Bầy hổ mồ côi sống hiền lành trong chùa Wat Pha Luang Ta Bua, Thái Lan
Người ta thường so sánh “dữ như hổ” để nói về những người có tính hung tợn. Nhưng nếu ai từng đến ngôi chùa ở vùng Kanchanaburi, miền Tây Thái Lan, hẳn sẽ thay đổi phần nào trong cái nhìn về những con hổ.
Hổ ở đây không còn là một con vật ăn thịt hung dữ, như nỗi ám ảnh của nhiều người khi đến chốn hoang dã, rừng núi, mà là những con vật cưng ngoan hiền, đùa giỡn dưới chân vị sư trụ trì Pra Achan Bhusit Chan Khantithato và hai chú tiểu, một chú 4 tuổi và một chú vừa lên 8.
Không ít người thắc mắc tại sao sư trú trì lại nuôi hổ và dành tình thương yêu đối với chúng một cách đặc biệt như thế? Thực ra, cách đây khoảng mười năm về trước, một số người dân địa phương đem đến chùa, giao cho sư trụ trì hai con hổ con mồ côi, mẹ của chúng vừa bị những tay đi săn bắn chết.
Những con hổ con này cũng nằm trong tầm truy bắt của đám thợ săn, nên rất cần có nơi che chở để không còn bị sát hại. Sư trụ trì đã hoan hỷ nhận chăm sóc.
Những con hổ con lớn lên trong tình thương yêu ấy, và trở nên ngoan hiền như những con thú cưng. Mấy năm sau, người dân lại mang đến chùa thêm những chú hổ con có hoàn cảnh như thế. Dần dà, đến nay, trong chùa hiện có 11 con hổ trưởng thành và 5 chú hổ con, con lớn nặng 180kg.
Trong năm đầu, quyết định của sư trụ trì về việc nuôi hổ không nhận được sự đồng thuận của những vị sư cùng sống trong chùa, có vị phản đối việc này và đã chuyển sang một ngôi chùa khác. Những chú hổ không phải được nuôi trong những lồng sắt mà được thả tự do trong khuôn viên chùa. Ban đầu, một số Phật tử cũng e ngại, nhưng dần dà, với sự cảm hoá của sư trụ trì, những chú hổ không hề có biểu hiện hại một ai, nên họ cũng tình nguyện đến phụ giúp sư trụ trì và các chú tiểu chăm sóc bầy hổ.
Chú tiểu Ponchai vừa lên tám cũng tham gia việc tắm cho các chú hổ con. Sư trụ trì cũng đã mời một bác sĩ thú y, tiến sĩ Somchai Visasmongkolcha đến hướng dẫn cho các tình nguyện viên về kỹ thuật chăm sóc loài vật, và cũng đã nhờ Đại học Thú y Chulalongkorn ở Bangkok lo thuốc men cho bầy hổ mồ côi này.
Mấy năm trở lại đây, trung bình mỗi năm có khoảng 4 chú hổ con chào đời. Công việc chăm sóc bầy hổ trở nên quá sức đối với sư trụ trì và các tình nguyện viên địa phương. Gần đây, nhiều tổ chức liên quan đã có sự trợ giúp cho chùa trong việc tạo nên một khu vực hơn 8 héc-ta để nuôi chúng. Sư trụ trì cũng kêu gọi các tổ chức nghiên cứu liên quan đến môi trường và động vật hoang dã hỗ trợ.
Bởi sư cho rằng, trước nạn săn bắt thú không thể kiểm soát được hiện nay thì việc thả bầy hổ trở lại với môi trường hoang dã là điều không an toàn cho chúng. Sự sinh sôi ngày càng nhiều của bầy hổ lại trở thành vấn đề cho sư trụ trì, theo đà này, bầy hổ cần có một sự quản lý chuyên nghiệp hơn của các tổ chức bảo vệ môi trường sinh thái.
Hiện nay, “chùa hổ” là điểm thu hút nhiều du khách từ các địa phương khác của Thái Lan cũng như quốc tế, ước chừng có khoảng 4.000 lượt khách mỗi tháng đến thăm.
Du khách cũng đã tự nguyện đóng góp vào quỹ nuôi bầy hổ, nhưng xem ra vẫn không đủ để trang trải các chi phí để nuôi bầy hổ có hoàn cảnh đặc biệt này.
Đến thăm “chùa hổ” tại Kanchanaburi, thấy những con hổ đùa nghịch dưới chân vị sư trụ trì và ngoan hiền bên chú tiểu 8 tuổi Ponchai, ngoài điều kinh ngạc, hẳn du khách cũng sẽ chiêm nghiệm một điều, rằng lành hay dữ phần quan trọng là do môi trường tác động; tình thương không vụ lợi có thể chuyển hoá, thuần hoá được mọi tính dữ di truyền.
Tuy nhiên, theo thông tin mới nhất, các nhà chức trách về động vật hoang dã ở Thái Lan đã tiếp nhận tất cả những con hổ tại chùa này, tổng cộng 137 con hổ. Chúng được bắn thuốc mê và di chuyển tới trại thú khác.
Clip các nhà chức trách về động vật hoang dã Thái Lan di chuyển những con hổ về trại thú
Các nhà sư muốn giữ gìn và nuôi chúng trong chùa, vì lo sợ cho tương lai của những con hổ này, nhưng không được, bởi chính phủ đã xác định chùa không đủ điều kiện để nuôi những con hổ mồ côi này.
Hơn nữa, từ khi lũ hổ ở chùa, khách du lịch kéo tới rất đông, và họ rất thích chụp hình chung với các chú hổ. Có thể bầy hổ đã đánh động lòng trắc ẩn và khâm phục về các nhà sư đã nuôi chúng. Nhưng, điều này bị đánh giá là lợi dụng động vật hoang dã để thương mại, chính vì vậy, chính phủ đã thu lại những chú hổ mồ côi này trong sự lưu luyến của các nhà sư.
Theo newsweek.com
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tu viện Tsz Shan, chốn thiền tịnh giữa núi rừng
Quốc tế 10:00 25/11/2024Với không gian rộng lớn, nằm giữa núi đồi, tách biệt khỏi thế giới xô bồ và ồn ào, tu viện Tsz Shan là nơi bạn có thể cảm nhận được sự thư thái trong từng bước chân. Tsz Shan xứng đáng là một điểm đến không thể bỏ qua của du khách khi tới Hong Kong.
Rải tiền công đức bằng cần cẩu ở một ngôi chùa tại Thái Lan
Quốc tế 09:45 21/11/2024Lễ cúng dường Kathin Samakkhi tại chùa Wat Derm Bang, tỉnh Suphanburi có hoạt động rải tiền công đức từ trên cần cẩu.
Khám phá ngôi chùa nổi tiếng nhất thế giới nơi Đức Phật giác ngộ
Quốc tế 08:45 16/11/2024Chùa Mahabodhi (Đại Giác Ngộ) là một bảo tháp Phật giáo ở Bodh Gaya, Ấn Độ, được biết đến là một trong những Phật tích quan trọng nhất của lịch sử Phật giáo thế giới. Theo UNESCO, ngôi đền hiện tại có công trình kiến trúc sớm nhất và hoành tráng nhất được xây dựng hoàn toàn bằng gạch vào khoảng thế kỷ thứ 7.
Nghi lễ Xaybath - Lễ cúng dường lớn nhất của người dân Lào
Quốc tế 16:00 15/11/2024Đây là cơ hội cho người dân Lào tích lũy công đức bằng cách cho đi không vị kỷ. Với việc tham gia vào nghi lễ Xaybath, người dân bày tỏ lòng thành kính đối với Phật giáo và cầu mong phước lành.
Xem thêm