Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 26/02/2020, 10:03 AM

Hai núi băng Nam Cực vừa vỡ, liệu thảm họa gì sẽ xảy ra?

Các nhà khoa học đang cảnh báo dấu hiệu biến đổi khí hậu từ những thay đổi của núi băng đảo Pine của Nam Cực.

> Nữ sinh 16 tuổi trở thành nhà tiên phong vì môi trường

Nhiều năm qua, các nhà khoa học đã theo dõi những khúc sông băng ở đây vỡ dần, đây có thể coi là sự kiện kinh hoàng còn được gọi là sự kiện tạo thành băng đảo, xảy ra một cách tự nhiên. Nhưng đối với sông băng đảo Pine thì sự kiện này xảy ra ngày càng nhiều hơn và khiến cho các nhà băng hà học lo ngại nguyên nhân do biến đổi khí hậu.

Các nhà băng hà học đã gióng hồi chuông báo động về sự hình thành một núi băng khổng lồ mới, được đặt tên là B-49, rất có thể là kết quả của sự tăng nhiệt độ khiến cho băng bao phủ lục địa Nam Cực bị xói mòn.

B-49 là một trong hai núi băng lớn đang trôi xa dần khỏi Nam Cực. Nó vỡ ra từ sông băng đảo Pine vào tuần trước, trong khi núi băng kia nặng hàng nghìn tỷ tấn và có tên A-68, cũng vỡ ra từ thềm băng C Larsen ở bờ biển phía đông của bán đảo Nam Cực vào năm 2017.

Không giống B-49, A-68 có thể không phải là kết quả của khí hậu ấm lên. B-49 bao phủ một diện tích rộng 103,6 km2 và nhiều núi băng khác nhỏ hơn cũng vỡ ra vào ngày 9/2/2020 thì rộng 207,2 km2.

Núi băng B-49, có diện tích gần gấp đôi Washington D.C.

Núi băng B-49, có diện tích gần gấp đôi Washington D.C.

Một nhóm các nhà khoa học quốc tế đã hoàn thành chuyến công tác thực địa theo mùa đầu tiên ở sông băng Thwaites khổng lồ. Sông băng này cách sông băng đảo Pine khoảng 322 km. Họ đang cố gắng tìm hiểu vì sao các sông băng trong vùng bị tan chảy.

Nhà băng hà học Helen Amanda Fricker ở Viện Hải dương học Trường Scripps, San Diego, Mỹ, cho biết các thềm băng ở Nam Cực đang bị mỏng đi rất nhanh. Toàn bộ Nam Cực đang biến đổi với tốc độ tăng không ngừng.

Các bức ảnh vệ tinh cho thấy sông băng Thwaites và sông băng đảo Pine bắt đầu tan nhanh hơn trong những năm gần đây trong khi các khu vực mép sông là những tảng băng trôi thì tiến dần về phía đất liền. Tần suất xảy ra vỡ sông băng có liên quan đến sự tan chảy của lưỡi băng. Nguyên nhân rất có thể là do sự xâm nhập của nước ấm vào khu vực này, và nước ấm có liên quan đến biến đổi khí hậu.

Các nhà khoa học đang lo ngại các sông băng ở phía tây Nam Cực như hai sông băng nói trên tan ra sẽ dẫn đến phát lộ những sông băng nằm sâu trong lục địa này và thậm chí sẽ có nhiều băng tan chảy hơn nữa gây ra hiện tượng mực nước biển dâng đáng kể.

Ảnh chụp vệ tinh.

Ảnh chụp vệ tinh.

Một số mô hình khoa học gần đây dự báo riêng băng tan ở Nam Cực có thể gây ra mực nước biển dâng thêm khoảng 0,6 mét vào năm 2100.

Núi băng A-68 che phủ một diện tích hơn 5.180 km2 và gần đây đã rời khỏi biển Weddel của Nam Cực để tiến về Nam Đại Dương. Một vài tàu nghiên cứu đã cố gắng nghiên cứu đáy đại dương nguyên sơ mà núi băng này vốn che phủ hàng nghìn năm trước, nhưng băng trôi trên biển Weddel quá dày đặc khiến cho các con tàu này chưa thể đến nơi.

Trong khi có nhiều núi băng vỡ ra một cách tự nhiên ở sông băng gần bờ biển Nam Cực và trôi ra biển, những biến đổi ở phía Tây Nam Cực lại có nguyên nhân từ khí hậu ấm lên.

Các nhà khoa học nhận định, nhìn chung, tình hình vỡ thềm băng dọc theo bán đảo Nam Cực và đặc biệt là hiện tượng tất cả các nơi còn lại băng đều bị mỏng dần cho thấy rõ ràng biến đổi khí hậu đang gây ra tổn thất ghê gớm và ngày càng tăng không chỉ cho Nam Cực mà còn cả các đại dương khắp thế giới.

Phạm Hường

Theo NBC News

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Hội An ra mắt mô hình "Ngày chủ nhật xanh" tại cơ sở tôn giáo

Môi trường 19:21 01/11/2024

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.Hội An vừa phối hợp với tịnh xá Ngọc Cẩm, Công ty Qna Green tổ chức ra mắt mô hình “Ngày chủ nhật xanh”.

Lặng lẽ trồng cây giữa thành phố

Môi trường 14:27 31/10/2024

Có những người con của phố thị, nhưng tâm hồn thì hướng về những ngọn đồi xanh thẳm. Đặng Công Lợi - một công dân trẻ của Đà Nẵng, vì yêu sắc xanh của cây lá, đang từng ngày nhân lên tình yêu trồng cây và gìn giữ môi sinh.

Bão Trà Mi mạnh lên cấp 11, gây mưa ở miền Trung từ chiều nay

Môi trường 09:50 26/10/2024

Sáng nay, bão Trà Mi ở vùng biển phía đông bắc quần đảo Hoàng Sa, mạnh cấp 11 (117 km/h), bắt đầu gây mưa cho khu vực Quảng Bình - Quảng Ngãi từ chiều nay.

Cập nhật đến chiều 25/10: Bão Trà Mi giảm 4 cấp, bị đẩy xuống phía Nam

Môi trường 16:09 25/10/2024

Theo nhận định của chuyên gia, khi di chuyển đến quần đảo Hoàng Sa, bão số 6 (bão Trà Mi) sẽ gặp không khí lạnh và suy yếu nhanh xuống cấp 7 - cấp 8.

Xem thêm