Hóa ra, ta thật ít thương yêu
Ngày nay khi xung đột, bạo động và nguy cơ chiến tranh hủy diệt trên thế giới ngày càng cao làm cho nhân loại yêu chuộng hòa bình trên thế giới càng quan tâm hơn về giáo lý từ bi của đạo Phật.
“Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, dạy các Tỷ kheo:
Mong tất cả những ai
Hữu tình có mạng sống
Kẻ yếu hay kẻ mạnh
Không bỏ sót một ai
Kẻ dài hay kẻ lớn
Trung, thấp, loài lớn, nhỏ
Loài được thấy, không thấy
Loài sống xa, không xa
Các loài hiện đang sống
Các loài sẽ được sanh.
Mong mọi loài chúng sanh
Sống hạnh phúc an lạc
Mong rằng không có ai
Lường gạt lừa dối ai
Không có ai khinh mạn
Tại bất cứ chỗ nào
Không vì giận hờn nhau
Không vì tưởng chống đối
Lại có người mong muốn
Làm đau khổ cho nhau.
Như tấm lòng người mẹ
Ðối với con của mình
Trọn đời lo che chở
Con độc nhất mình sanh
Cũng vậy, đối tất cả
Các hữu tình chúng sanh.
Hãy tu tập tâm ý
Không hạn lượng rộng lớn
Hãy tu tập từ tâm
Trong tất cả thế giới
Hãy tu tập tâm ý
Không hạn lượng rộng lớn
Phía trên và phía dưới
Cũng vậy, cả bề ngang
Không hạn chế, trói buộc
Không hận, không thù địch.
Khi đứng, hay khi đi
Khi ngồi, hay khi nằm
Lâu cho đến khi nào
Khi đang còn tỉnh thức
Hãy an trú niệm này
Nếp sống này như vậy
Ðược đời đề cập đến
Là nếp sống tối thượng”.
(ĐTKVN, Tiểu Bộ I, kinh Tập, chương 1, phẩm Rắn, phần Kinh Từ bi [trích], Nxb TP.HCM ấn hành, 1999, tr.506)
Phật giáo hóa chúng ta bằng tâm từ
Lời bàn:
Ngày nay khi xung đột, bạo động và nguy cơ chiến tranh hủy diệt trên thế giới ngày càng cao làm cho nhân loại yêu chuộng hòa bình trên thế giới càng quan tâm hơn về giáo lý từ bi của đạo Phật. Thế Tôn đã từng dạy, chỉ có từ bi mới có thể hóa giải được gốc rễ hận thù, tranh chấp, đối kháng và loại trừ lẫn nhau, ngoài từ bi không có con đường nào khác.
Đây là điều mà mọi người cần suy ngẫm để cùng góp sức bảo vệ hòa bình bằng chính từ tâm của bản thân mình. Tâm từ trong ta vốn sẵn nhưng bị tăm tối của tham vọng, hận thù che lấp. Do vậy, để nuôi lớn tâm từ, mỗi người phải thực tập tập thiền quán từ bi trong đời sống hàng ngày.
Hãy ngồi yên, buông thư toàn thể thân tâm, mở rộng lòng thương hướng đến tất cả mọi người và mọi loài trong khắp cả mười phương thế giới, nguyện cho tất cả chúng sanh luôn được bình an, hạnh phúc. Đây là lòng yêu thương chân thật, rộng mở, không tính toan, phân biệt. Càng rải từ tâm đến chúng sanh bao nhiêu thì lòng thương yêu trong ta lớn dần thêm bấy nhiêu. Cứ thế, luôn ban rải tâm từ đến vô hạn, vô cùng…
Lúc đầu, khi lòng từ của ta còn yếu ớt thì đối tượng hướng tâm thường là phổ quát gồm hết thảy chúng sanh hoặc là những người thân yêu, không thù oán. Về sau, khi lòng từ lớn dần, cần hướng tâm đến những đối tượng cụ thể mà họ đã từng làm ta khổ đau, oán hận, quyết không đội trời chung, thề một mất một còn. Tâm từ như dòng nước ùa về cánh đồng khô cháy, xóa dần đi nứt nẻ quá khứ đau thương, và đất tâm sẽ xanh màu hoa trái.
Một người tu tập tâm từ, mọi người tu tập tâm từ thì thế giới sẽ tràn ngập tình thương và nhân loại sẽ tránh được khổ đau phát xuất từ nguyên nhân xung đột, tranh chấp, hận thù.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Oán gia không muốn kẻ thù được khen ngợi
Lời Phật dạy 17:40 11/11/2024Người có tâm oán thù thì không mong kẻ thù có danh tiếng, được khen ngợi. Ngược lại, họ còn cầu cho kẻ thù luôn bị tiếng xấu, thậm chí thân bại danh liệt. Âu đó cũng là chuyện thường của thế gian.
Những phương pháp sống khỏe theo lời Phật dạy
Lời Phật dạy 07:56 11/11/2024Đức Phật luôn khuyến khích con người sống một lối sống lành mạnh, bằng cách thay đổi tư duy về ăn uống, nghỉ ngơi và làm việc để có một thân thể quân bình cả thân lẫn tâm.
Khởi lên ý niệm cai trị, quản lý liền rơi vào lưới ma
Lời Phật dạy 19:00 07/11/2024Pháp thoại này cho thấy Thế Tôn đã từng nghĩ đến việc thiết lập một xã hội đức trị lý tưởng trong đó có cai trị mà “không giết hại, không để người giết hại; không chinh phục, không khiến người chinh phục; không sầu muộn, không khiến người sầu muộn”. Đây là một ý tưởng tuyệt vời, tâm nguyện vì chúng sanh cao cả.
Xem thêm