Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 28/09/2022, 06:49 AM

Bát nạn của người tu

Chúng ta tu hành trong hiện tại thì Phật đã nhập diệt lâu xa, đây là nạn lớn. May thay, giáo pháp của Ngài vẫn còn được gìn giữ và lưu truyền.

Audio

"Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo rằng:

- Người tu phạm hạnh có tám nạn. Những gì là tám?

- Vào lúc Như Lai, Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Thành Tựu, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Đạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Chúng Hựu, xuất hiện ở thế gian, thuyết pháp đưa đến tịch tịnh, đưa đến tịch diệt, đưa đến giác đạo, những điều Thiện Thệ dạy, thì người ấy lúc bấy giờ đang sanh vào chốn địa ngục. Đó là nạn thứ nhất đối với người tu phạm hạnh.

- Lại nữa, vào lúc Như Lai…, những điều Thiện Thệ dạy, thì người ấy lúc bấy giờ đang sanh vào loài súc sanh; vào loài ngạ quỷ; sanh vào cõi trời Trường thọ (Vô tưởng thiên); sanh ở xứ biên địa mọi rợ, không tín, vô ân, không biết báo đáp, không có Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di. Đó là nạn thứ hai, ba, bốn, năm đối với người tu phạm hạnh.

- Lại nữa, vào lúc Như Lai…, những điều Thiện Thệ dạy, thì bấy giờ người ấy tuy sanh nhằm chốn văn minh nhưng lại điếc, câm, ú ớ như dê kêu, dùng tay thay lời, không thể nói nghĩa thiện ác. Đó là nạn thứ sáu đối với người tu phạm hạnh.

- Lại nữa, vào lúc Như Lai…, những điều Thiện Thệ dạy thì bấy giờ người ấy tuy sanh nhằm chốn văn minh, không điếc, không câm, không ú ớ như dê kêu, không dùng tay thay lời, có thể nói nghĩa thiện ác, nhưng lại có tà kiến và điên đảo kiến. Đó là nạn thứ bảy đối với người tu phạm hạnh.

- Lại nữa, vào lúc Như Lai Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Thành Tựu, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Đạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Chúng Hựu không xuất hiện ở thế gian, cũng không thuyết pháp đưa đến tịch tịnh, đưa đến tịch diệt, đưa đến giác đạo. Đó là nạn thứ tám đối với người tu phạm hạnh.

(Kinh Trung A-hàm, phẩm Đại, kinh Bát nạn, số 124 [trích, lược])

Nêu cao chánh kiến, phá trừ tà kiến, điên đảo kiến nhằm tu học đúng Chánh pháp là cách vượt qua chướng nạn.

Nêu cao chánh kiến, phá trừ tà kiến, điên đảo kiến nhằm tu học đúng Chánh pháp là cách vượt qua chướng nạn.

Tâm ngã mạn là chướng ngại trên đường tu

Pháp thoại này cho thấy, người tu mà không được sinh vào thời Phật là chướng nạn, bất hạnh. Khi Phật Thích Ca còn tại thế đang hoằng pháp mà mình thì trôi lăn trong địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, trời Trường thọ, sinh nơi biên địa không có Phật pháp, sống nơi phố thị nhưng bị tật nguyền câm điếc, có tà kiến và điên đảo kiến là bảy bất hạnh, chướng nạn. Bất hạnh thứ tám là tu học trong lúc Phật đã nhập diệt.

Chúng ta tu hành trong hiện tại thì Phật đã nhập diệt lâu xa, đây là nạn lớn. May thay, giáo pháp của Ngài vẫn còn được gìn giữ và lưu truyền. Giáo pháp chính là hiện thân của Đức Phật. Thế nên, nạn thứ tám, nếu xét kỹ thì Đức Phật vẫn còn, pháp âm của Ngài vẫn đang đồng vọng. Nếu đủ duyên lành gặp được và tu hành theo Chánh pháp thì vẫn thành tựu giải thoát.

Tuy giáo pháp của Đức Phật vẫn còn nhưng do nhiều biến động lịch sử, sai khác giữa các dòng truyền thừa cùng với các bậc Thánh chứng đạo ngày càng ít dần nên phải có căn lành mới tu tập đúng Chánh pháp, không rơi vào tà kiến, điên đảo kiến. Chướng nạn này, một số vị tu trong thời Phật còn gặp phải, huống gì chúng ta hiện nay đã cách Phật lâu xa.

Nêu cao chánh kiến, phá trừ tà kiến, điên đảo kiến nhằm tu học đúng Chánh pháp là cách vượt qua chướng nạn. Thực hành lời Đức Phật trong Kinh tạng, tinh cần tu tập Bát Thánh đạo, trau dồi giới định tuệ thì người tu có thể khắc phục các chướng nạn để thành tựu giải thoát.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Nếu có 5 đức này, người tu ở đâu cũng lợi ích

Lời Phật dạy 19:30 23/04/2024

Một thời, Thế Tôn trú ở Kimbilà, tại Veluvana, dạy các Tỷ kheo: Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ kheo, Tỷ kheo trú tại chỗ giúp đỡ rất nhiều cho trú xứ ấy. Thế nào là năm?

Hóa ra, ta thật ít thương yêu

Lời Phật dạy 15:30 23/04/2024

Ngày nay khi xung đột, bạo động và nguy cơ chiến tranh hủy diệt trên thế giới ngày càng cao làm cho nhân loại yêu chuộng hòa bình trên thế giới càng quan tâm hơn về giáo lý từ bi của đạo Phật.

Pháp sư là vị nói Pháp khiến sinh ly dục và tịch tĩnh

Lời Phật dạy 13:30 22/04/2024

Một thời, Phật ở tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có một Tỳ-kheo kia, đến chỗ Phật, đầu mặt lạy sát chân Phật, rồi đứng qua một bên, bạch Phật rằng: Như Thế Tôn nói pháp sư. Vậy thế nào gọi là pháp sư?

Bố thí ít được phước nhiều

Lời Phật dạy 11:28 22/04/2024

Nếu hội đủ duyên lành bố thí cúng dường cho chúng Hiền Thánh thì “bố thí ít được phước nhiều, bố thí nhiều được phước nhiều hơn”. Có điều, không dễ tìm ra các bậc Thánh ở đời để gieo duyên. Nên chăng, hãy gieo duyên bố thí với người trì giới, có đạo đức, sống vì mọi người.

Xem thêm