôn giáo, mà còn là một hành trình tâm linh, làm thay đổi bản thân và cách nhìn nhận cuộc sống. Mỗi khi chúng ta bước chân vào con đường tu tập, chính là lúc chúng ta chọn ngược lại với nhịp sống bình thường của xã hội.

Truyện ngắn: Hồi đầu thị ngạn

Góc nhìn Phật tử 09:57 25/04/2024

Nói đến thời gian và số kiếp tôi nhớ có lần nghe người ta nói: Muốn có hình tướng đẹp phải trải qua mấy ngàn kiếp tu.

Có Phật trên từng ngón tay

Góc nhìn Phật tử 08:55 25/04/2024

Ở thời đại của mạng xã hội, con người giao tiếp với nhau qua các ứng dụng. Các cuộc trò chuyện và ứng xử gói trọn trong các ngón tay.

Xem thêm