Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 27/07/2014, 12:01 PM

Bay về bầu trời tự do

Sống trong xã hội hòa bình, ấm êm, sung túc, nếu không tham dự những chuyến thăm quan bổ ích như vậy, tuổi trẻ Việt Nam sẽ không thể thấu hiểu về nỗi đau khổ, cũng như chẳng thể tự hào về tinh thần kiên trung bất khuất của những con người chẳng phải xương đồng da sắt

Phật tử đạo tràng Quán Thế Âm (chùa Pháp Vân) luôn tâm niệm tu tập là đền bốn ơn trọng, kế đến là cứu khổ ba đường. Vậy nên ngày 26/7/2014, trong không khí cả nước kính cẩn nghiêng mình tưởng niệm các Thương binh liệt sĩ Việt Nam lần thứ 67, đạo tràng Quán Thế Âm đã tổ chức khóa tu một ngày tại Bảo tàng Chiến sĩ Cách mạng bị địch bắt tù đày và chùa Đậu (Phú Xuyên, Hà Nội).

Năm nay không phải là lần đầu tiên đạo tràng Quán Thế Âm đến với Bảo tàng Phú Xuyên, sự đón tiếp nồng hậu thân tình của cán bộ Bảo tàng từ đầu cho đến cuối chương trình đã cho biết điều đó.
 
Đó là một chương trình hoạt động văn hóa thường niên có ý nghĩa uống nước nhớ nguồn của phật tử Việt Nam, đại diện cho đồng bào song tu phúc và huệ để hồi hướng công đức đến anh linh các vị Anh hùng đã hi sinh vì nền hòa bình cho quê hương.

Sống trong xã hội hòa bình, ấm êm, sung túc, nếu không tham dự những chuyến thăm quan bổ ích như vậy, tuổi trẻ Việt Nam sẽ không thể thấu hiểu về nỗi đau khổ, cũng như chẳng thể tự hào về tinh thần kiên trung bất khuất của những con người chẳng phải xương đồng da sắt, như các anh hùng thương binh liệt sĩ Việt Nam trước những đòn tra tấn vô nhân tính của Mỹ - Ngụy : đóng đinh vào đầu và chân tay, treo ngược đánh gẫy chân tay và rót nước xà phòng sôi vào miệng, mổ bụng moi gan, nhốt vào thùng và đổ nước sôi lên đầu..v..v...

Gian nhà tưởng niệm Những ký ức không thể nào quên đã tái hiện lại gần như sống động những nỗi đau thể xác tột cùng của con người. Những bức tượng khắc họa chuẩn xác và sự kham khổ của các chiến sĩ cách mạng trong cảnh đày đọa; trên những khuôn mặt bất động là dòng máu khô từng chảy ngược xuôi cùng tư thế nạn nhân bị hành hạ, là ánh mắt mở to đầy can đảm nhưng ánh lên nét kham nhẫn phi thường.

“Máu của ta quý giá như vàng
Tổ quốc cần, ta sẵn sàng hiến dâng”
 
 
Nỗi đau của đồng bào, đồng loại trong chiến tranh vẫn còn đỏ tươi màu máu trên những thân hình bất động, dường như đã thức tỉnh lương tâm của những con người đang sống trong thời bình và được tu học theo Phật, để nhớ rằng xin đừng làm tổn thương nhau trong cuộc sống này thêm nữa. Vì vết thương trên da thịt vốn đã đủ xót xa cùng những mất mát vô thường của đời người, vậy thì vết thương lòng trong thời bình lại càng nhức nhối, khó lành hơn.

Để tỏ lòng tri ân một cách thiết thực nhất những người thương binh liệt sĩ quyết tử vì Tổ quốc quyết sinh, đạo tràng Quán Thế Âm sau khi được Đại đức Thích Quảng An dẫn dắt tụng kinh niệm Phật, đã tổ chức phóng sinh trong khuôn viên hồ nước của Bảo tàng, để những chú chim sẻ được bay về bầu trời tự do, để con cá cái ốc được về với nơi mà nó thuộc về. Phải chăng đó cũng là hoài bão mơ ước để các chiến sĩ chiến đấu anh dũng để dành lại hòa bình cho quê hương?
 
 
 
Thương binh liệt sĩ Việt Nam, các anh đáng mến, đáng khấm phục nghìn lần đối với mọi thế hệ người dân ở mọi thời đại. Các anh đã để lại cho thế hệ đi sau đang tu học theo Phật cần biết kham nhẫn trong mọi hoàn cảnh khó khăn nhất. Các anh là những tượng đài đã đi vào bất tử. Đâu đây giữa những hình hài trong căn phòng này, tinh thần cao thượng của các anh đang thấm nhuần vào trong tâm trí tuổi trẻ Việt Nam. Nhưng đau xót quá, đồng đội ơi, tôi gọi mà sao không thấy ai trả lời? Các anh không ngại ngần hi sinh tuổi trẻ và cuộc sống vì nước vì dân, mong muốn duy nhất của các anh có thể chỉ là, khi được sống trong hòa bình, hãy nhớ đến các anh.
 
Bi và dũng của người con Phật thời nay, để có thể làm ích Đạo lợi đời, được như các anh hùng liệt sĩ đã từng cống hiến vì Tổ quốc, hai chất liệu đó cần được huân tu từ quá trình kết hợp thiền tịnh song tu hài hòa, như lời đạo từ của TT. Thích Thanh Nhung trụ trì chùa Đậu dành cho đạo tràng Quán Thế Âm.
 
Thầy nêu lên tấm gương Thiền tịnh song tu của Thiền sư Tự Đạo Chân đã để lại cho hậu thế xá lợi nhục thân nguyên vẹn sau 400 năm. Đến nay, não của Ngài vẫn còn nguyên vẹn, xương cốt Ngài vẫn liền khớp một cách tự nhiên theo kết quả nghiên cứu khoa học, điều đó cho ta thấy tu thiền là pháp môn tự độ tự lực giúp thân khỏe tâm an, song căn cứ theo lời dạy cuối cùng Ngài “ Sau khi trong tịnh thất, tiếng mõ dứt được 100 ngày mà căn phòng vẫn có mùi thơm thì đừng làm lễ trà tỳ hay chôn cất”, như vậy chắc chắn thiền sư cũng tụng niệm miên mật để cảm nhận tha lực từ chư Phật, trong niềm tin tuyệt đối vào Tam Bảo 

“Năng lễ sở lễ tính không tịch
Cảm ứng đạo giao nan tư nghị”

Đó là thông điệp ý nghĩa vì sao hai vị Thiền sư đã để lại xá lợi nhục thân cho hậu thế chiêm bái và học theo. Tuy nhiên, để có thể tu tập đạt đến giải thoát như hai vị Thiền sư Tự Đạo Chân và Tự Đạo Tâm, phật tử tại gia cũng cần có đủ phúc đức nhân duyên, phúc duyên đó có thể được vun bồi từ những việc làm tốt đẹp có ảnh hưởng tích cực với người khác.
                                                                               
Diệu Hòa
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm