Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 18/12/2020, 09:12 AM

Bản chất của tham dục

Tham dục là một đề tài vừa cũ vừa mới luôn mang tính thời đại. Là nguyên nhân tạo nên tội lỗi của con người có gốc là tham, bằng phương pháp tu hành Phật giáo chúng ta vẫn có những phương cách loại bỏ ngọn lửa này.

Tham dục vấn đề muôn thuở của con người, các giống loài có đặc tính đực cái, cả cõi Dục giới “Cõi Dục Giới được kéo dài thì A Tỳ Địa Ngục qua cảnh các súc vật, các Ngạ Quỷ, các Thần, con Người, đến những ông bà tiên dục giới như: Tứ Đại Thiên Vương, Dạ Ma,… Tha Hoá Tự Tại cõi cao nhất của Dục Giới. Trong suốt những tầng lớp các sinh vật này đều có chung một đặc tính, đó là: Có giống đực và giống cái, ăn uống và giao dâm. Trong đó, con người cũng đắm chìm trong Tham Dục và coi đó là chuyện hiển nhiên như là con cá ở trong nước”(1), như vậy vấn đề ở đây là con người cũng có giống đực – cái nên đây là một điều hiển nhiên sinh ra tham dục, bởi đó vừa là bản năng sinh tồn vừa là đặc tính của giống loài, cũng bởi con người cũng nằm trong Dục giới – cõi giới của tham dục, lại một lần nữa khẳng định đầy đủ thuyết phục đó là con người gắn liền với tham dục từ trước đến nay.

Tham dục là gì?

Tham dục có thể hiểu “ái dục là sự khao khát, ưa muốn, vui thích trong tam giới cho nên chúng sinh sinh vào cảnh giới nào cũng tại nó dắc dẫn và đeo đuổi theo trong cảnh giới ấy , không rời bỏ bao giờ”(2) và “các loại tham dục như sau: Tham dục hoàn toàn bất thiện; Là sự ao ước, muốn làm – không thiện không ác; Pháp dục – tham muốn pháp chân chính – lý do khiến Phật Thích Ca xuất gia Như vậy, ý định chính là tham dục (3). Theo Hộ Tông thì Dục ái “có 3 bực tham ái: Ái dục trong cảnh Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới”(4). Vì vậy, đã là bản chất của con người với những lòng ham muốn, muốn nắm lấy đối tượng mình thích chính là tham dục.

Đức Phật là người duy nhất không có tật xấu, nên tham dục không còn xuất hiện nữa.

Đức Phật là người duy nhất không có tật xấu, nên tham dục không còn xuất hiện nữa.

Không tham dục thì phước báu vô biên

Con người vì còn nằm trong vô minh nên là điều không thể tránh khỏi, chỉ có Phật mới là người toàn diện, hoàn hảo mọi mặt, tức chính đẳng chính giác, thập toàn thập mỹ. Đức Phật là người duy nhất không có tật xấu, nên tham dục không còn xuất hiện nữa. Đó là một tấm gương để con người hướng đến loại bỏ những chướng ngại để thành một CON NGƯỜI chữ Hoa.

Nguyên nhân của tham dục

Đó là sự phóng dật, ham muốn theo bản năng, là hậu quả của việc không kiểm soát và làm chủ tư tưởng trước những cám dỗ, trước sự thật phũ phàng của cuộc sống, do tính ích kỷ, vụ lợi cho bản thân con người,..

Về mặt tâm – sinh lý, con người bắt đầu khoảng từ 14 tuổi bắt đầu hình thành tâm lý về giới tính, cảm xúc khác giới, là một giai đoạn của lứa tuổi dậy thì, bắt đầu phát triển mạnh hóc – môn tăng trưởng và sinh dục(5). Đây là giai đoạn giao thời nhạy cảm nhất trong mặt nhận thức, tâm sinh lý của trẻ em – thanh thiếu niên. Nên những tư tưởng, nhận thức mà lứa tuổi này tiếp nhận từ gia đình, bạn bè, xã hội tác động cực kỳ mạnh mẽ đến sau này. Nhất là vấn đề về tham dục, đạo cũng như đời.

Tham dục là một đề tài vừa cũ vừa mới luôn mang tính thời đại.

Tham dục là một đề tài vừa cũ vừa mới luôn mang tính thời đại.

Quán thân bất tịnh để trừ tâm ái dục

Về gia đình, ngoài yếu tố “chính dâm” của vợ chồng, thì xảy ra những chuyện tham dục ngoài luồng, vừa là yếu tố tâm – sinh lý của vợ chồng, có thể đã xảy ra vấn đề, hoặc ham muốn tham dục quá nhiều nên có những hành động không chính. Làm đảo lộn tình nghĩa vợ chồng, có thể khiến gia đình tan nát, một thực trạng hiện hữu trong xã hội Việt Nam và thế giới.

Về mặt kinh tế, tham dục cũng có thể xảy ra do hoàn cảnh kinh tế, hoặc xã hội ép buộc, cũng có thể do nghèo đói mà người ta có ước muốn cũng có thể là cuộc sống quá giàu sang, phú quý, nên con người tìm đến những thú vị tiêu khiển, trong đó có tham dục. Trong lịch sử Việt Nam, chuyện tham dục của các vua chúa là một minh chứng rõ ràng.

Về mặt xã hội, là tiêu cực của đời sống xã hội quá phát triển, nên tham dục và chuyện tham dục nói chung trở thành một thứ nghề nghiệp tạo nên tiền bạc,một trò tiêu khiển, giải trí... Do sự thỏa thuận – đồng ý của hai bên tham gia vào chuyện này. Theo Phật giáo thì đó là không “chính dâm”, là tệ nạn của xã hội.

Tóm lại tất cả đều do Vô minh “là gốc, rễ cái, có nhiều rễ con chia tẻ ra vô số”(6) mà gây ra..

Lòng ái dục làm cho chúng sinh thọ sinh mà sinh vào các cảnh giới mới.

Lòng ái dục làm cho chúng sinh thọ sinh mà sinh vào các cảnh giới mới.

Chú Lăng nghiêm có loại bỏ tham dục không?

Tác hại của tham dục

Tham dục làm cho con người chìm đắm trong tội lỗi, tha hóa về đạo đức, gây ra những vi phạm pháp luật không đáng có, là một vấn nạn của xã hội. Tham dục có thể gây nghiện như ma túy(7) như một chất kích thích hệ thần kinh làm cho hậu quả khủng khiếp hơn cả về mặt tâm lý, đời sống, sau cùng là trở thành tội phạm, thành người con bất hiếu, nhất là về mặt tâm linh có thể trở thành các giống loài như rắn,..hoặc bị đọa địa ngục “những dục lạc đều là chua cay như nọc độc, hằng ám ảnh kẻ si mê, họ phải chịu khổ trong địa ngục và chịu khổ lâu dài(8), trong kiếp này hoặc sau.

Trên đây là những nét khái quát về tham dục dựa trên quan điểm của Phật giáo. Tuy là thâm căn, gốc rễ của con người và Dục giới nói chung, nhưng bằng cách là con người tu hành thật sự, thì tham dục vừa là vấn đề lớn nhưng lại là vấn đề nhỏ sau này. Nhưng để loại bỏ được thì công việc tu hành cực kỳ gian nan, có thể kéo dài cả đời nếu không thật sự, hoặc chỉ bằng lý thuyết. Vậy nên, chúng tôi sẽ đưa ra những phương cách tu tập Phật pháp để nhằm loại bỏ tham dục và những kết quả sẽ có được sau khi loại bỏ tật xấu này vì “Lòng ái dục làm cho chúng sinh thọ sinh mà sinh vào các cảnh giới mới”(9).

Chú thích:

(1) https://www.hoasentrenda.com/.

(2) Hộ Tông (1950), Tứ diệu đế, bản sách scan, tr 18.

(3) http://www.hoasentrenda.org/.(4) Hộ Tông (1950), Tứ diệu đế bản sách scan, tr 18 – 19.

(5).http://benhviennhitrunguong.org.vn/nhung-thay-doi-tam-ly-o-tuoi-day-thi-cua-tre-cha-me-khong-duoc-bo-qua.html.

(6) Hộ Tông (1961), Bát Thánh Đạo, bản sách scan, tr. 18.

(7) http://svhattc.org/wp-content/uploads/2018/12/2.Tong-quan-nghien_YTCC.pdf.

(8) Hộ Tông (1974), Phật ngôn, Hiếu – Minh ấn quán, câu số 8.

(9) Hộ Tông (1950), Tứ diệu đế, bản sách scan, tr. 18.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Thế nào là rộng duyên lành?

Kiến thức 16:56 02/04/2024

Duyên có nghĩa là quan hệ. Xây dựng mối quan hệ là gieo duyên. Hai bên từng có mối quan hệ qua lại gọi là hữu duyên (có duyên với nhau). Có mối quan hệ lợi ích cho nhau, gọi là thiện duyên (duyên lành).

Đạo Phật là con đường giác ngộ

Kiến thức 13:41 02/04/2024

Đạo Phật là Đạo giác ngộ, có nguồn gốc từ Ấn Độ, do thái tử là Tất đạt đa Cồ đàm (Siddhārtha Gautama) hình thành và sáng lập.

Nghịch lý của bản ngã vô minh

Kiến thức 13:33 02/04/2024

Khi chúng ta không thấy biết rõ một điều gì tưởng tượng liền xen vào tô vẽ thêm thắt để tạo dựng điều ấy thành một khái niệm chủ quan theo tầm nhìn, kiến thức, và kinh nghiệm giới hạn của mình.

Người chết có hưởng được các phẩm vật cúng thí?

Kiến thức 11:08 02/04/2024

Không biết tự bao giờ, trong sanh hoạt dân gian, tháng Bảy được xem là tháng cô hồn. Rất nhiều chùa viện và rất đông những gia đình tổ chức cúng thí trong tiết trời tháng Bảy ảm đạm bởi những ngày mưa ngâu, làm cho không khí càng thêm u uẩn.

Xem thêm