Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 29/06/2016, 13:02 PM

Bangladesh: Phật giáo phát thức ăn cho người Hồi giáo nhân tháng Ramadan

Từ ngày 9/7, người dân tại nhiều đất nước hồi giáo đã bắt đầu với tháng ăn chay Ramadan, tháng lễ quan trọng nhất  của người hồi giáo.

Tháng lễ Ramadan là thời gian người hồi giáo dành để bày tỏ lòng sùng tín với thánh thần của mình. Trong tháng này, người Hồi giáo cho thấy sự tận tâm của họ với tôn giáo bằng cách nhịn hoặc kiêng ăn.

Vào dịp này, từ sáng sớm đến khi mặt trời lặn hẳn, người Hồi giáo sẽ kiêng đồ ăn, thức uống, hút thuốc vào ban ngày để tập trung suy ngẫm về giáo lý. Lúc cuối ngày, các gia đình sẽ tụ tập để ăn bữa tối, bữa đầu tiên và quan trọng nhất trong ngày, gọi là “Iftah”.

Cũng trong tháng Ramadan, tại nhiều nước trên thế giới, mọi người được tận mắt chứng kiến nét nhân văn lớn nhất của đạo Hồi qua các hoạt động: Tổ chức rất nhiều điểm ăn bố thí, nơi người nghèo có thể ăn uống no nê, đủ chất mà không phải trả tiền, không bị mặc cảm…

Mặc dù căng thẳng về bạo lực sắc tộc trong lúc xã hội phát triển đang lo ngại, bằng chứng về sự hài hòa trong xã hội vẫn có thể tìm thấy ở Bangladesh. Một tu viện Phật giáo ở thủ đô Dhaka đã thể hiện rõ nét của sự hài hòa xã hội, chư tôn đức tăng già và những cư sĩ phật tử tại bản tự đã phát tâm cung cấp thức ăn miễn phí cho các gia đình Hồi giáo trong suốt tháng ăn chay Ramadan. 

Trong tháng ăn chay Ramadan, hằng ngày đại diện gia đình có đến hàng trăm tín đồ Hồi giáo, đàn ông, phụ nữ, trẻ em xếp hàng trước tu viện Dharmarajika, khu phố Basabo, thủ đô Dhaka để nhận “iftar”, thực phẩm người Hồi giáo ăn lúc hoàng hôn trong tháng thánh lễ.

Tu viện Phật giáo Dharmarajika bắt đầu hoạt động này từ 6 năm qua. Tu viện này được thành lập vào năm 1949, nơi đang cưu mang 700 trẻ em mồ côi theo học tại các trường từ thiện miễn phí trong khuôn viên tu viện.

Nhiều vị tăng sĩ Phật giáo nói rằng Ramadan là cơ hội tốt nhất để giúp đỡ những người Hồi giáo nghèo khổ.

Hòa thượng Suddhananda Mahathero, Phương trượng Trụ trì Tu viện Dharmarajika, người khởi xướng dự án này, chia sẻ rằng: “Chúng tôi đang trợ cấp cho Tín đồ Hồi giáo đang trong hoàn cảnh khốn khổ, đến nổi không đủ tiền để mua thức ăn. “Phục vụ chúng sanh là cúng dường chư Phật”.

Thượng tọa Karuna cho biết: “Tu viện Dharmarajika được thành lập với mục đích phụng sự xã hội hài hòa. Đây là những nỗ lực để tạo mối quan hệ tốt đẹp với cộng đồng Hồi giáo vốn chiếm gần 90% dân số Bangladesh. Phật giáo chiếm chưa đầy 1% dân số 160 triệu người của Quốc gia này”.

Ông Abul Basahr, Chủ cửa hàng tạp hóa sống trong khu vực này phát biểu với Al Jazeera rằng: “Chư tôn đức tăng già trong tu viện Phật giáo này đã tham gia vào các hoạt động từ thiện phúc lợi xã hội. Điều tốt nhất mà quý Ngài đang làm đó là phân phát Iftar cho những người nghèo”.

Thượng tọa Buddhapriya Mahathero, Phó trụ trì tu viện Dharmarajika phát biểu với Al Jazeera: “Thường nhật mỗi ngày chư tăng và cư sĩ phật tử tại tu viện phục vụ ít nhất 300 tín đồ Hồi giáo nghèo khổ. Họ bắt đầu xếp hàng từ 03 giờ chiều tại tu viện”.

Hòa thượng Suddhananda Mahathero, Phương trượng Trụ trì tu viện Dharmarajika nhấn mạnh với một niềm tin vững chắc của sự hòa hợp các tôn giáo rằng: “Tại sao chúng ta phải xung đột? Chúng ta đều là công dân Bangladesh. Đất nước này dành cho tất cả chúng ta. Bằng cách giúp đỡ lẫn nhau, chúng ta có thể làm cho đất nước này ngày thêm tươi sáng, giàu đẹp hơn”.

Hình ảnh tuyệt vời của chư vị tăng sĩ Phật giáo Bangladesh, trân trọng kính mời quý bạn đọc cùng chia sẻ:
Sujan và Krishnapad Das giúp các nhà sư chuẩn bị những bữa ăn iftar (Ảnh: Mahmud Hossain Opu/Al Jazeera)
Mohammad Milon (ở giữa) chuẩn bị iftar tại khu vực chính của tu viện Dharmarajika. (Ảnh: Mahmud Hossain Opu/Al Jazeera)
Các bữa ăn iftar bao gồm khoai tây, peyaju (hành tây tẩm bột), beguni (cà tím tẩm bột), chhola-boot (đậu lăng), khejur (chà là), muri (bỏng gạo) và jilapi (một loại xi-rô ngọt). (Ảnh: Mahmud Hossain Opu/Al Jazeera)
Thượng tọa Dipananda và Sujan sắp iftar thành các phần. (Ảnh: Mahmud Hossain Opu/Al Jazeera)
Tu viện Dharmarajika được thành lập năm 1949, nơi đang cưu mang 700 trẻ em mồ côi theo học tại các trường từ thiện miễn phí trong khuôn viên tu viện. (Ảnh: Mahmud Hossain Opu/Al Jazeera)
Những người theo đạo Phật chỉ chiếm chưa đầy 1% dân số Bangladesh, phần lớn đều sinh sống ở vùng đông nam, giáp với Myanmar. (Ảnh: Mahmud Hossain Opu/Al Jazeera)
Các nhà sư đang gói các phần iftar trên một chiếc bàn. Tu viện Dharmarajika tọa lạc gần ga tàu Kamalapur thuộc khu vực Basabo của Dhaka. (Ảnh: Mahmud Hossain Opu/Al Jazeera)
Những người Hồi giáo nghèo đến tu viện để nhận những phần iftar miễn phí. (Ảnh: Mahmud Hossain Opu/Al Jazeera)
Các phật tử thường có mối quan hệ tốt đẹp với những người Hồi giáo xung quanh tu viện Dharmarajika. (Ảnh: Mahmud Hossain Opu/Al Jazeera)
Hoạt động phát iftar miễn phí được khởi xướng bởi Hòa thượng Suddhananda Mahathero, Phương trượng Trụ trì Tu viện Dharmarajika. (Ảnh: Mahmud Hossain Opu/Al Jazeera)
Phía bên ngoài tu viện, hàng dài những người nghèo khổ, chủ yếu là phụ nữ, đang xếp hàng để nhận iftar từ các nhà sư. (Ảnh: Mahmud Hossain Opu/Al Jazeera)
Mohammad Yasin, một sinh viên Hồi giáo, đến tu viện để nhận iftar. (Ảnh: Mahmud Hossain Opu/Al Jazeera)
Chương trình phát iftar bắt đầu lúc 5:30 chiều hằng ngày. Phụ nữ và đàn ông phải xếp hàng riêng. (Ảnh: Mahmud Hossain Opu/Al Jazeera)
Thượng tọa Buddhapriya Mahathero, Phó Trụ trì tu viện Dharmarajika, nói rằng ông không ủng hộ việc khủng bố những người Hồi giáo Rohingya ở nước láng giềng Myanmar. “Chúng tôi không ủng hộ những hành động bạo lực chống lại họ”. (Ảnh: Mahmud Hossain Opu/Al Jazeera)


Vân Tuyền (Nguồn: cbc.az)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

TP.HCM: Hội thi giáo lý Phật tử cấp quận huyện năm 2024 diễn ra thành công

Ảnh 21:23 17/11/2024

Như Phatgiao.org.vn đã đưa tin, hôm nay, 17/11, gần 6.000 Phật tử các quận huyện và TP.Thủ Đức thuộc TP.HCM đã dự Hội thi giáo lý năm 2024.

Khám phá chùa Khmer có tượng Phật nằm “khổng lồ” ở Sóc Trăng

Ảnh 16:00 14/11/2024

Chùa Bôtum Vong Sa Som Rong hay thường gọi là chùa Som Rong với điểm nhấn tượng Phật nằm khổng lồ trở thành điểm điểm đến yêu thích của nhiều du khách khi đến thành phố Sóc Trăng.

Đức Pháp chủ cùng chư Tăng thính giới trong Lễ bố-tát tại Việt Nam Quốc Tự

Ảnh 15:40 14/11/2024

Sáng nay, 14/10-Giáp Thìn (14/11/2024), Đức Pháp chủ GHPGVN và chư vị Trưởng lão Hội đồng Chứng minh quang lâm Việt Nam Quốc Tự, cùng chư Tăng thành viên Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM, các ban chuyên môn trực thuộc, Ban Trị sự GHPGVN TP.Thủ Đức, 21 quận, huyện thực hiện Bố-tát, thính giới chung.

Chùa Trấn Quốc, ngôi cổ tự hơn 1500 tuổi bên hồ Tây

Ảnh 12:40 10/11/2024

Chùa Trấn Quốc là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Hà Nội và Việt Nam, nằm trên một bán đảo phía nam của hồ Tây, ở gần cuối đường Thanh Niên.

Xem thêm