Thứ năm, 21/09/2023, 09:15 AM

Bỏ gia tài kếch xù, tỷ phú xe hơi Trung Quốc Lifan vào viện dưỡng lão

Tỷ phú Yin Mingshan quyết định vào viện dưỡng lão sinh sống những năm tháng cuối đời vì không muốn làm phiền con cháu.

Theo Sohu, tỷ phú Yin Mingshan chuyển vào viện dưỡng lão ở Trùng Khánh, sống từ cuối tháng 8.

Ở tuổi 85, ông không muốn làm phiền người thân, muốn an hưởng tuổi già bên những người cùng tuổi. "Tôi có hai người con, căn nhà lớn và đủ tiền tự lo cho bản thân. Nhưng khi bước qua tuổi 80, suy nghĩ về nơi ở của tôi thay đổi", ông nói.

Tỷ phú Yin Mingshan cho biết ông nuôi nấng các con vì tình yêu chứ không yêu cầu họ phải có trách nhiệm báo đáp. Ông từng cân nhắc việc thuê người chăm sóc mình nhưng cuối cùng lựa chọn ở viện dưỡng lão. Theo ông Yin, người giúp việc có thể làm hầu hết công việc như giặt giũ, nấu ăn hay dọn dẹp nhà cửa nhưng không thể cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế một cách chuyên nghiệp như ở viện dưỡng lão.

Tỷ phú Jeff Bezos tuyên bố dành phần lớn tài sản làm từ thiện

Ông Yin Mingshan không muốn làm phiền con cái lúc về già.

Ông Yin Mingshan không muốn làm phiền con cái lúc về già.

"Người giúp việc có thể giặt giũ, nấu ăn, dọn dẹp nhưng không có dịch vụ y tế chuyên nghiệp, kịp thời như ở viện dưỡng lão được", ông Yin nói với Sohu.

Theo China Express, tỷ phú tập đoàn ô tô có tiếng Trung Quốc duy trì lối sống kỷ luật, chăm tập luyện nhẹ, đi bộ, đọc sách, chơi đàn...

Yin Mingshan sinh năm 1938, ở Trùng Khánh, Trung Quốc. Ông sinh ra trong gia đình địa chủ phong kiến, sau này bị tịch thu nhà đất, sống ở nông thôn cùng mẹ. Ông từng đi tù vài chục năm vì chống đối chính quyền. Năm 1979, ông ra tù, bắt đầu sự nghiệp ở tuổi 41.

Vợ chồng tỷ phú Mỹ từ thiện một triệu USD mỗi tuần

Ông Yin Mingshan thời trẻ.

Ông Yin Mingshan thời trẻ.

Sau thời gian dạy tiếng Anh, ông mở hiệu sách, sau đó thành lập Viện nghiên cứu phụ tùng xe Trùng Khánh Hongda. Từ số vốn 200.000 NDT, ông đưa công ty phát triển và đổi tên thành Tập đoàn Công nghiệp Lifan năm 1997.

Sau thời gian điều hành, tập đoàn trở thành thương hiệu hàng đầu Trung Quốc. Năm 2000, ông vào danh sách 50 người giàu nhất Trung Quốc với tài sản ròng 550 triệu nhân dân tệ. Cùng năm, ông mua lại CLB bóng đá Huandao với giá 55,8 triệu nhân dân tệ và đổi tên thành Chongqing Lifan. Ngay trong mùa giải đầu tiên, Chongqing Lifan đã giành chức vô địch Cup Quốc gia Trung Quốc. Đến năm 2004, Yin Mingshan đưa Lifan trở thành nhà sản xuất xe máy lớn nhất Trung Quốc. Năm 2005, Lifan bắt đầu tham gia thị trường sản xuất ôtô. Năm 2014, Yin Mingshan và gia đình có giá trị tài sản ước tính 1,3 tỷ USD.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tu viện Tsz Shan, chốn thiền tịnh giữa núi rừng

Quốc tế 10:00 25/11/2024

Với không gian rộng lớn, nằm giữa núi đồi, tách biệt khỏi thế giới xô bồ và ồn ào, tu viện Tsz Shan là nơi bạn có thể cảm nhận được sự thư thái trong từng bước chân. Tsz Shan xứng đáng là một điểm đến không thể bỏ qua của du khách khi tới Hong Kong.

Rải tiền công đức bằng cần cẩu ở một ngôi chùa tại Thái Lan

Quốc tế 09:45 21/11/2024

Lễ cúng dường Kathin Samakkhi tại chùa Wat Derm Bang, tỉnh Suphanburi có hoạt động rải tiền công đức từ trên cần cẩu.

Khám phá ngôi chùa nổi tiếng nhất thế giới nơi Đức Phật giác ngộ

Quốc tế 08:45 16/11/2024

Chùa Mahabodhi (Đại Giác Ngộ) là một bảo tháp Phật giáo ở Bodh Gaya, Ấn Độ, được biết đến là một trong những Phật tích quan trọng nhất của lịch sử Phật giáo thế giới. Theo UNESCO, ngôi đền hiện tại có công trình kiến ​​trúc sớm nhất và hoành tráng nhất được xây dựng hoàn toàn bằng gạch vào khoảng thế kỷ thứ 7.

Nghi lễ Xaybath - Lễ cúng dường lớn nhất của người dân Lào

Quốc tế 16:00 15/11/2024

Đây là cơ hội cho người dân Lào tích lũy công đức bằng cách cho đi không vị kỷ. Với việc tham gia vào nghi lễ Xaybath, người dân bày tỏ lòng thành kính đối với Phật giáo và cầu mong phước lành.

Xem thêm