Bảo vật hương án bằng đá gần 600 tuổi trong ngôi chùa cổ ở Bắc Giang
Hương án đá hoa sen là bảo vật quý hiếm của quốc gia hiện đang lưu giữ tại chùa Khám Lạng huyện Lục Nam, Bắc Giang.
Chùa Khám Lạng tại huyện Lục Nam, Bắc Giang là ngôi chùa cổ được xây dựng từ thời Lý - Trần. Chùa nằm trong hệ thống các di tích cổ bên sườn Tây Yên Tử thuộc thiền phái Trúc Lâm do Phật Hoàng Trần Nhân Tông sáng lập. Ngôi chùa hiện còn lưu giữ được nhiều giá trị lịch sử văn hóa và giá trị kiến trúc nghệ thuật, tiêu biểu là chiếc hương án đá hoa sen có từ thời Lê Sơ.
Di sản thế giới ở ngôi chùa cổ Bắc Giang

Hương án đá hoa sen là một tác phẩm nghệ thuật điêu khắc đá độc đáo, được tạo thành từ nhiều khối đá xanh ghép lại thành một khối lớn hình chữ nhật có kích thước dài 3,12m, rộng 1,4m, cao 1,2m, được chia thành ba phần chính là mặt, thân và chân đế.


Nhìn tổng thể, hương án như một tòa sen lớn. Xung quanh bề mặt được chạm khắc nhiều hình cánh sen lớn đan chéo nhau, trên mỗi cánh sen lại được khắc hình mây mềm mại. Thân và đế hương án được chạm khắc nhiều hoa văn như rồng, hoa cúc, hoa văn sóng nước ... Tất cả đều thể hiện sự khéo léo, tinh tế của người nghệ nhân.

Phần giữa thân hương án, hai mặt chính trước sau có tạc sáu con rồng. Dù được tạo tác thời Lê Sơ nhưng hình ảnh rồng trong hương án vẫn mang đậm tinh hoa hoa văn điêu khắc thời Lý - Trần. Nếu hình hoa sen, hoa cúc biểu hiện tư tưởng phật giáo thì hình ảnh rồng quanh thân hương án trong tư thế thư thái, lạc quan thể hiện sức mạnh vương quyền. Đồng thời, nghệ nhân chạm khắc cũng gửi gắm hậu thế thông điệp về một đất nước yên bình, hưng thịnh.


Cận cảnh một số chi tiết điêu khắc của hương án

Ở một góc của hương án có khắc dòng chữ Hán "Thuận thiên ngũ niên, Nhâm tý niên .... ". Qua dòng chữ này, xác định được hương án được tạo ra từ năm Nhâm tý 1432, niên hiệu Thuận Thiên thứ 5 thời vua Lê Thái Tổ. Người tạo hương án và cung tiến vào chùa là ông Lưu Khụ, vợ là Đỗ Xú người Khám Lạng.

Với giá trị lịch sử văn hóa, giá trị mỹ thuật và tính độc đáo quý hiếm, hương án đá hoa sen chùa Khám Lạng đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật Quốc gia tại Quyết định số 2382/QĐ -TTg ngày 25/12/2015.


Trong ảnh là khung cảnh thanh tịnh ở chùa Khám Lạng - nơi lưu giữ bảo vật quốc gia
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Kim Quang Minh Tự: Ngôi chùa còn non trẻ trên vùng rừng rú núi đồi
Chùa Việt
Khởi đầu từ một khoảnh đất rẫy đồi rừng nơi hoang vắng thuộc thôn Bắc Sông Giang, (xã Khánh Trung, huyện miền núi Khánh Vĩnh) còn chằng chịt um tùm cây lá do một Phật tử tín tâm hiến cúng để đón những bóng dáng nâu sồng lặng lẽ về đây dựng xây nơi an trú với tâm nguyện phụng sự chúng sinh qua chương trình “Hiểu và Thương” còn rất mới lạ với bà con nghèo vùng sâu vùng xa…

Ở Sài Gòn, hỏi về chùa Nam tông Khmer, mọi người nghĩ ngay đến nơi này
Chùa Việt
Giữa lòng TP.HCM nhộn nhịp, chùa Chantarangsay là nơi mang đậm dấu ấn văn hóa Phật giáo Nam tông Khmer.

Hoa Lâm Ngự tự - ngôi chùa cổ gần 800 năm
Chùa Việt
Chùa Hoa Lâm, thường gọi chùa Ngự ở xã Hoa Lâm, sau là thôn Tiền Hậu, xã Văn Lâm, tổng Văn Lâm, nay là làng Văn Lâm, xã Lâm Trung Thuỷ, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Chùa được xếp hạng di tích lịch sử - văn hoá cấp tỉnh năm 2008 (theo Quyết định số 1796/QĐ-UBND ngày 27/6/2008 của UBND tỉnh Hà Tĩnh).

Ngôi chùa có 'báu vật' lớn bậc nhất Việt Nam
Chùa Việt
Nằm cách TP Hà Nội hơn 100km, chùa Cổ Lễ (thuộc địa phận huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) là công trình kiến trúc Phật giáo độc đáo ở Việt Nam.
Xem thêm