Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 26/05/2023, 17:00 PM

“Bài chia sẻ cùng các cặp vợ chồng trẻ” của Ni sư Hạnh Đoan (2019)

Có nhiều chuyện hay để chia sẻ, nhưng tôi không rảnh để viết nhiều, chỉ muốn nói rằng: Sinh con, một lần sinh là một lần khó, thì hãy sinh cho đáng, đừng “đẻ” thường nhân, đừng sinh trai hút chích gái điếm đàng, uổng lắm!

Báo ứng hiện đời của tôi dịch ra, in được rất gian nan, điều an ủi là có nhiều độc giả sau khi đọc xong đã phát tâm trường trai giữ giới mạnh mẽ, có trường hợp cả gia đình đều phát nguyện ăn chay, chuyển gia vi tự, sớm hôm công phu tinh tấn, hành thiện hết lòng… tôi nhận đượcrất nhiều tâm sự chuyển biến cuộc đời vi diệu của độc giả, nghe mà cảm động, hạnh phúc...

Có một cặp vợ chồng rất hiền, tính ưa hành thiện bố thí, sau khi đọc các tập Báo ứng hiện đời xong, cô vợ phát tâm tụng kinh Địa Tạng ròng rã, vì đã có đủ trai gái, nên cô thệ nguyện mong sinh ra một đứa là bậc tu sĩ cao đức, có khả năng cứu đời, và hứa sẽ ủng hộ con tu tuyệt đối.

Thế là cô mang thai và hạ sinh một bé trai. (Ngày đi sinh, cô kể mình có cảm giác như đi dạo vườn hoa, tâm vô cùng an tĩnh thoải mái, cô vào y viện thấy tất cả sản phụ đều rên la đau đớn vì khó sinh).

Lúc đó tôi cũng gọi điện động đến viên cô, khuyên niệm Bồ tát Quan Âm cầu mọi việc tốt đẹp. Cô cảm động rơi lệ, chí thành niệm ngài và mười phút sau thì sinh rất dễ dàng.

Cô chụp hình bé gởi cho tôi, thoạt nhìn không riêng gì tôi mà tất cả bạn bè tôi khi nhìn hình bé đều chấn động: Đầu bé hiện mờ hình ba vá, đôi mắt khép nhẹ, gương mặt hơi mỉm cười tỏa nét bình an hỷ duyệt như đang trong cơn thiền định.

Cô kể khi thấy cô vào sinh nhanh, các sản phụ sinh khó ở đấy đều la ó, giận dữ trách hộ lý: Hễ thấy người giàu, có tiền thì o bế, cho … sinh nhanh!

Bí quyết thai giáo để sinh con xinh đẹp, thông minh theo lời Phật dạy

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Cô liền bảo họ:

- Không phải vậy đâu! Nhờ em niệm Bồ tát Quan Âm nên sinh thuận lợi, các chị hãy chí thành niệm ngài!

Họ nghe lời và hết giận.

Khi cô xuất viện, người nhà buộc cô phải ăn mặn cho có nhiều sữa cho bé bú, nhưng bé bú vào toàn thân bị nổi mẩn đỏ…

Chúng tôi khuyên cô nên ăn chay, vì đã phát nguyện đẻ con tu thì bé không thể uống sữa mặn, cô nghe lời ăn chay thì bé hết nổi mẩn đỏ…

Bé hơi lớn một tí, ba của bé nói “Nhà mình như vầy mà cho con ăn chay sao được?”… Khi ông cho ăn mặn thì bé bị bịnh, phải đem đi y viện, bác sĩ phán một câu:

- Cơ địa thằng bé này không thể tiếp thu đồ mặn (Tôi viết đúng nguyên văn). Khi nghe mẹ bé thuật lại tôi đã buột mồm tán thán: Đúng là ông bác sĩ này được hộ pháp… khiến nói như thế!

Bởi thông thường các bác sĩ chả ông nào chịu nói vậy đâu, họ luôn ca ngợi đồ mặn có dinh dưỡng, đủ chất bổ…

Hồi hai mươi mấy tôi bị bịnh nặng, vô bịnh viện gặp bác sĩ là Phật tử thuần thành mà họ còn khuyên: “Cô suy nhược dữ quá, nên ăn mặn mới tốt cho sức khỏe”…Bé trai kia, tôi gọi đùa là “Ông Phật Con của tôi”, bé sinh ra dù mới mấy tháng đã gặp thiện duyên ủng hộ, bảo vệ hết mực. Có câu tuyên bố kia của ông bác sĩ rồi, thi từ đó cả nhà em, bên nội lẫn bên ngoại dù không hiểu đạo, cũng chả ai dám ép bé ăn mặn, chả ai dám lén đút đồ mặn cho bé.

Ba bé có lúc nóng ruột, sợ con thiếu dinh dưỡng đã lén đút bánh flan cho bé ăn, ăn xong thì bé liền sưng “mỏ”, khiến ông cha hối hận, thương con nóng ruột, nóng gan...

Ngày Bé thôi nôi, khi chọn đồ, bé chọn toàn kinh sách như kinh Địa Tạng, sách Báo ứng hiện đời, xâu chuỗi v.v… và tờ giấy hoằng dương Phật pháp. Nghĩa là những gì liên quan đến Phật đạo.

Ba bé vẫn sợ con thiếu dinh dưỡng, lén đút nước súp hầm xương, bé vừa nuốt xong thì lỡ miệng ngay. Thế là ông cha chịu phép, đầu hàng. Sữa bò, bơ động vật bé cũng không thể dùng, chỉ có thể uống sữa đậu nành…

Bé ăn rất dễ, hồi nhỏ thì ăn khoai lang, bánh gạo, bột ngũ cốc, giờ thì chỉ cần bới cho bé một tô cơm, chan nước tương vào là bé tự múc ăn ngon lành.

Ăn chay, nhưng bé trông rất đô con, khỏe mạnh, mặt sáng, chân tay đầy đặn.

Các nhân viên làm ở chỗ mẹ bé, khi nhìn bé đều ngưỡng mộ, yêu mến và phát tâm ăn chay.

Mẹ bé thầm lo khi bé lớn lên mà gởi trường mầm non sẽ gặp trở ngại vì bé ăn chay, nhưng hiện thời vừa có một chỗ giữ trẻ mẫu giáo mới mở (chuyên cho trẻ ăn chay) nên mẹ bé rất mừng.

Bà vú trông giữ bé rất thương bé, bà nói giữ trẻ nhiều nhưng chưa thấy bé nào kỳ lạ như nhóc này, bé rất dễ tính, không hay khóc nhè và không làm phiền ba mẹ.

Bé ngủ ở lầu ba với bà vú, gần điện thờ Bồ tát Quan Âm, nửa đêm có khi tự dưng bé khóc ré, chạy ra trước bệ Phật, gõ chuông beng beng nhìn lên tượng Phật nói láp dáp gì đó… rồi quay vào ngủ lại.

Tôi vẫn dõi theo bé từ xa. Mẹ bé nói từ hồi sinh bé ra, lòng sung sướng bình an vô kể, làm gì cũng thuận lợi, tính gì cũng hanh thông. Được hưởng sự hạnh phúc chưa từng có.

Các anh chị bé lớn hơn bé tám chín tuổi đều hiền ngoan, xinh đẹp, rất có hiếu với mẹ cha và cực kỳ thương em.

Anh chị bé nói:

Hồi xưa con thương mẹ nhất, bây giờ con thương em hơn cả mẹ…Bé rất đeo cha, cả nhà đều yêu bé, đến cả bà hàng xóm ngày nào cũng qua ngắm bé rồi mới đi làm.

Có nhiều chuyện hay để chia sẻ, nhưng tôi không rảnh để viết nhiều, chỉ muốn nói rằng: Sinh con, một lần sinh là một lần khó, thì hãy sinh cho đáng, đừng “đẻ” thường nhân, đừng sinh trai hút chích gái điếm đàng, uổng lắm!

Nếu có người nói: “Mình sinh con trời sinh tính, đâu ai muốn sinh con tồi?”

Thực ra qua sách Báo ứng hiện đời của tôi dịch, chúng ta dư biết cha mẹ tích phúc hành thiện nhiều, thường sinh con hiếu.

Cha mẹ sát sinh, làm ác nhiều dễ sinh oan gia…

Các tu sĩ thì hướng theo con đường giải thoát ly dục, gánh vác sứ mạng hoằng pháp Như Lai...Nhưng các cư sĩ tại gia có gia đình, quý vị có thể làm một việc phi thường vượt bực, hi hữu: Là có thể sinh ra những bậc cao đức cứu đời, nếu các vị siêng tích phúc hành thiện và phát nguyện sinh thánh tăng cao ni, hiền nhân tu sĩ chánh chân… và hết lòng hỗ trợ con tu hành hoằng pháp…

Thì chắc chắn những bậc cứu đời cần giáng trần sẽ tìm đến với các bậc cha mẹ đã phát nguyện hỗ trợ họ tu trì hành đạo.

Trong bài giới hạn này tôi không thể nói nhiều.

Mỗi đứa con khi đến đều mang theo phúc báu của chúng, dù là ân hay nợ, quý vị cũng không nên phá.

Nếu con đến báo oán, oán kia có thể chuyển đổi - một khi quý vị chịu sám hối, nguyện bỏ ác theo lành.

Nếu muốn sinh thánh nhân, hiền tăng, cao ni… quý vị đều có thể nguyện, điều đầu tiên là: ăn chay, tụng kinh giữ ngũ giới hành thiện…Khi quý vị đủ điều kiện, quý vị sẽ thấy những gì xảy đến với mình rất kỳ diệu.

Vì sao khi mang thai người mẹ nên đọc kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện?

Quý Phật tử phát tâm trì tụng Kinh Địa Tạng Bồ tát Bổn Nguyện tại đây

Viết xong 21/2/2019, 22:17. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tâm thiền bình an trong tuyệt tác “Ngư nhàn” của Thiền sư Không Lộ

Tư liệu 09:36 13/11/2024

Thiền sư Không Lộ là một hiện tượng thi ca độc đáo trong dòng thơ thiền Việt Nam. Bài thơ “Ngư nhàn” – “Cái nhàn của ngư ông” được giới chuyên môn đánh giá là sự cất cánh của một tâm hồn thi sĩ.

Từ bi thôi chưa đủ, cần có trí tuệ dẫn dắt

Tư liệu 11:46 10/11/2024

Nếu Từ bi mà không có Trí tuệ thì sao? Từ Bi vô nguyên tắc và mù quáng thì chỉ đem lại những tác dụng tiêu cực. Cho nên nói, chỉ có Từ bi thôi thì chưa đủ mà cần phải có Trí tuệ để dẫn dắt.

Cụ bà bị ung thư tỉnh táo niệm Phật, tự tại vãng sanh

Tư liệu 14:45 09/11/2024

Cả nhà chẳng tin Phật, bà nội niệm Phật, mọi người trong nhà không tin, nên chỗ nào cũng gặp chướng ngại. Bà cụ niệm thầm trong tâm, chưa bao giờ niệm ra tiếng. Khi mất, cụ tỉnh táo, sáng suốt. Cụ bị bệnh ung thư, nói theo người khác thì sẽ rất đau khổ; nhưng cụ chẳng bị đau khổ.

Trăm sự chẳng màng, ba năm niệm Phật thấy Phật vãng sanh

Tư liệu 15:00 07/11/2024

Một bà nhà giàu ở Hàng Châu đến am Hiếu Tử hỏi Đạo Nguyên Hòa thượng rằng: “Tu pháp môn nào nội một đời chắc chắn thoát khỏi biển khổ?”.

Xem thêm