Bài giảng pháp hay về 'trí tuệ Bát Nhã' là gì
Bài giảng dễ hiểu, dễ đọc về khái niệm 'Trí tuệ Bát Nhã' của cư sĩ Nhuận Hoà. Phật tử và Đạo hữu nên đọc.
Lâu nay nếu Quý Vị nào thường hay đi chùa hoặc tụng đọc kinh Phật ở nhà, thì chắc cũng đã nghe qua hay đã tụng đọc Bát Nhã Tâm Kinh rồi. (Mời đọc Bát Nhã Tâm Kinh Ba La Mật Đa tại đây).
Tuy nhiên tụng đọc là thế, nhưng lại có ít người có thể hiểu và ứng dụng bài kinh này vào trong cuộc sống, cũng như ứng dụng vào trong việc tu của mình để có thể mang lại lợi ích thật sự.
Chính vì thế, nên hôm nay tôi sẽ nói sơ lượt về trí tuệ Bát Nhã, còn về bản kinh, hay từng câu chữ thì Quý Vị tự tìm mua.
Cụm từ bát nhã nếu dịch ra thì có nghĩa là trí tuệ.
Trí tuệ này do đâu mà có?Trí tuệ này do sự xoay tâm trở lại và quán chiếu vào bên trong của thân tâm chúng ta.
Và sẽ thấy rằng thân và tâm này là giả hợp không thực có, có mà lại không có, giả tướng.
Và khi một Bậc tu hành mà đạt đến trạng thái đó, thì thấy không còn có cái thân vật chất này, và tâm cũng không còn, thế giới cũng không, lúc này trí tuệ giác ngộ sẽ được hiển lộ, sẽ thấy được bản lai diện mục của chính mình lâu nay.
Giờ ta sẽ đi vào phân tích, xem xét về hai phần :
Một là thân không thực có :Cái thân, tất cả chúng ta từ khi được cha mẹ sinh ra thì đều có một cái thân.
Vậy là có thân đúng không ạ?Và theo thời gian thì thế nào?
Thân sẽ già đi, bệnh và chết.Và chết thì thân dần tan hoại.
Vậy là thân từ có đã trở về không.
Nên nếu dùng trí tuệ để quán chiếu, để suy xét thì cái thân này có mà lại không có.
Hoặc nếu dùng lý nhân duyên để quán chiếu thì Quý Vị sẽ thấy rằng :
Thân này vốn dĩ có là do được hội tụ bởi nhiều nhân duyên.
Mới sinh ra là nhờ yếu tố tinh cha, huyết mẹ, nương vào đó mà thức mới có thể đi đầu thai, nhập thai.Và khi sinh ra đời, thì phải nhờ nhiều trợ duyên khác thì thân mới được nuôi lớn, mới tồn tại được như không khí, ánh sáng, thức ăn, nước uống,…v…v…Và chính vì thân có được do duyên hợp (nhiều nhân duyên) nên nó không có tính chủ thể, chỉ là giả có, vì nếu các duyên không hội đủ thì thân cũng không thể tồn tại được.
Với trí tuệ quán chiếu như thế, nên rõ ràng thân này có mà không thật có.
Và với bản thân tôi, khi tôi sáng tỏ hơn về sự quán chiếu thân không thực có, tôi thấy trong tâm tự nhiên khởi phát tâm từ bi, và sự hiền từ mãnh liệt.
Vì khi nhìn thấy bất kì ai, khi đôi mắt tôi chạm đến họ, tôi cũng thấy sự hư dối của xác thân, và cũng như những sự khốn khổ của kiếp người, và lúc ấy tâm từ trong tôi hiện hữu một cách rất mạnh mẽ.
Và khi từ tâm hiện hữu thì bao nhiêu sự hờn giận, oán ghét, bao ích kỉ, tham sân… như vỡ vụn, tâm dần bị buông bỏ những sự chấp thủ.
Tiếp đến ta sẽ tìm hiểu phần hai là :
Tâm không thực có :Các yếu tố hợp thành cái tâm này là thọ, tưởng, hành và thức. (Và ẩn đằng sau bốn yếu tố này là một «Cái biết»).
Thọ là gì? Thọ hay cảm thọ là các cảm giác của ta về buồn, vui, ngon, dở, đẹp xấu, …v…v…Tưởng là gì? Là sự tưởng tượng về các hình ảnh, âm thanh,… là những ý niệm vọng động trong tâm.Hành là gì? Hành chúng nằm khá sâu trong vô thức, là hang ổ phát xuất ra thần thông.Chúng là sự suy luận, sáng tạo, phân tích, đánh giá từ bên trong tâm, để đưa ra các quyết định.Thức là gì? Thức hay vọng thức phân biệt.Là sự nhận thức, phân biệt các đối tượng từ các trần cảnh bên ngoài đưa đến.Ví dụ :
Khi Quý Vị nhìn một bông hoa hồng màu đỏ chẳng hạn.
Khi mắt đối sắc là hoa hồng, sự nhận thức của mắt (nhãn thức) sẽ phân biệt được :
À, đây là hoa hồng, chứ không phải là hoa huệ hay hoa lan.
Nên có thể nói, cái thức này chúng giữ một vai trò cũng khá quan trọng trong các sinh hoạt của cuộc sống hằng ngày của con người.
Tuy nhiên, thức phân biệt cũng có sự giới hạn của chúng.
Một Bậc tu chứng, tâm định đi vào khá sâu, vượt qua được «thức ấm», để hiển lộ, chứng được «cái biết» chân thực.
Thì từ đây, trí tuệ Vị này như mặt trời thoát khỏi mây đen che phủ, chiếu sáng và tỏ tường tất cả mọi thứ mà không còn sự ngăn ngại.
Ví dụ :
Nếu hiện tại Quý Vị đang ngồi ở nhà mình, và tôi hỏi :
– Quý Vị có thể thấy biết mặt mũi tôi là ai không?
Thì rõ ràng là cái thức sẽ bị giới hạn về sự hiểu biết.
Nhưng nếu cũng với câu hỏi đó mà Quý Vị hỏi Bậc có tu chứng, thì trong tích tắc họ sẽ có đáp án liền.
Trở lại với bốn yếu tố hợp thành tâm là thọ, tưởng, hành và thức.
Từ bao nhiêu kiếp lâu xa nay ta cứ nghĩ rằng tổ hợp của bốn yếu tố này là ta.
Rồi ta nảy sinh các tâm chấp giữ, nắm giữ, lưu giữ, như nào là ngon, nào dở, nào hận, nào thù, nào yêu, ghét, hơn thua, tham, sân,…
và ta dính mắt vào chúng, hình thành tâm chấp ngã, chấp ta, để rồi khuấy động, tiếp nối, lưu chuyển, đi mãi trong luân hồi sinh tử.
Nhưng thực chất là không có cái gì là ta hết, chúng cũng chỉ là duyên hợp, là một khối giả lập, chứ không có tự ngã.
Vượt qua được năm uẩn (sắc và thọ, tưởng, hành, thức) để chứng được cái biết, đạt được vô ngã.
Đây mới là mục tiêu tối hậu của người tu.
Lúc này người tu sẽ có một trí tuệ, tạm gọi là trí tuệ bát nhã, trí tuệ của sự giải thoát, và chấm dứt hoàn toàn mọi sự đau khổ, đạt được an lạc tuyệt đối.
Nam Mô A Di Đà Phật.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Chung quanh vấn đề vãng sanh
Nghiên cứu 20:00 21/11/2024Tất cả chúng sanh, nếu không được sanh về cõi Phật, tất nhiên sẽ phải đọa vào ác đạo, không trước thời sau. Nếu muốn sanh về cõi Phật, đương nhiên là phải niệm Phật. Đó là một sự thật tất nhiên không thể phủ nhận.
Luận bàn hai chữ “Cuộc đời” trong bài kệ của Thiền sư Pháp Loa
Nghiên cứu 13:32 21/11/2024“Cuộc đời của mỗi con người chỉ như một giấc chiêm bao – vô thường. Nếu không có hiểu biết, không tìm thấy cái ta chân thật, thì dù làm bao nhiêu việc cũng chỉ là làm mộng, bao nhiêu cái biết, cũng chỉ là cái biết hư vọng”.
Mối quan hệ giữa đời sống và việc tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông
Nghiên cứu 14:05 20/11/2024Phật hoàng Trần Nhân Tông luôn nhấn mạnh quan niệm tiến bộ của Phật giáo Đại Việt rằng “Phật giáo là cuộc sống, không có sự cách li, phân biệt, bởi vì Phật giáo là gì nếu không phải đó là một quá trình đi tìm chân lý.
Tiếc là con người chỉ có hai tay
Nghiên cứu 08:20 19/11/2024Ngày xửa ngày xưa, có một cô gái đến tuổi gả chồng, có hai gia đình Đông gia và Tây gia cùng đến cầu thân.
Xem thêm