Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 19/11/2024, 09:15 AM

Biết trân quý thời gian, sống hướng thượng là trí tuệ đích thực

Có thể nói cuộc đời của con người có mối quan hệ mật thiết và được biểu thị qua một thứ: Đó là cảm thức thời gian. Dân gian cho rằng thọ mạng dài là một trong 5 phước lớn.

Cảm thức về thời gian trong lục đạo (Trời, người, Atula, súc sanh, ngạ quỷ địa ngục) có nhiều sự sai khác, ngay cả với những chúng sanh trong cùng một cõi, được ghi trong kinh luận như sau:

Theo kinh Khởi thế, Thọ mạng, Chánh pháp niệm, luận Du già, Câu xá, Đại trí độ...thì: 

- Chư Thiên cõi trời Đao Lợi thọ 1000 tuổi, một ngày đêm ở đó tương đương 100 năm ở cõi người; hoặc trời Hoá Lạc thọ 8000 tuổi, một ngày đêm bằng 800 năm ở cõi người chúng ta.

- Cõi người chúng ta đang sống thọ mạng trung bình 70, 80 năm.

Có khi ít hơn và rất ngắn chỉ một ngày.

- Atula Vương ở cõi Quang Minh thọ 5000 tuổi.

- Chúng sanh trong cõi súc sanh, ngạ quỷ và địa ngục tùy nghiệp sai khác mà thọ mạng dài ngắn khác nhau. Ví dụ con muỗi chỉ sống khoảng chưa đầy 60 ngày hay con phù du khoảng 1 ngày...

Hiện nay có người sống nhiều nhất khoảng 130 tuổi thì sao có thể biết đến thời gian một tiểu kiếp (16.800.000 năm), một trung kiếp (336 triệu năm), một đại kiếp (1 tỷ 344 triệu năm).

Đó là nơi qua cảm thức về thời gian của các chúng sanh trong lục đạo mà kinh Phật ghi lại, con người có ai biết chắc là mình thật sự sống được bao lâu chăng? Cuối cùng chúng ta sống là vì cái gì?

Đời vô thường hãy quý tiếc thời gian

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Kinh Tứ thập nhị chương ghi: Mạng người rất ngắn bằng thời gian một hơi thở. Thở ra không hít vào được, hít vào không còn hơi thở ra là đã xong một kiếp người.

Hỏi: Nói như vậy, có phải là nói chuyện rất hy hữu hay có thái độ bi quan với cuộc sống chăng, vì ta đang sống vì lo nghĩ cho tương lai tốt đẹp mà.

Đáp: Quan sát một cách thấu đáo và sâu sắc như vậy không phải là có thái độ bi quan, mà là quan sát như thật bản chất của mạng sống, giúp ta biết trân quý thời gian và sống thật chất lượng. 

Khi ta biết rõ mạng sống của chúng ta có thể chấm dứt bất cứ lúc nào, nên ta trân quý từng giây phút để sống cho có giá trị và ý nghĩa tích cực.

Ta dành nhiều thời gian sống tích cực hoan hỷ, làm những việc có ích, tọa thiền học kinh nghe pháp, làm thiện, đọc sách nhiều hơn, chăm sóc người thân tốt hơn, quan tâm tới những người xung quanh ta hơn, làm nhiều việc có ý nghĩa cho Phật pháp, cho cuộc đời nhiều hơn.

Ta sẽ không phung phí thời gian vào những việc thị phi, hơn thua, so đo, tính toán, vô ích, gây thù chuốc oán, tổn hại người vật thiên nhiên.

Ta dễ dàng độ lượng tha thứ bao dung cho những người khác.

Ta sẽ dễ dàng buông xả những thứ phiền toái nội kết đang đè nặng trong lòng ta, nhìn mọi thứ một cách nhẹ nhàng thanh thản, thông suốt hơn.

Ta thấy việc tu tập, tọa thiền, học kinh, nghe pháp, hành thiện tích đức, giúp đỡ người khác khổ hơn ta là việc làm cần thiết.

Khi ta hiểu rõ, đời người vốn rất ngắn ngủi, bất hạnh khổ đau quá nhiều. Mỗi người ai cũng có 24 tiếng một ngày. Hoan hỷ, vui vẻ, tích cực trong 24 tiếng hay phiền não buồn rầu, bực tức, bất an, khổ đau, gây tạo ác nghiệp là do chính ta. 

Cũng chừng ấy thời gian có người tạo nên sự nghiệp vĩ đại, lợi ích cho rất nhiều người. Cũng có người chìm đắm trong khổ đau, ảo tưởng, hận thù bất tận.

Cũng chừng ấy thời gian, Thái tử Tất đạt đa thành tựu định lực trí tuệ giác ngộ thấu suốt chân lý, chứng quả Bồ đề, vượt thoát khỏi mọi khổ đau trong ba cõi sáu đường, tận tâm tận lực giáo hóa cứu độ giúp đỡ vô lượng chúng sinh, con người.

Cũng chừng ấy thời gian, nhiều người tạo nghiệp cực ác, đọa lạc trong tam đồ, chịu khổ muôn kiếp.

Cũng chừng ấy thời gian vua Trần Nhân Tông tạo nên công nghiệp muôn đời, công đức vô lượng đời đạo lưỡng toàn, được tôn Phật Hoàng, làm gương cho hậu thế.

Ta hãy biết trân quý thời gian, dùng thời gian vào những việc mang lại lợi ích an vui hạnh phúc cho bản thân, gia đình và mọi người.

Không phí tời gian vào những việc vô ích, hại người, hại vật, hại thiên nhiên.

Nhìn sâu hơn, quán sát kỹ hơn theo tuệ giác của Phật ta sẽ nhận ra thời gian vốn không có thực tính, không có tự ngã, tự thể mà chỉ là cảm thức thời gian của từng người, từng chúng sinh khác nhau.

Ai quán chiếu như thật, nhận ra thời gian, không gian vốn không có thực tính tự thể thì họ sẽ giải quyết, giải tỏa, giải thoát ra khỏi nhiều nỗi lo phiền khổ não trong đời.

Có thể nói biết đúng như thật về thời gian, không gian sẽ không bị giới hạn trong thời gian, không gian; không bị vướng mắc, chấp thủ vào thời gian không gian qui ước cũng là giải thoát, vượt thoát ý niệm thời gian sinh tử luân hồi. Cụ thể là không kẹt trong thời gian 100 năm hay bị giới hạn trong thế giới Năm Châu Bốn Biển này.

Cho nên, biết như thật về thời gian, biết trân quý, biết dùng thời gian sống chất lượng tích cực, chánh niệm và hướng thượng chính là trí tuệ đích thực.

Biết như thật

về thời gian

Nỗ lực sống thiện

Phát triển định tuệ

Vượt luân hồi.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Biết trân quý thời gian, sống hướng thượng là trí tuệ đích thực

Kiến thức 09:15 19/11/2024

Có thể nói cuộc đời của con người có mối quan hệ mật thiết và được biểu thị qua một thứ: Đó là cảm thức thời gian. Dân gian cho rằng thọ mạng dài là một trong 5 phước lớn.

Đừng đem lỗi lầm của người khác để vào trong tâm mình

Kiến thức 17:50 18/11/2024

Tôi học Phật bốn mươi tám năm, sở trường của tôi chính là biết rất ít sự việc, tôi không dò hỏi việc của người khác, tôi tuyệt đối không hỏi, chỉ có người khác tìm tôi, tôi từ trước đến nay không tìm qua người khác.

Vì sao uống rượu được liệt vào trọng giới?

Kiến thức 10:00 18/11/2024

Trong năm trọng giới thì giới sau cùng là giới rượu. Thế Tôn vì sao xem việc này nặng như vậy?

Tu là phải có nội dung

Kiến thức 09:10 18/11/2024

Khi ta nhận thức được rằng tu hành không chỉ là những nghi lễ hay hình thức bên ngoài mà là sự chuyển hóa của tâm thức, ta mới bắt đầu thấy được giá trị sâu sắc của hành trình này.

Xem thêm