Bạn tin chăng câu nói: "Khẩu xà, Tâm Phật"?
Có người cho rằng khẩu nghiệp đơn giản là một cách giải tỏa stress, có người bao biện rằng họ "khẩu xà, tâm Phật", họ chỉ nói như vậy chứ chẳng có ý hại ai. Nhưng thực ra, nếu có tâm Phật thật, có lẽ họ sẽ cần cân nhắc kỹ càng hơn về lời ăn tiếng nói của mình.
Theo đạo Phật thì trong 10 nghiệp lớn của con người, có 4 nghiệp từ miệng gây ra đó là nói dối; nói lời hung ác; nói lưỡi đôi chiều và nói lời thêu dệt.
Không khó để nhận thấy, đây là 4 lỗi khá dễ gặp trong những cuộc sống đời thường của mỗi người.
Chuyện "không nói có", chuyện "có nói không" thường chung một lý do là hòng đổ lỗi cho người khác, che giấu lỗi của mình. Loại khẩu nghiệp này thường dễ bắt gặp ở những môi trường hay va chạm về quyền lợi, trách nhiệm.
Ngay ở môi trường công sở, chắc không khó để bạn thấy những câu chuyện vòng vo đổ trách nhiệm lên người khác , tránh bị phạt hay nhận "hộ" thành quả người khác. Tương tự, những lời thêu dệt hay những lời hung ác có mặt ở mọi nơi trong đời sống, đối tượng của nó có thể là bất cứ ai và có lẽ bất cứ ai trong chúng ta đều có thể trở thành nạn nhân hoặc trở thành thủ phạm vào những khi chính mình không ngờ đấy.
Có bao giờ, những câu chuyện "trà dư tửu hậu", bạn bàn về chuyện người khác nhưng thêm bớt vài tình tiết, phóng đại tí chút cho câu chuyện thêm kịch tính, cuốn hút? Cứ nghĩ tán dóc cho vui nhưng chính như câu thêm thắt ấy lại có thể làm sai lệch hẳn vấn đề, khiến người nghe chuyện hiểu nhầm về người khác.
"Có cái đơn giản thế mà cũng không làm được, tao không có đứa con ngu như mày!" - " Đi đứng như thế à, có mắt như mù!"...
Có rất nhiều câu mà khi phát ngôn, chúng ta không ý thức được hoàn toàn mà chỉ nghĩ nó như phương tiện để giải tỏa bức xúc trong lòng mình.
Chính những lúc cáu giận, sân hận, tâm trí bị giận hờn mê mờ, người ta dễ nói ra những điều hung ác làm buồn lòng người khác, đặc biệt là những người thân yêu của mình.
Trong xã hội hiện nay, khẩu nghiệp không chỉ dừng ở lời nói trực tiếp như ngày xưa mà còn là những chia sẻ, bình luận bạn viết trên mạng xã hội.
Sử dụng những lời độc ác, bịa chuyện, thô tục, xúc phạm đến người khác cũng có thể được xem là một dạng khẩu nghiệp.
Thậm chí chỉ cần nhấp chuột tán thành, ủng hộ những lời ác ngữ đều nguy hiểm cả, vì nhiều lần làm như vậy, không ai kiểm soát, không ai khuyên nhủ nên lâu ngày sẽ trở thành một thói quen.
Ai cũng biết rằng vết thương trên thân thể dễ lành hơn vết thương gây ra bởi lời nói. Và hậu quả của lời nói đôi khi còn nặng nề hơn rất nhiều so với những vết thương trên thân thể.
Khẩu nghiệp từ các lời nói tạo ra những hậu quả xấu, làm hại cho chính người nói ra và những người liên quan. Khẩu nghiệp còn ảnh hưởng đến cả cộng đồng, cả xã hội.
Có người cho rằng khẩu nghiệp đơn giản là một cách giải tỏa stress, có người bao biện rằng họ "khẩu xà, tâm Phật", họ chỉ nói như vậy chứ chẳng có ý hại ai. Nhưng thực ra, nếu có tâm Phật thật, có lẽ họ sẽ cần cân nhắc kỹ càng hơn về lời ăn tiếng nói của mình.
Trên thực tế, từ xưa đến nay đã có không ít những vụ việc thương tâm bắt đầu chỉ bằng những lời bông đùa đi quá giới hạn hay những lời ác ý. Hậu quả từ phía người nghe đã rõ, nhưng người nói ra lời khẩu nghiệp, liệu có hại gì mình không mà Phật giáo lại nhấn mạnh rằng đó là nghiệp báo lớn nhất?
Theo như luật nhân quả của đạo Phật, đã gieo nhân thì ắt phải gặt quả, đã có nghiệp ắt phải trả. Quả từ khẩu nghiệp đưa đến thường đến rất nhanh và sẽ chi phối đối với đời sống của tự thân người đó.
Vì thế, một lời buông ra có tính chất khẩu nghiệp, người nói cũng sẽ chịu nhiều hậu quả, chứ không thể vô can, hoặc chẳng sao cả như người ta tự an ủi mình.
Khi ai đó nói lời ác độc, nói cho sướng miệng, toàn dùng những lời cay cú chửi bới nhục mạ người khác, bạo hành tinh thần người khác, trước hết, chính bản thân của người ấy đã thể hiện lối sống thiếu phẩm chất, sống kém đạo đức, văn minh trong lời nói, trong giao tiếp và dẫn đến hạ thấp uy tín tự thân. Lâu dần, những người xung quanh sẽ dần dần xa lánh họ. Bạn có muốn ở gần ai đó mà luôn khiến bạn căng thẳng bởi năng lượng xấu từ những lời cay nghiệt không?
Những lời thêu dệt, dối trá cũng rất dễ gặp phản ứng.
Những câu nói dối, dù chỉ để vui đùa hay trục lợi, khi bị phát hiện chân tướng cũng khiến bạn bị mọi người dè chừng, xa lánh, không còn tin tưởng vào bạn. Lời nói dối có là tâm ý hay là ác ý thì đều là nghiệp xấu, làm tổn hại danh dự của chính bản thân bạn.
Những người nói hai lời, lời khiêu khích châm chọc người khác, gợi lên tính tình đố kỵ của người khác luôn gây ra xích mích trong các mối quan hệ, cũng có thể bị trả thù hoặc bị ghét bỏ, lâu dần sẽ mất hết những mối quan hệ chân thành...
Trên hết, những người hay tạo khẩu nghiệp trong đời sống thường ngày cũng khó được người khác thương mến, thậm chí là bị đánh giá xấu bởi cách ứng xử thiếu tinh tế, thiếu văn hóa của mình.
Đừng dương dương tự đắc cho rằng mình "an toàn" vì khẩu nghiệp chỉ để cho vui, vì nghe lời khó ưa vậy thôi chứ bạn là người tử tế.
Bởi trong xã hội bận rộn này, không phải ai cũng kiên nhẫn dành cho ta thời gian để tìm hiểu về "tâm Phật" của ta khi vấp phải "khẩu xà" khi mới tiếp xúc.
Nếu thật sự có tâm Phật hiện diện bên trong bạn, hãy bộc lộ ra bằng lời nói cũng đẹp đẽ và tỏa hào quang ấm áp như thế, không phải vì ai khác, mà vì chính mình.
Thả rông con rắn xảo ngôn ngoe nguẩy trong miệng mình, phun nọc vào cuộc đời (và gây họa cho chính mình), ai tin nổi vào tâm Phật của bạn đây?
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo
Kiến thức 22:01 22/12/2024Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.
Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết
Kiến thức 15:00 22/12/2024Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…
Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn
Kiến thức 10:57 12/12/2024Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.
Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?
Kiến thức 09:11 11/12/2024Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.
Xem thêm