Tháng cô hồn và những quan niệm sai lầm
Phong tục người Việt không quan niệm tháng nào là cô hồn. Thay vì cúng bái, tôn thờ những điều mê tín, con người nên hướng tới làm điều thiện, báo hiếu mẹ cha.
Tại sao người Việt có tục cúng cô hồn vào rằm tháng Bảy?
Rằm tháng bảy có 2 lễ lớn đó là lễ Vu Lan và lễ xá tội vong nhân. Đức Phật dạy các Phật tử rằng muốn báo hiếu bố mẹ thì cử hành lễ Vu Lan để cầu siêu cho các đấng sinh thành và làm lễ xá tội vong nhân để cúng cho linh hồn đang còn vất vưởng không nơi nương tựa.
Tuy nguồn gốc khác nhau, cả 2 lễ cúng lớn trong tháng bảy đều chứa đựng ý nghĩa nhân văn cao cả, đó là đề cao báo hiếu và làm phúc bố thí.
Theo sách 100 điều nên biết về phong tục Việt Nam, tục cúng linh hồn có liên quan câu chuyện giữa A Nan Đà (thường gọi tắt là A Nan) với con quỷ miệng lửa (diệm khẩu).
Quan niệm trong kinh sách
Kinh chép rằng một buổi tối, khi A Nan đang ngồi trong tịnh thất thì thấy con ngạ quỷ thân thể khô gầy, cổ nhỏ dài, miệng nhả ra lửa bước vào. Quỷ cho biết ba ngày sau A Na sẽ chết và sẽ luân hồi vào cõi ngạ quỷ miệng lửa, mặt cháy đen như nó. A Nan sợ quá bèn hỏi quỷ bày cho cách thoát khỏi khổ đồ.
Quỷ đói nói: “Ngày mai, ông phải thí cho bọn ngạ quỷ chúng tôi mỗi đứa một hộc thức ăn, và soạn lễ cúng Tam Bảo thì sẽ được tăng thọ, còn tôi sẽ được sinh về cõi trên”.
A Nan đem chuyện bộc bạch với Đức Phật và được Phật cho bài chú gọi là “cứu bạt diệm khẩu ngạ quỷ Đà La Ni”. Sau đó, A Nan đem tụng trong lễ cúng và được thêm phúc thọ.
Tục cúng linh hồn bắt nguồn từ sự tích này nên người ta vẫn gọi cúng cô hồn là “phóng diệm khẩu”, với nghĩa gốc là “thả quỷ miệng lửa”.
Về sau, nó lại được hiểu rộng thành nghĩa khác như tha tội cho tất cả người chết (xá tội vong nhân), hoặc cúng thí cho những vong hồn vật vờ (cô hồn).
Tháng cô hồn dưới quan điểm của Phật giáo
Nguồn gốc ra đời của lễ Vu Lan
Theo sách nhà Phật, xưa kia, ngài La Bộc đi theo Ðức Phật, tu hành đắc đạo, trở thành Bồ tát Mục Kiền Liên - một trong các đệ tử thân tín của Ðức Phật.
Vì mẹ đã qua đời nên Mục Kiền Liên luôn mang niềm thương nhớ. Muốn biết mẹ mình khi ấy ra sao, ông dùng "mắt thần" tìm kiếm bốn phương, thấy mẹ đang ở trong "cõi quỷ", bị hành hạ khổ cực vì khi còn sống bà từng gây tội lỗi. Mục Kiền Liên thương mẹ, Bồ tát xuống "cõi quỷ" đưa bát cơm nhưng mẹ không được ăn.
Bồ tát trở về hỏi, Ðức Phật bảo dù tài giỏi, Mục Kiền Liên cũng không cứu được mẹ, chỉ có một cách là hợp sức cùng mọi người. Rồi ngài thuyết kinh Vu Lan khuyên đến ngày rằm tháng bảy, Bồ tát Mục Kiền Liên cùng mọi người sắm sửa cúng lễ sao thật thành tâm sẽ cứu được mẹ.
Ðức Phật còn bảo chúng sinh muốn báo hiếu với cha mẹ thì theo cách đó mà làm. Mục Kiền Liên làm theo lời Phật, cứu được mẹ và giải thoát được các vong hồn bị giam ở âm cung.
Từ truyền thuyết này, lễ Vu Lan hình thành. Hàng năm, đến ngày rằm tháng bảy, mọi người lại cùng nhau bày tỏ tình cảm, lòng tri ân đối với ơn cha mẹ, ơn ông bà, tổ tiên. Ðó là báo hiếu đối với công ơn của người sinh thành - đạo hạnh đứng đầu trong "tứ ân" của nhà Phật.
Ý nghĩa của ngày rằm tháng bảy và xá tội vong nhân
Rằm tháng bảy nên làm nhiều điều tốt
Theo hòa thượng Thích Bảo Nghiêm - Phó chủ tịch Hội đồng trị sự Trung ương Phật giáo Việt Nam - quan niệm của người Việt không có tháng cô hồn, mà chỉ có tháng xá tội vong nhân.
Ông bà chúng ta đều quan niệm rằng, vong linh những người quá cố được nhờ ơn đức Phật theo tinh thần báo hiếu của tôn giả Mục Kiền Liên mà được siêu sinh độ hóa về cảnh giới an lành. Đó cũng là lòng thương với những người chết không nơi nương tựa và cũng mong vong hồn được siêu thoát.
Đây là tinh thần bình đẳng và yêu thương của người Việt đối với người sống và cả những người chết, không phân biệt đó là người gần gũi với mình hay bên ngoài.
Phong tục người Việt không quan niệm tháng cô hồn. Thay vì cúng bái, tôn thờ những điều mê tín, con người nên hướng tới những điều thiện, như xá tội vong nhân và báo hiếu với cha mẹ, ông bà.
>Xem thêm video: "Tự tại trước khen chê":
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Văn khấn cúng rằm tháng 10 Âm lịch 2024 tại gia cập nhật
Tâm linh Việt 11:30 13/11/2024Rằm tháng 10 được biết đến là ngày Tết Hạ Nguyên. Đây chính là một trong những ngày rằm quan trọng, ngày lễ lớn mang nhiều ý nghĩa tâm linh đối với người dân Việt.
Văn khấn cúng rằm tháng 9 Âm lịch tại gia cập nhật
Tâm linh Việt 14:45 16/10/2024Theo quan niệm của người xưa, vào ngày rằm, mặt trăng và mặt trời nhìn rõ nhau, thấu suốt nhau, soi chiếu vào mọi tâm hồn. Bởi thế con người trở nên sáng suốt và trong sạch, đẩy lùi được mọi điều đen tối vẩn đục trong lòng. Đây là thời điểm để con cháu tưởng nhớ đến tổ tiên.
Văn khấn rằm tháng 8 - Tết Trung thu chuẩn nhất
Tâm linh Việt 09:55 15/09/2024Trong ngày Tết Trung thu, mỗi gia đình Việt thường chuẩn bị mâm lễ cúng dâng lên ông bà tổ tiên. Bên cạnh đó việc chuẩn bị văn khấn ngày rằm tháng 8 âm lịch cũng được nhiều người chú trọng.
Văn khấn mùng 1 hàng tháng tại gia cập nhật
Tâm linh Việt 06:00 03/09/2024Vào ngày mùng 1 đầu tháng, người Việt thường thắp hương cúng thổ công và gia tiên theo phong tục truyền thống. Ngoài chuẩn bị các đồ lễ cúng đầy đủ, văn khấn cúng thổ công và gia tiên mùng 1 hàng tháng theo truyền thống cũng là một trong những nghi lễ quan trọng.
Xem thêm