Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Báo Mỹ nói gì về Pháp Luân Công

Đi vào khu phố Tàu ở bất kỳ thành phố lớn nào của phương Tây, và trên con phố chính, bạn có thể nhìn thấy một dãy những người đang ngồi thiền, chân xếp bằng và lưng giữ thẳng, tờ Economist mở đầu bài viết "Pháp Luân Công là gì".

Pháp Luân Công là gì

Họ dường như vô hại và có thể dễ dàng bị nhầm tưởng là những người đang tham gia một lớp học yoga. Trên thực tế, họ đang thực hành một bài tập định trước của Pháp Luân Công, một giáo phái mà Trung Quốc đã cấm từ năm 1999 và gọi là “tà đạo”.

Các học viên Pháp Luân Công là một trong “năm độc tố” – những người mà chính phủ Trung Quốc thừa nhận là gây ra mối đe dọa lớn nhất của mình. Vậy Pháp Luân Công là gì?

Tín đồ tập Pháp Luân Công

Tín đồ tập Pháp Luân Công

Pháp Luân Công, có nghĩa là “Bánh xe Pháp” (hay Dharmacakra theo tiếng Phạn), là một tập hợp các bài tập thiền định và các bài giảng về triết lý đạo đức xoay quanh Chân, Thiện, Nhẫn. Nó được thành lập ở Đông Bắc Trung Quốc vào năm 1992 bởi Li Hongzhi (Lý Hồng Chí), từng là một người chơi kèn trumpet. Pháp Luân Công dựa trên truyền thống khí công lâu đời của Trung Quốc, một chế độ tập luyện hít thở có kiểm soát và những cử động cơ thể nhẹ nhàng.

Nhưng không giống như các môn học lấy cảm hứng từ khí công khác vốn mọc lên như nấm vào những năm 1990, thường tuyên bố chỉ mang lại lợi ích sức khỏe cho các học viên mà thôi, Pháp Luân Công tuyên bố còn là một con đường dẫn đến sự cứu rỗi cho các tín đồ. Các tín đồ sẽ cố gắng đạt được giác ngộ bằng cách đọc các tác phẩm của “Sư phụ Lý”, người được cho là có khả năng đi xuyên tường và phi thân. Vào cuối những năm 1990, hàng triệu người Trung Quốc từ mọi tầng lớp xã hội đã bắt đầu tập Pháp Luân Công. Các học viên có thể được nhìn thấy ngồi thiền trong các công viên và quảng trường công cộng ở mọi thành phố.

Pháp Luân Công có sự gia tăng đáng kinh ngạc về số lượng học viên từ năm 1992 đến năm 1999. Năm 1996 chính phủ Trung Quốc cấm bán các cuốn “Chuyển Pháp Luân” (Zhuan Faluan), cuốn “kinh sách” căn bản của phong trào tâm linh này. Ngay sau đó, các bài xã luận báo chí đã bắt đầu tấn công Pháp Luân Công, tuyên bố Pháp Luân Công khiến các tín đồ tự sát.

Gia tăng tín đồ, giáo chủ lưu vong

Hơn 20 năm qua, Pháp Luân Công phát triển mạnh bên ngoài Trung Quốc. Theo nhà nghiên cứu Massimo Introvigne của Trung tâm Nghiên cứu về Tôn giáo mới tại Italia, lực lượng này ở đại lục đã suy yếu rất nhiều, với số tín đồ tại Trung Quốc hiện chỉ bằng 5% so với thời đỉnh cao. Các buổi thiền công cộng ở Trung Quốc đều đã biến mất. Nhưng cứ vài tuần một lần các phương tiện truyền thông bằng tiếng Trung vẫn đưa tin về việc các học viên Pháp Luân Công mới bị bắt, điều có lẽ là chỉ dấu cho khả năng tồn tại bền bỉ đáng kinh ngạc của tổ chức này.

Và ông Lý, hiện sống lưu vong ở Mỹ, vẫn đang hoạt động tích cực. Hồi tháng Sáu, ông đã phát biểu trước hàng ngàn tín đồ tại một sân vận động ở Washington, DC, ca ngợi các học viên ở Trung Quốc vì đã giữ vững đức tin của họ. Pháp Luân Công đứng đầu trong danh sách mới nhất về 24 tà đạo do chính phủ Trung Quốc ban  hành.

Pháp Luân Công trên Wikipedia

Theo từ điển mở Wikipedia, Pháp Luân Công  hay còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp là một môn thực hành tâm linh của Trung Quốc kết hợp các bài tập tọa thiền và khí công dựa trên một triết lý đạo đức tập trung vào các nguyên lý Chân, Thiện, Nhẫn. Việc thực hành nhấn mạnh vào đạo đức và tâm tính. Thông qua sự cư xử ngay chính trên phương diện đạo đức và thực hành thiền định, những người tập luyện Pháp Luân Công mong muốn loại bỏ các cố chấp của tâm trí, và cuối cùng đạt đến sự giác ngộ tâm linh.

Trên nhiều tờ báo và trang web thân Pháp Luân Công (ví dụ báo Đại Kỷ Nguyên – một tờ báo tư nhân xuất bản bằng 24 ngôn ngữ, trong đó có tiếng Việt, trụ sở tại New York, Hoa Kỳ ), có nhiều bài viết tấn công Phật giáo và Đức Phật, tôn vinh giáo chủ Pháp Luân Công là ông Lý Hồng Chí. Chúng tôi sẽ phân tích những cuộc tấn công Phật giáo này trong các bài tiếp theo.

> Về Pháp Luân Công

Thiện Đức

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Hệ phái Khất sĩ tặng 1.000 phần quà từ thiện tại Lào Cai

Tin tức 14:48 01/11/2024

Nhằm hỗ trợ bà con các tỉnh phía Bắc ổn định cuộc sống sau bão lũ, phân ban Từ thiện Xã hội Hệ phái Khất sĩ đã đến thăm và trao tặng nhiều phần quà thiết thực cho bà con tại Bát Xát và Si Mai Cai, thuộc tỉnh Lào Cai.

Đại lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập GHPGVN tỉnh Thanh Hóa

Tin tức 08:39 01/11/2024

Sáng ngày 31/10, tại Hội trường 25B (phường Ngọc Trạo, thành phố Thanh Hóa), BTS GHPGVN tỉnh Thanh Hóa đã long trọng tổ chức Đại lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập GHPGVN tỉnh Thanh Hóa với sự tham dự của đông đảo nhân dân Phật tử thập phương.

Phước Long cổ tự tưởng niệm tổ khai sơn

Tin tức 21:42 31/10/2024

Trong các ngày 30, 31-10 (28,29-9-Giáp Thìn), chùa Phước Long (thôn Phước Lý, xã Ninh Bình, thị xã Ninh Hoà, tỉnh Khánh Hoà) đã trang nghiêm tổ chức tưởng niệm tổ Tế Nhuận và khai chung.

Bảo vật quốc gia Bàn thờ Phật bằng đá sau vụ cháy ở chùa Phổ Quang (Phú Thọ)

Tin tức 14:45 31/10/2024

Sau vụ cháy chùa Phổ Quang, trong những ngày qua, người dân xã Xuân Lũng, huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) đã tổ chức lau dọn, vệ sinh ngôi chùa hơn 800 tuổi và gia cố bảo vật quốc gia.

Xem thêm