Bài học rút ra từ cái đói
Nếu nói sinh, lão, bệnh, tử là 4 cái khổ lớn thì sự đói ăn, khát uống cũng là một nỗi khổ trầm thống của kiếp người.
Con người từ sáng đến tối quần quật lo làm lụng, vấn đề trước tiên và ưu tiên một đó là giải quyết ''những tiếng thét gào'' vọng ra từ bao tử. Khi được no cơm ấm áo rồi thì mới có thể nghĩ đến những nhu cầu khác như giải trí, shopping, du lịch, tôn giáo, thưởng ngoạn những cái hay cái đẹp cuộc đời...Khi không có lấy một hạt cơm trong bụng thì những điều vừa nêu trên tự dưng trở thành những món hàng xa xỉ... Câu: ''Phú quí sinh lễ nghĩa'' cũng xuất phát từ quan điểm trên...
Xin chia sẻ những bài học từ cơn đói:
Khi no đủ ta dễ phán xét người khác thế này, thế nọ. Khi đói chuyện gì cũng không quan tâm, việc trước tiên là lấp đầy cái ''khoảng trống đang bị dày vò''.
Khi no, nhiều khi trước mặt đầy cao lương mỹ vị mà ê chề, ngán ngẫm, ăn chẳng thấy ngon. Khi đói, một củ khoai lang nướng chợt...nhai ngấu nghiến và thấy... ngon như thực phẩm thiên đường..
Khi no, ta say sưa giảng đạo, dạy đời bao nhiêu triết lý hay ho... Khi đói, vị triết gia trong ta gạt qua tất cả mọi lí thuyết mà... lo chạy gạo..
Khi no, ta thường quên những giá trị đang có để chạy theo những ước mộng xa vời, khi đói đến cùng cực, ta dễ dàng đánh đổi tất cả để giống như thăng Bờm, cái gì cũng không chọn, chỉ chọn một nắm xôi mà thôi!.
Khi no, ta theo đuổi lý tưởng nhiệt tình, khi đói cùng cực ta rất dễ.. bán đứng lí tưởng của mình để đổi lấy miếng ăn một cách thực dụng...
Khi no, ta ngồi nghe nhạc, nghe kinh. Khi đói ta không muốn nghe bất cứ thứ gì ngoài nghe theo tiếng gọi tha thiết của... ''bộ đồ lòng''...
Phật dạy lãng phí thức ăn nước uống là tạo nghiệp lớn
Khi no, ta tỏ ra yêu thương người khác là chuyện dễ dàng. Lúc mà ta chỉ còn vỏn ven một mẫu bánh trên tay, bên cạnh ta có một đứa nhỏ đứng nhìn, một con chó đứng ngó chăm chăm mà ta vẫn cứ mặc, cho cả vào mồm của mình thì...không còn gì để nói...
Bị đói một vài ngày thì có thể cầm cự được, đói 1 tuần hay nhiều ngày trở lên ta sẽ nhìn rõ bản chất... rất ư là thật của mình..
Ở đời, người ta thường nói ''miếng ăn là miếng tồi tàn'' nhưng cũng có câu: ''Có thực mới vực được Đạo''. Do vậy, cách ăn cơm trong Chánh Niệm của thiền môn nhắc nhở cho chúng ta luôn biết ơn trời đất và pháp giới chúng sanh. Sự giải thoát của tinh thần không đến từ sự vô ơn hay xem thường vật chất mà có được.
Mừng cho bạn chưa bao giờ phải chịu đói ngày nào và mừng cho tôi đã bị cái đói hành hạ để từ đó biết kham nhẫn, biết yêu thương và quan trong hơn là biết sống...
Như Nhiên Thích Tánh Tuệ
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Diệu dụng của thần chú Lăng Nghiêm
Kiến thức 10:11 23/12/2024Thần chú Lăng Nghiêm là chú cốt tủy trong Phật giáo, học, trì tụng Chú Lăng Nghiêm là nhân duyên rất lớn của người con Phật.
Thần chú hộ mệnh Angulimala là gì?
Kiến thức 06:10 23/12/2024Thần chú hộ mệnh của mỗi người chính là lòng từ bi của chính người đó. Nếu ta tu tập tâm từ thì trường năng lượng xung quanh ta chính là trường năng lượng hộ mệnh. Trường năng lượng này sẽ bảo hộ ta tránh được rất nhiều tai ương, hoạn nạn.
Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo
Kiến thức 22:01 22/12/2024Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.
Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết
Kiến thức 15:00 22/12/2024Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…
Xem thêm