Bão số 5 - cơn bão mạnh nhất từ đầu năm 2020 đang uy hiếp miền Trung
Theo dự báo, bão số 5 sẽ đổ bộ vào các tỉnh, thành phố từ Thanh Hoá đến Khánh Hoà vào khoảng 8-10 giờ trưa ngày 18/9 hoặc cuối giờ chiều 18/9.
WildAid, tổ chức bảo vệ động vật qua phương thức giáo dục các bạn trẻ nên tham gia
Khởi tạo và xuất phát từ vùng Philipine, con bão cực mạnh theo đánh số của Việt Nam mang số 5, đang di chuyển từ khu vực cận kề quần đảo Hoàng Sa (của Việt Nam) hướng vào miền Trung, dự kiến ngày mai đổ bộ vào khu vực các tỉnh từ Thanh Hóa đến Khánh Hòa, các khu vực vệ tinh còn lại chịu ảnh hưởng. Bão mạnh nhất khi cách đất liền 100 km và yếu dần khi tiếp đần và đi sâu vào trong. Hướng biểu diễn đường đi của bão sang Thái Lan, nơi nó suy yếu và tan, khái lược thông tin từ trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Đối phó cơn bão số 5, nhà nước đã có kế hoạch lớn huy động chừng 30 vạn bộ đội - dân quân giúp dân phòng chống thiên tai, xử lý tình huống khẩn trương; Quảng Trị đã cho học sinh nghỉ tránh bão…
Ngoài khu vực trực tiếp hứng chịu sức mạnh của bão, không khí lạnh và áp thấp nhiệt đới tác động các vùng còn lại ở cả phía bắc và nam khu vực bão.
Điểm rơi của trận bão lớn ở miền Trung gian khó triền miên, đang gồng mình cùng cả nước chống chịu đại dịch Covid-19, hoạ vô đơn chí.
Trận bão lớn tất yếu xuất hiện vấn đề nhân đạo trong thiên tai và hậu thiên tai, thiếu đói, bệnh tật, tổn thất tài sản…
Cũng như mỗi khi hữu sự, Phật giáo miền Trung cùng đồng bào chia ngọt sẻ bùi, tham gia cứu trợ. Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng cả nước cưu mang đùm bọc những gì có thể cho bà con miền Trung ruột thịt theo tinh thần tiền nhân để lại “một miếng khi đói bằng một gói khi no”, “một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”, “bầu ơi thương lấy bì cùng…”
Nguyện oai lực chư Phật chư thiên, hồng ân Tam bảo gia hộ độ trì che chở chúng sinh, chuyển hóa thiên tai, giảm bớt tổn hại cho nhân dân ở nơi quanh năm gian lao vất vả cuộc mưu sinh và gánh thiên tai nhiều nhất Việt Nam.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tiền Giang: BTS H.Gò Công Tây trao quyết định thành lập Ban Quản trị đến 17 tự viện
Trong nước 07:00 22/11/2024Ngày 21/11, tại Văn phòng Ban Trị sự GHPGVN H.Gò Công Tây - chùa Linh Sơn (TT.Vĩnh Bình), Ban Trị sự Phật giáo huyện tổ chức họp định kỳ, trao quyết định bổ nhiệm và thành lập Ban Quản trị 17 cơ sở tự viện trên địa bàn huyện.
Kinh lá buông - “báu vật” của đồng bào Khmer An Giang
Trong nước 15:30 21/11/2024Là một trong Tam bảo của Phật giáo Nam Tông Khmer, kinh lá buông được xem như “báu vật” có giá trị đặc biệt trong đời sống tâm linh của đồng bào Khmer vùng Bảy núi An Giang.
Tiền Giang: Tăng Ni sinh lớp Trung cấp, Cao đẳng Phật học tri ân thầy cô giáo
Trong nước 16:00 20/11/2024Hòa cùng trong không khí hân hoan của bao thế hệ học trò đón mừng ngày Nhà giáo Việt Nam; sáng ngày 20/11/2024, tập thể Tăng Ni sinh các lớp Trung cấp và Cao đẳng Phật học Tiền Giang tổ chức tri ân chư Tôn đức ban Cố vấn, Ban Giám hiệu nhà trường.
Tiền Giang: 17 cơ sở tự viện tại H.Cái Bè được thành lập và bổ nhiệm Ban Quản trị
Trong nước 09:00 20/11/2024Ngày 19/11/2024 (nhằm ngày 19 tháng 10 năm Giáp Thìn) Ban Trị sự GHPGVN huyện Cái Bè tổ chức phiên họp lệ, trao quyết định thành lập và bổ nhiệm Ban Quản trị cho các cơ sở tự viện, tại Văn phòng BTS - chùa Thiền Quang, xã Tân Thanh, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.
Xem thêm