Bài khấn Rằm tháng 7 cúng chúng sinh chuẩn nhất
Tập tục cúng chúng sinh mỗi vùng miền khác nhau nên mâm cỗ cúng cũng khác biệt một chút, tuy nhiên, một lưu ý quan trọng trong lễ cúng này là không cúng đồ mặn và phải được thực hiện sau khi hoàn tất lễ cúng rằm, cúng Phật, cúng gia tiên.
Dịp Rằm tháng Bảy vừa là ngày Xá tội vong nhân, vừa là Lễ Vu Lan báo hiếu. Vào ngày này, người Việt có phong tục làm mâm cơm cúng thần linh, gia tiên và cúng bố thí cho các vong hồn lang thang hay còn gọi là cúng chúng sinh.
Theo quan niệm của người Việt, cúng chúng sinh vừa thể hiện sự "cứu giúp" những linh hồn khốn khổ nhưng nó cũng là một hình thức "hối lộ" để khỏi bị các oan hồn quấy phá, hoặc để được họ "hỗ trợ".
Bài cúng rằm tháng 7 âm lịch tại nhà chuẩn nhất

Cúng chúng sinh không cúng đồ mặn.
Phatgiao.org.vn xin gửi tới quý độc giả các bài khấn Rằm tháng 7 theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam (NXB Văn hóa Thông tin):
Văn khấn cúng chúng sinh Rằm tháng Bảy âm lịch năm 2020
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).
Con lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương.
Con lạy Đức Phật Di Đà
Con lạy Bồ Tát Quan Âm.
Con lạy Táo Phủ Thần quân Chinh thần.
Tiết tháng 7 sắp thu phân
Ngày Rằm xá tội vong nhân hải hà
Âm cung mở cửa ngục ra
Vong linh không cửa không nhà
Đại Thánh Khảo giáo - A Nan Đà Tôn giả
Tiếp chúng sinh không mả, không mồ bốn phương
Gốc cây xó chợ đầu đường
Không nơi nương tựa đêm ngày lang thang
Quanh năm đói rét cơ hàn
Không manh áo mỏng - che làn heo may
Cô hồn năm bắc đông tây
Trẻ già trai gái về đây hợp đoàn
Nay nghe tín chủ thỉnh mời
Lai lâm nhận hưởng mọi lời trước sau
Cơm canh cháo nẻ trầu cau
Tiền vàng quần áo đủ màu đỏ xanh
Gạo muối quả thực hoa đăng
Mang theo một chút để dành ngày mai
Phù hộ tín chủ lộc tài
An khang thịnh vượng hòa hài gia trung
Nhớ ngày xá tội vong nhân
Lại về tín chủ thành tâm thỉnh mời
Bây giờ nhận hưởng xong rồi
Dắt nhau già trẻ về nơi âm phần
Tín chủ thiêu hóa kim ngân
Cùng với quần áo đã được phân chia
Kính cáo Tôn thần
Chứng minh công đức
Cho tín chủ con
Tên là:………………………………
Vợ/Chồng:…………………………
Con trai:……………………………
Con gái:…………………………….
Ngụ tại:……………………………..

Cúng cô hồn phải được thực hiện sau khi hoàn tất lễ cúng rằm, cúng Phật, cúng gia tiên.
Tháng 7 âm lịch có phải là tháng cô hồn?
Tại sao phải cúng chúng sinh?
Theo truyền thống tín ngưỡng dân gian, người Việt tin rằng con người có hai phần gồm hồn và xác. Khi qua đời, hồn lìa khỏi xác, thân xác được chôn cất hoặc hỏa táng và dần dần phân hủy. Nhưng phần hồn vẫn còn tiếp tục tồn tại. Phần hồn đó có thể về trời, lên cõi khác tốt đẹp hơn hoặc đầu thai làm người hoặc vật, cũng có thể bị đày xuống địa ngục. Những nơi chốn mà phần hồn phải được đi theo phụ thuộc vào những việc làm tốt hay xấu mà người đó làm khi còn ở dương thế. Ngoài ra, dân gian cũng tin rằng có những vong hồn vì lý do nào đó mà không thể đi về cõi thuộc về, cứ mãi vương vấn trần thế, phải cô đơn lang thang và chịu đói, quấy rối người sống.
Bởi thế mới có lễ cúng cô hồn, cúng thí thực (tặng thức ăn), mang ý nghĩa nhân đạo, để "cứu giúp" những vong hồn khốn khổ, bơ vơ, không được ai thờ cúng. Dịp cúng cô hồn lớn nhất trong năm là dịp rằm tháng 7, trùng với lễ Vu Lan báo hiếu.
Cũng theo truyền thuyết dân gian, từ mùng 2/7 Âm lịch, Diêm Vương ra lệnh bắt đầu mở Quỷ Môn Quan để ma quỷ trở lại cõi trần và đến rằm thì tất cả phải trở về, cửa địa ngục đóng lại. Theo thông lệ, các gia đình thường cúng cô hồn từ ngày mùng 2 đến hết ngày 14/7 âm lịch. Lễ cúng rằm tháng bảy, lễ cúng Vu Lan cũng được tiến hành từ mùng 1-14/7 âm lịch. Có một lưu ý là lễ cúng chúng sinh phải được thực hiện sau khi hoàn tất lễ cúng rằm, cúng Phật, cúng gia tiên.
Xem thêm video "Nguyên nhân của mê tín":
TIN LIÊN QUAN


Tượng Phật gỗ an vị tại gia như thế nào cho đúng?
HomeAZ
Tượng Phật gỗ an vị tại gia là một nét đẹp truyền thống phổ biến của dân tộc Việt, tuy nhiên, việc an vị tượng Phật gỗ như thế nào cho đúng thi rất ít ai quan tâm. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Hội nghị Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh GHPGVN
Kiến thức
Sáng ngày 17/1/2021 tại Tổ đình Vĩnh Nghiêm (Quận 3, TP.HCM), Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh (HĐCM) đã triển khai phiên họp thông qua Quy chế hoạt động của HĐCM trong nhiệm kỳ VIII (2017-2022).

Thiện hữu thiện báo: Tu thân và giúp người để báo ân
Kiến thức
Lâm Thừa Mỹ người Phúc Kiến, từ nhỏ đã sớm mồ côi cha, mẹ ông phải hết sức gian khổ mới nuôi dưỡng dạy dỗ ông được nên người. Ngờ đâu, đến lúc ông công thành danh toại thì mẹ hiền cũng sớm lìa trần, khiến ông không khỏi buồn đau thương tiếc.

Niệm Phật trong giấc mộng
Kiến thức
Thương mẹ lắm, nhớ mẹ nhiều nhưng con nào có ngờ mẹ qua đời sớm như vậy! Đó là nỗi đau lớn nhất trong đời con. Lòng con cảm giác đau tê tái và chợt tỉnh chợt mơ giữa ban ngày. Con đã nhắm nghiền đôi mắt nén nỗi đau vào lòng. Con niệm Phật A Di Đà đưa mẹ ra đi vĩnh viễn.

Ban Thông tin truyền thông TƯ GHPGVN tổng kết công tác Phật sự năm 2020
Kiến thức
Chiều ngày 17/01/2021 (nhằm ngày 05/12 năm Canh Tý), tại Văn phòng 2 TƯ (Thiền Viện Quảng Đức số 294, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP.HCM), đã diễn ra Hội nghị tổng kết công tác Phật sự của Ban Thông tin Truyền thông Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Tượng Phật gỗ an vị tại gia như thế nào cho đúng?
Tượng Phật gỗ an vị tại gia là một nét đẹp truyền thống phổ biến của dân tộc Việt, tuy...
