Thứ bảy, 27/05/2023, 09:33 AM

Bài học về cách chuyển hóa thọ mạng

Đức Phật dạy rằng, chúng ta là chủ nhân số mạng của chính mình. Thầy xin dẫn một câu chuyện:

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Có chú Tiểu ở trong chùa với một vị Hòa thượng. Hòa thượng là bậc đã chứng quả nên Ngài biết rằng, chỉ 7 ngày nữa chú Tiểu sẽ bỏ mạng. Vì muốn chú Tiểu nếu có ra đi thì ra đi trong vòng tay của bố mẹ nên Hòa Thượng cho chú Tiểu về thăm nhà một tuần.

Chú Tiểu vui lắm, thế là quẩy đãy tung tăng về. Trên đường về, chú đi qua một con suối. Đúng lúc ấy, trời đổ mưa rất to, dòng suối chảy rất mạnh, chú chưa thể qua suối được. Đứng bên bờ, chú nhìn thấy trên dòng suối có một bọng gỗ, mà trên đó có vô số con kiến đang bò hết sức hoảng loạn. Nếu chỉ trôi thêm một đoạn nữa là bọng cây sẽ bị vùi xuống nước và cả đàn kiến sẽ chết hết.

Chú khởi tâm thương xót, nên quyết tâm lội ra suối, bằng mọi cách kéo bọng gỗ vào bờ. Đặt bọng gỗ trên bờ, chú đã cứu thoát đàn kiến. Sau đó, chú đợi mưa tạnh, suối bớt chảy, rồi vượt suối trở về nhà.

Sau khi hết một tuần ở nhà, chú xin phép cha mẹ được trở về chùa và cha mẹ lại khăn gói tiễn chú đi.

Không nghĩ chú Tiểu có thể trở về nên Hòa Thượng rất ngạc nhiên khi thấy chú quay lại. Hòa Thượng hỏi:

- Trong thời gian về nhà, con có làm được việc thiện gì không?

Chú Tiểu nói:

- “Con bạch Sư Phụ, không ạ. Về nhà, con chỉ nấu cơm nước giúp cha mẹ.” - Chú chợt nhớ ra: “Bạch Sư Phụ, hôm về, con gặp trận mưa lớn ở suối và con đã cứu được một đàn kiến.”

Hòa thượng nói:

- Sư Phụ biết là con chỉ còn thọ mạng đúng một tuần nữa nên Sư Phụ cho con về nhà. Hôm nay, Sư Phụ thấy diện tướng con thay đổi hoàn toàn. Do con làm được việc phúc là cứu được ngàn vạn con kiến nên thọ mạng của con được kéo dài, không bị chết yểu. Sư Phụ chúc mừng con. Con phải tinh tấn tu tập.

Đó là câu chuyện trong Phật Pháp nói rõ việc chuyển nghiệp mất mạng. Vậy thì, chúng ta thấy, thọ mạng của chúng ta có thể chuyển hóa nếu chúng ta khéo tu tập và tích lũy phước báu bằng việc tu tập các thiện Pháp, bằng tâm từ bi, tâm tốt đẹp của mình.

(Trích lời Thầy Thích Trúc Thái Minh trong video “Giải mã hiện tượng trùng tang")

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thế nào là viên tịch, tân viên tịch và thuận tịch?

Kiến thức 09:00 25/12/2024

Nhân có học Tăng, khi đọc bài viết bàn về chữ "Tân viên tịch" không hiểu chắc là nói như vậy đúng hay sai....Chúng tôi cũng thấy cần nói rõ.

Luân hồi trong thần chú Lăng Nghiêm: Năng lực thần chú

Kiến thức 08:46 25/12/2024

Thần chú Thủ Lăng Nghiêm còn gọi là Phật Đỉnh Quang Minh Ma Ha Tát Đát Đa Bát Đát Ra hay Bạch Tán Cái tức chỉ cho cái thể dụng rộng lớn của bản lai tự tánh. Bạch là trí tuệ. Tán cái là lòng từ bao la rộng lớn.

Đại sư, Pháp sư, Thái sư nghĩa là gì?

Kiến thức 20:26 24/12/2024

Đại sư, Pháp sư, Thái sư là những danh từ chúng ta thường gặp trong các sách về Phật giáo, Đạo giáo và lịch sử. 

Thần chú Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni (bản tiếng Việt)

Kiến thức 10:00 24/12/2024

Thần chú Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni còn gọi là Tối Thắng Phật Đảnh Thần Chú, được đức Thế Tôn thuyết trong kinh Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni. Thần chú này rất mầu nhiệm, oai lực bất khả tư nghì, độ thoát chúng sinh trong sáu đạo luân hồi và lần lượt đều được chứng quả giải thoát.

Xem thêm