Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 20/01/2021, 14:20 PM

Biết sự hơn kém của người

Theo lời dạy của Thế Tôn, sau khi tu tập biết pháp, biết nghĩa và biết thời, biết tiết độ, biết mình và biết hội chúng, vị Tỳ-kheo tiếp tục thực hành pháp cuối cùng là biết sự hơn kém của người để thành tựu “hoan hỷ an lạc trong pháp Hiền thánh, thẳng tiến đến lậu tận”.

“Một thời Đức Thế Tôn du hóa tại nước Xá-vệ, ở trong Thắng lâm, vườn Cấp Cô Độc.

Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo rằng:

Nếu có Tỳ-kheo thành tựu bảy pháp tất được hoan hỷ an lạc trong pháp Hiền thánh, thẳng tiến đến lậu tận. Bảy pháp đó là gì? Đó là: 1-Biết pháp, 2-Biết nghĩa, 3-Biết thời, 4-Biết tiết độ, 5-Biết mình, 6-Biết chúng hội và 7-Biết sự hơn kém của người.

Sau khi tu tập biết pháp, biết nghĩa và biết thời, biết tiết độ, biết mình và biết hội chúng, vị Tỳ-kheo tiếp tục thực hành pháp cuối cùng là biết sự hơn kém của người để thành tựu “hoan hỷ an lạc trong pháp Hiền thánh, thẳng tiến đến lậu tận.

Sau khi tu tập biết pháp, biết nghĩa và biết thời, biết tiết độ, biết mình và biết hội chúng, vị Tỳ-kheo tiếp tục thực hành pháp cuối cùng là biết sự hơn kém của người để thành tựu “hoan hỷ an lạc trong pháp Hiền thánh, thẳng tiến đến lậu tận.

Cách nhận biết người tu hành chứng ngộ đắc đạo cảnh giới thiền

Thế nào là Tỳ-kheo biết sự hơn kém của người? Đó là Tỳ-kheo biết có hai hạng người: có tín và có bất tín, người có tín là hơn, người bất tín là kém.

Người có tín lại có hai hạng: Thường đến gặp Tỳ-kheo và không thường đến gặp Tỳ-kheo. Người đến gặp thấy Tỳ-kheo là hơn, người không thường đến gặp Tỳ-kheo là kém.

Người thường đến gặp Tỳ-kheo lại có hai hạng: có lễ kính và không lễ kính. Người có lễ kính là hơn; người không lễ kính là kém.

Người có lễ kính lại có hai hạng: có hỏi kinh và không hỏi kinh. Người có hỏi kinh là hơn, người không hỏi kinh là kém.

Người có hỏi kinh lại có hai hạng: nhất tâm nghe kinh và không nhất tâm nghe kinh. Người nhất tâm nghe kinh là hơn, người không nhất tâm nghe kinh là kém.

Người nhất tâm nghe kinh có hai hạng: nghe rồi thọ trì pháp và nghe rồi không thọ trì pháp. Người nghe rồi thọ trì pháp là hơn, người nghe rồi không thọ trì pháp là kém.

Người nghe rồi thọ trì pháp lại có hai hạng: nghe pháp có quán sát nghĩa và nghe pháp không quán sát nghĩa. Người nghe pháp có quán sát nghĩa là hơn, người nghe pháp không quán sát nghĩa là kém.

Nếu có Tỳ-kheo thành tựu bảy pháp tất được hoan hỷ an lạc trong pháp Hiền thánh, thẳng tiến đến lậu tận.

Nếu có Tỳ-kheo thành tựu bảy pháp tất được hoan hỷ an lạc trong pháp Hiền thánh, thẳng tiến đến lậu tận.

Bảy pháp đoạn trừ phiền não

Hạng nghe pháp quán sát nghĩa lại có hai: biết pháp, biết nghĩa, hướng về pháp và thứ pháp, tùy thuận pháp, thực hành đúng như pháp; và hạng không biết pháp, không biết nghĩa, không hướng về pháp và thứ pháp, tùy thuận pháp và thực hành đúng như pháp. Người biết pháp, biết nghĩa, hướng về pháp và thứ pháp, tùy thuận pháp, thực hành đúng như pháp là hơn; người không biết pháp, không biết nghĩa, không hướng về pháp và thứ pháp, không tùy thuận pháp, không thực hành đúng như pháp là thấp kém.

Hạng biết pháp, biết nghĩa, hướng về pháp và thứ pháp, tùy thuận pháp, thực hành như pháp lại có hai hạng: Tự làm ích lợi cho mình và cũng làm ích lợi cho người khác, làm ích lợi cho mọi người, xót thương thế gian, cầu nghĩa và lợi, an ổn khoái lạc cho trời và người; và hạng không tự làm lợi ích cho mình và cũng không làm lợi ích cho người, không xót thương thế gian không cầu nghĩa và lợi, an ổn khoái lạc cho trời và người. Nếu người nào tự làm lợi ích, cũng làm lợi ích cho người, làm lợi ích cho mọi người, xót thương thế gian, cầu nghĩa và lợi, an ổn và khoái lạc cho trời người. Người ấy là bậc nhất là lớn, là trên, là tối cao, là hơn hết, là tôn quý, là tuyệt diệu giữa mọi người khác... Ấy là Tỳ-kheo biết sự hơn kém của người.

Phật thuyết như vậy. Các vị Tỳ-kheo sau khi nghe những điều Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.

(Kinh Trung A-hàm, phẩm Bảy pháp, kinh Thiện pháp, số 1 [trích])

Đức Phật đã giáo hóa thành công nhờ biết rõ sự hơn kém của người.

Đức Phật đã giáo hóa thành công nhờ biết rõ sự hơn kém của người.

Biết rõ sự hơn kém của người trong pháp thoại này chính là thấy rõ căn cơ của chúng sinh, biết tường tận sự hơn kém về đức hạnh, nỗ lực tu tập của mỗi người. Bắt đầu từ hạng người có lòng tin Tam bảo, sau đó thân cận chư Tăng, có lòng cung kính, học tập và thọ trì kinh pháp, quán sát nghĩa lý, ứng dụng tu hành, tự lợi và lợi tha.

Chúng sinh nhiều bệnh, nên Đức Phật cũng tùy bệnh mà cho thuốc. Đức Phật đã giáo hóa thành công nhờ biết rõ sự hơn kém của người. Cũng vậy, vị Tỳ-kheo khi hành đạo cần thấy rõ căn cơ của chúng sinh để có cách giáo hóa người phù hợp, lợi mình và lợi người, được hoan hỷ an lạc trong pháp Hiền thánh, thẳng tiến đến lậu tận.

Quảng Tánh - Báo Giác Ngộ

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Đang ăn chơi hưởng thụ thì đủ duyên gặp Phật liền giác ngộ

Lời Phật dạy 11:48 26/04/2024

Đến với đạo sớm hay muộn là nhân duyên, đi trước chưa chắc là sẽ đến trước và đi sau cũng chưa hẳn sẽ về sau.

Nếu có 5 đức này, người tu ở đâu cũng lợi ích

Lời Phật dạy 19:30 23/04/2024

Một thời, Thế Tôn trú ở Kimbilà, tại Veluvana, dạy các Tỷ kheo: Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ kheo, Tỷ kheo trú tại chỗ giúp đỡ rất nhiều cho trú xứ ấy. Thế nào là năm?

Hóa ra, ta thật ít thương yêu

Lời Phật dạy 15:30 23/04/2024

Ngày nay khi xung đột, bạo động và nguy cơ chiến tranh hủy diệt trên thế giới ngày càng cao làm cho nhân loại yêu chuộng hòa bình trên thế giới càng quan tâm hơn về giáo lý từ bi của đạo Phật.

Pháp sư là vị nói Pháp khiến sinh ly dục và tịch tĩnh

Lời Phật dạy 13:30 22/04/2024

Một thời, Phật ở tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có một Tỳ-kheo kia, đến chỗ Phật, đầu mặt lạy sát chân Phật, rồi đứng qua một bên, bạch Phật rằng: Như Thế Tôn nói pháp sư. Vậy thế nào gọi là pháp sư?

Xem thêm