Ngày 11/05/2016, Ngày thứ 3 trong bốn ngày Giảng Phật pháp, đức Đạt Lai Lạt Ma chia sẻ Pháp thoại với đề tài: “Bồ tát Tịch Thiên & con đường Trung đạo”, qua tác phẩm “Nhập Bồ tát hạnh”, buổi giảng tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế Osaka.
Đức Đạt Lai Lạt Ma quang lâm Diệu Pháp đường, Trung tâm Hội nghị Quốc tế Osaka, khán thính giả cung nghinh Ngài bằng một tràng pháo tay.
Trước khi bắt đầu vào đề giảng, đức Đạt Lai Lạt Ma tóm lược đôi nét về Bồ Đề Đạo thứ đệ (Bồ Đề Đạo thứ đệ luận) do Ngài Tông-khách-ba (bo. btsong kha pa) (1357-1419) biên soạn.
Ngài bắt đầu giải thích về bối cảnh lịch sử ra đời của tác phẩm “Bồ Đề Đạo thứ đệ luận”: “Hôm nay tôi sẽ nói một chút về Bồ Đề Đạo thứ đệ.
Vị Anh Minh Hoàng đế Vương quốc Guge (古格), một vương quốc cổ ở phía tây của Tây Tạng cung thỉnh Đại sư A Đề sa (Atisa Dipamkara Jnana), người Đông Ấn (982-1054), và thiết tha thỉnh cầu Ngài Từ bi hoằng pháp độ sinh tại bản quốc.
Đại sư A Đề sa chuyên nghiên cứu các phương pháp phát triển Bồ Đề tâm (sa. bodhicitta). Là Tổ của dòng Ma Kiệt đa (sa. magadha) và thuyết sư tại đại học Siêu Giới (sa. vikramaśīla), đã đóng góp rất nhiều trong việc truyền Phật giáo sang Tây Tạng. Thế kỷ thứ 10 được xem là thời đại truyền pháp lần thứ hai từ Ấn Độ qua Tây Tạng, thông qua vương triều miền Tây.
Dựa trên lời thỉnh cầu này, Đại sư A Đề sa đã biên soạn tác phẩm “Bồ đề Đạo đăng” (sa. bodhipathapradīpa). Đại sư A Đề sa trình bày toàn cảnh giáo pháp Đại thừa và chia hành giả theo ba căn cơ khác nhau:
Hạ sĩ: Loại người mong được tái sinh nơi tốt lành.
Trung sĩ: Loại người tu vì sự giác ngộ của chính mình (Tiểu thừa).
Thượng sĩ: Loại người tu vì sự Giác ngộ của tất cả chúng sinh (Bồ Tát).
Tác phẩm này đưa ra các giai đoạn khác nhau trên lộ trình dẫn đến Giác ngộ.
Do sự phổ biến của Tác phẩm, nhiều phiên bản khác nhau, văn bản gốc đã được trình bày bởi các truyền thống Longchen Ningthik Nyingma, Ngài Longchen Rabjam hay Longchenpa được kính trọng như là một trong những vị Thầy vĩ đại nhất của truyền thống Nyingma(Cổ Mật). Truyền thống Dagpo Kagyu Lharje do vị Đạo sư tâm linh vĩ đại Kyobpa Jigten Sumgon sáng lập 852 năm trước”.
Phát biểu về Tôn giáo nói chung, đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng: “Tất cả các Tôn giáo phù hợp nhất với nhu cầu riêng, thời gian và khu vực của họ. Tôi không bao giờ nói Phật giáo là Tôn giáo tốt hơn tất cả. Tất cả các truyền thống Tôn giáo lớn trên thế giới đều phù hợp với vị trí, thời gian, và nhu cầu. Các Tôn giáo mà quý vị được gần gũi hơn với sự an lạc hạnh phúc, và làm cho quý vị thăng hoa trong cuộc sống”.
Tuy nhiên, đức Đạt Lai Lạt Ma nhấn mạnh rằng: “"Phật giáo" nên hiểu là lời dạy của Đức Phật, chứ không phải là một tín ngưỡng tôn giáo thông thường, có thể nói Phật giáo là một nền Triết học chống lại ý nghĩa thật sự của hai từ "Tôn giáo", từ hơn 25 thế kỷ trước đức Phật đã chủ trương về sự bình đẳng giai cấp, bình đẳng giới, bác bỏ sự cai trị của "Thần quyền Tôn giáo", độc thần, đa thần, các tế tự, cầu xin mê tín, chỉ ra đâu là thiện, đâu là bất thiện, nếu hành trì theo điều thiện thì sẽ đạt được những lợi ích thiết thực ngay ở hiện tại cũng như tương lại, và ngược lại.
Đức tin phải được căn cứ vào lý và logic. Bằng cách suy luận, chúng ta có thể phát triển sự hiểu biết của chúng ta qua giáo lý đức Phật dạy, những giáo lý đó sẽ giúp chúng ta củng cố niềm Tự tin đức Tự chủ.
Là phật tử của thế kỷ 21, thời đại Khoa học công nghệ thông tin, chúng ta cần sự nghiên cứu nghiêm túc, phân tích và đặt câu hỏi thắc mắc, chứ không phải chỉ đơn giản khi trở thành phật tử bởi cha mẹ ông bà chúng tôi là phật tử”.
Đức Đạt Lai Lạt Ma vui đùa rằng: “Tôn giáo không nên sử dụng để dọa người khác, qua thế giới địa ngục hay thiên đường để chỉ huy cho tín đồ tuân thủ. Một vị thầy tinh thần một các nghiêm ngặt nên giải thích các khái niệm và triết lý tôn giáo của họ. Những hoạt động này sẽ củng cố niềm tin và sự tự tin của người tín đồ chấp nhận tính hợp lý của giáo lý họ”.
Sau đó, Ngài tiếp tục chia sẻ Pháp thoại với đề tài: “Bồ tát Tịch Thiên & con đường Trung đạo”, qua tác phẩm “Nhập Bồ tát hạnh”. Ngài giảng giải các chương còn lại của tác phẩm, sự Tinh tấn, Thiền định, sự hoàn hảo của Trí tuệ và sự cống hiến.
Thiền định không nhất thiết phải gò bó về thân thể hoặc những suy nghĩ khái niệm. Thiền định được phát triển một tâm duy nhất với độ rõ nét và nhận thức. Ngài giới thiệu tác phẩm Bhāvanākrama (Quảng thích Bồ-đề tâm luận-廣釋菩提心論), do Đại sư Kamalaśīla (Liên Hoa Giới, 713-763) vị Cao tăng Phật giáo Ấn Độ, trước tác.
Hoàn thành chương cuối cùng của việc giảng dạy, đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng: “Những lời giảng dạy không ứng xử như một cuốn sách lịch sử mà là hướng dẫn phương pháp để ứng dụng thực tiễn hằng ngày trong cuộc sống, để được an lạc hạnh phúc. Hãy suy nghĩ kỹ những gì tôi giảng dạy. Nó không giống như một câu chuyện; đọc nó và suy nghĩ về nó. Nếu quý vị làm điều đó qua sự suy tư hiểu biết để phát triển trí tuệ và những cảm xúc tiêu cực của quý vị sẽ giảm dần”.
Ngày hôm sau, đức Đạt Lai Lạt Ma chia sẻ về Trí tuệ Bồ tát Văn Thù qua bài tụng “Bát Nhã Tâm kinh” bằng tiếng Nhật, Trung Quốc và nhiều ngôn ngữ khác nhau.
Thích Vân Phong (Nguồn: VP Chính phủ Tây Tạng lưu vong)