Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 30/01/2019, 04:33 AM

Bắt cá, chim phóng sinh để trục lợi sẽ tạo ác nghiệp

Triết lý của Phật giáo cho rằng, phóng sinh thể hiện tình yêu đối với môi trường, thiên nhiên cũng là cách giúp cho tâm hồn mình thanh thản. Thế nhưng những cảnh tượng, hành vi như dùng vợt, chích điện vợt cá vừa phóng sinh, lợi dụng thiện tâm để tăng giá… có thể gọi là ác nghiệp.

>Những giáo lý đạo Phật nên đọc

Ngày 28/1 (23 tháng Chạp), bà Bích Hằng, 58 tuổi, bức xúc khi con cá chép to đẹp mình cất công chọn lựa cả tiếng đồng hồ vừa thả xuống nước từ bờ sông Sài Gòn đã sa vào lưới của một “vợt thủ” vớt cá ngay gần đó.

Không chỉ bà Hằng, một số gia đình khác cũng than phiền cá họ thả phóng sinh bị chích điện hoặc bị bắt lại để bán cho người khác, từ năm này qua năm khác.

Bài liên quan

Khi phóng sinh biến thành “phóng tử”

Phóng sinh vốn dĩ là một nét đẹp tín ngưỡng tôn giáo, song thói quen “phóng sinh cho có lệ” của một số người, hay cách hành xử thiếu văn hóa của các tiểu thương mua bán vật phóng sinh khiến nét đẹp này trở nên phản cảm, thậm chí được coi “sát sinh”.

Đầu năm, nhất là Rằm tháng Giêng, nhiều người phát nguyện ăn chay, phóng sinh để cầu an lành cho cha mẹ.

Đầu năm, nhất là Rằm tháng Giêng, nhiều người phát nguyện ăn chay, phóng sinh để cầu an lành cho cha mẹ.

Ở góc độ đạo Phật, việc phóng sinh giúp tăng lòng từ bi đối với muôn loài và thiên nhiên, bởi “trời đất có đức hiếu sinh, vạn vật đều yêu sự sống”. Những hành động như chờ sẵn để bắt cá, chim phóng sinh xuất phát từ lòng tham của họ. Người đi chùa hay có ý định làm lễ phóng sinh không được tiếp tay cho những kẻ cơ hội trục lợi từ hành động mang tính từ bi của mình”, đại đức Thích Giác Tính cho hay.

Đại đức Thích Đạt Ma Nguyện Chánh (Thiền viện Trúc lâm Sùng Phúc, Long Biên) chia sẻ, việc lợi dụng tâm lý đầu năm thả vật phóng sinh cầu may của người dân để tăng giá là hành vi không trung thực, khởi phát từ tâm tham lam, ắt sẽ mang hậu quả về sau.

“Việc thừa cơ tăng giá vật phóng sinh, lợi dụng thiện tâm của người khác đã là tội lỗi, nay, lại dùng vợt, chích điện bắt lại vật đã phóng sinh còn tội lỗi gấp bội lần. Nên nhớ: Chim bay trên trời, cá bơi dưới nước vốn dĩ chẳng cần ai phải phóng sinh. Việc bắt chúng về để phục vụ cho nhu cầu phóng sinh rất trái với tự nhiên”, sư thầy Nguyện Chánh cho hay.

Đồng quan điểm, PGS.TS Phạm Ngọc Trung (nguyên Trưởng khoa Văn hóa Phát triển, Học viện Báo chí và Tuyên truyền) cho rằng, phóng sinh các loài chim, cá, ốc, rùa... là tâm linh, tín ngưỡng rất đẹp của người Việt, góp phần tạo nên sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người, nhất là trong bối cảnh hiện nay - môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng, nhiều động vật có nguy cơ tuyệt chủng. Chính vì vậy, việc lợi dụng thiện tâm của người khác để trục lợi, làm giàu bất chính là trái với đạo lý nhà Phật.

“Nhà Phật dạy, phóng sinh tức là nhìn thấy chúng sinh bị bắt nhốt, giam giữ hay gặp nạn thì mở lòng từ bi tìm cách cứu giúp, giải thoát, cứu mạng sống của chúng sinh. Điều này xuất phát từ lòng nhân hậu, từ bi của mỗi con người.

Nếu phóng sinh thực hiện không đúng cách thì chỉ là mê tín dị đoan và mang tính chất hình thức. Nhiều khi phóng sinh lại biến thành “phóng tử”, gây thêm nghiệp ác, nhất là những kẻ lấy việc động phóng sinh để phô trương, hoặc chính vì nhu cầu phóng sinh mà nhiều loài chim, cá... bị bắt, rồi đem bán, đẩy giá cao”, PGS.TS Phạm Ngọc Trung cho hay.

Trước đó, Thượng tọa Thích Thanh Huân - Phó Văn phòng Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam chia sẻ, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đang phối hợp với Tổng Cục thủy sản - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu xem phóng sinh các loại vật vào môi trường như thế nào để chúng có thể tái tạo sức sống, không bị chết trong môi trường tự nhiên. Từ đó nghiên cứu, đề xuất danh mục những loài vật có thể phóng sinh và môi trường nào thì thích hợp để phóng sinh.

Việc thừa cơ tăng giá vật phóng sinh, lợi dụng thiện tâm của người khác đã là tội lỗi, nay, lại dùng vợt, chích điện bắt lại vật đã phóng sinh còn tội lỗi gấp bội lần.

Việc thừa cơ tăng giá vật phóng sinh, lợi dụng thiện tâm của người khác đã là tội lỗi, nay, lại dùng vợt, chích điện bắt lại vật đã phóng sinh còn tội lỗi gấp bội lần.

Theo Thượng toạ Thích Nhật Từ, Phó trưởng ban Phật giáo Quốc tế - Giáo hội Phật giáo Việt Nam, con người đôi khi phóng sinh lại hóa thành phóng tử. Không có người phóng sinh thì không ai bắt vật phóng sinh, không ai vô tình mắc tội sát sinh và khi đó muôn loài sẽ tự do. Trong Lễ Phật đản 2018, Thượng tọa Thích Nhật Từ đã có đề xuất bỏ tục lệ phóng sinh, vì thói quen này là vô tình khuyến khích hành vi xâm hại đến sự sống của các loài động vật.

Dịp ông Công, ông Táo, rằm tháng Giêng hay mùa lễ Vu Lan, nhiều người lại phát nguyện ăn chay, phóng sinh động vật, tạo phước lành, cầu bình an. Thế nhưng, việc dùng vợt, chích điện vợt cá vừa phóng sinh, hay lợi dụng thiện tâm để mua bán, trao đổi những loài động vật này ngày càng diễn ra thường xuyên, làm méo mó mục đích hướng thiện ban đầu của thói quen này.

Hiện tượng trên đã khiến các chuyên gia trong nước lẫn quốc tế cùng đặt vấn đề: Nếu phóng sinh loài này mà làm ảnh hưởng đến sự sống của loài kia thì đó có phải là phúc?

Bài liên quan

Tạo ác nghiệp khi bắt cá, chim phóng sinh để trục lợi

Nhiều nhà sư cho rằng, với điều kiện như ở Việt Nam hiện nay, tốt nhất không nên phóng sinh. Bởi phóng sinh hiện đang bị biến tướng và người phóng sinh còn mắc tội thúc đẩy sát sinh, do hành động tìm mua con vật để phóng sinh đã thúc đẩy việc người ta đi bẫy chim, bắt cá, làm tổn hại tới những loài sinh vật mà họ chọn để phóng sinh.

Theo hòa thượng Refa Shi, Chủ tịch Liên đoàn Phật giáo Hoa Kỳ ở New York, việc phóng sinh như nhiều người vẫn đang làm hiện nay - mua cá chậu, chim lồng về để rồi lại thả chúng về thiên nhiên - là đi ngược lại quy luật tự nhiên và không hề đúng ý Phật dạy.

“Chim đang bay, cá đang bơi, những con vật đó đang tận hưởng sự tự do của mình, cớ sao loài người, vì phục vụ mục đích của mình lại tước đi cái tự do đó của con vật?", ông Refa Shi đặt vấn đề từ năm 2012.

Trích dẫn những điều trong Đạo Phật, ông Refa Shi nói về mặt hình thức, phóng sinh là một hành động nhằm cứu các loài sinh vật khỏi bị giết hại hay giam nhốt và trao cho chúng cơ hội tiếp tục sống.

Hiểu đơn giản, đó là việc cứu giúp một con vật đang bị nạn. Hiểu rộng hơn, phóng sinh là phóng thích những cái tâm ô uế như tham, đố kỵ, hơn thua và thù hận ra khỏi con người mình để mình được tự do.

Lời cầu mong được viết lên mai rùa trước khi phóng sinh. Ảnh: Lê Quân

Lời cầu mong được viết lên mai rùa trước khi phóng sinh. Ảnh: Lê Quân

Tuy nhiên, “người không sống thiện dù phóng sinh động vật cũng không che đậy được tội lỗi mình đã gây ra. Ngược lại còn tạo thêm nghiệp với động vật vô tội”, hoà thượng Refa Shi bày tỏ quan điểm.

Trong bối cảnh đó, ông Refa Shi cùng rất nhiều hòa thượng và các nhà nghiên cứu Phật học trên thế giới đều khẳng định: Việc phóng sinh “hình thức” như phần lớn Phật tử đang làm hiện nay đang phần nào tiếp tay cho việc mua bán, trao đổi động vật.

Theo tiến sĩ Phật học, sư cô Nguyên Hương, việc bắt chim, đánh cá vì mưu sinh là việc làm không có lựa chọn khác cho một số người. Họ vì nghề nghiệp kiếm ăn và nuôi sống gia đình mà làm, nhiều khi miễn cưỡng. Nhưng những người chỉ chờ sẵn để bắt những con cá, con chim phóng sinh để trục lợi thì đó là việc làm tham lam, có thể gọi là “ác nghiệp”.

“Hiểu sai về phóng sinh khiến nhiều người làm việc thiện mà không còn là thiện, khi làm giàu cho kẻ xấu”, TS Nguyên Hương trả lời báo giới.

Cá vừa được phóng sinh xuống nước đã sa vào lưới của một “vợt thủ” vớt cá ngay gần đó. Ảnh: Lê Quân

Cá vừa được phóng sinh xuống nước đã sa vào lưới của một “vợt thủ” vớt cá ngay gần đó. Ảnh: Lê Quân

Trước những hành động trục lợi từ những việc phóng sinh, Thượng tọa Thích Nhật Từ cho rằng, những ngày đầu năm, khi đến chùa, thay vì cầu nguyện, xem quẻ, xem tướng, đốt vàng mã - những việc làm trái với văn hóa Phật giáo thì hãy tĩnh tâm, tụng kinh, nghe đạo lý nhà Phật, cứu đời giúp người. Bản chất của Phật pháp là phục vụ dân sinh, hướng dẫn tận tâm, tận tình giúp con người vượt qua nỗi đau, sống lương thiện hơn. Còn việc may rủi, tốt xấu phụ thuộc vào hành động, động cơ sống, lối sống của con người dẫn đến tiến trình nhân quả. Nó là một quy luật rất tự nhiên.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?

Kiến thức 20:09 02/11/2024

Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.

Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp

Kiến thức 14:50 02/11/2024

Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.

Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa

Kiến thức 13:29 02/11/2024

Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.

Nói về Tứ niệm xứ

Kiến thức 10:40 02/11/2024

Học, hiểu và tu tập Tứ niệm xứ là rất cần thiết dù tu sĩ hay cư sĩ giúp ta sống chất lượng, sâu sắc ý nghĩa, thanh tịnh thân tâm, thành tựu đinh lực trí tuệ hướng đến an vui giác ngộ giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi nỗi khổ niềm đau.

Xem thêm