Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 05/12/2023, 08:00 AM

Biết ơn niềm đau đã nỗi lên trên để ta học được cách chuyển hóa

Nỗi đau xuất hiện như là những thông điệp báo cho ta biết để ta cần thay đổi điều gì đó trong tâm, ta cần thay đổi thái độ sống nào đó. Nỗi đau nào cũng làm ta đau, nhưng không bao giờ có nỗi đau nào kéo dài liên tục.

Từ nỗi đau trong tiếng Việt mình có nghĩa là niềm đau của ta đã nỗi lên trên, niềm đau của ta đã biểu hiện để cho ta cơ hội nhìn rõ nó.

Trước khi niềm đau nỗi lên cho ta thấy thì nó đã có đó rồi, nhưng dưới dạng chìm. Niềm đau chỉ chờ đủ nhân duyên sẽ nỗi lên, sẽ hiện rõ. Và một khi nỗi đau xuất hiện đây cũng là cơ hội để ta nhìn được nguyên nhân những nỗi đau này đến từ đâu.

Nỗi đau không tự nhiên xuất hiện, nỗi đau nào cũng có nguyên nhân. Chỉ cần ta tìm ra nguyên nhân và không tiếp tục nuôi dưỡng, gieo trồng những nhân đó nữa thì nỗi đau sẽ ẩn tàng.

Nỗi đau xuất hiện như là những thông điệp báo cho ta biết để ta cần thay đổi điều gì đó trong tâm, ta cần thay đổi thái độ sống nào đó.

Nỗi đau là thứ đủ khả năng thay đổi một con người

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Nỗi đau nào cũng làm ta đau, nhưng không bao giờ có nỗi đau nào kéo dài liên tục. Mà nỗi đau hoạt động từng cơn (cơn đau) nghĩa là hai nỗi đau luôn có một khoảng cách. Giữa hai nỗi đau luôn có một khoảng lặng để cho ta nhìn kỹ, để cho ta thấu hiểu nội tâm mình.

Hiểu được điều này rồi thì ta sẽ nhận ra người mà ta nghĩ làm cho ta đau, người ấy chỉ là một trong những tác nhân rất nhỏ trong vô vàn nhân duyên để làm nỗi đau trong ta biểu hiện.

Nỗi đau của ta đã có sẵn trong ta trước đó rồi. Vì vậy ta không còn trách mắng hay hận thù người ấy nữa. Thay vào đó ta quay vào trong nhìn rõ nỗi đau của ta để chuyển hoá, để thấy rõ bộ mặt thật của nó.

Chúng ta múc nước trong giếng, nếu giếng không có nước vậy ta có múc được không?

Người khác muống “múc” khổ đau trong ta nhưng trong ta không có nỗi đau nào vậy họ có múc được không? Chắc chắn là không rồi phải không!

Vậy để chuyển hoá niềm đau, nỗi khổ trong ta cách hay nhất và rốt ráo nhất là quay vào bên trong ta và chuyển hoá chúng mà không đỗ lỗi cho những tác nhân bên ngoài dù đó là bất kỳ tác nhân nào.

Biết ơn niềm đau đã nỗi lên trên để ta nhận thấy rõ bản chất của niềm đau ấy và học được bài học chuyển hoá.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Hãy đứng dậy và đi tiếp…

Sống an vui 17:00 30/04/2024

Một cánh cửa đóng lại cũng là một cánh cửa khác mở ra. Hãy để thời gian làm dịu đi nỗi đau, hãy để lòng tự do thoái mái từ những gánh nặng. Và sau đó, hãy đứng dậy, bước tiếp, và tìm kiếm hạnh phúc mới.

Ta với người

Sống an vui 14:00 30/04/2024

Thời gian luôn thay đổi, ai rồi cũng sẽ khác đi, có một số việc không cần giải thích. Bởi người hiểu bạn thì cần chi phải nói, còn đã không hiểu thì giảng giải cũng chẳng để làm gì. Cứ sống hết lòng, người có tâm, ắt sẽ cảm nhận được.

Một khi tâm kính trọng không còn

Sống an vui 09:14 30/04/2024

Như chúng ta biết, hầu hết tất cả các mối quan hệ thân thiết giữa những con người chúng ta với nhau khi sống ở trên đời, sở dĩ chúng bền chặt là do hai bên có sự kính trọng, quý mến nhau.

Vui buồn rồi cũng sẽ đi qua

Sống an vui 08:32 30/04/2024

Hôm nay Thầy muốn nói tới một khía cạnh khác của sự thực tập. Thầy đề nghị phương pháp thực tập là khi có một tâm hành buồn chán, lo âu, không có hạnh phúc, thì mình hãy ôm lấy tâm hành buồn chán, tâm hành lo âu đó.

Xem thêm