Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 14/02/2023, 09:44 AM

‘Vua phần mềm’ Ấn Độ - tỷ phú giàu lòng vị tha

Cuốn “Azim Premji: The Man Beyond the Billions” hé lộ nhiều điều về sự nghiệp làm giàu và từ thiện của vị tỷ phú phần mềm Ấn Độ Azim Premji.

Azim Hasham Premji là người kỳ quặc. Ông trùm kinh doanh 75 tuổi này không tuân theo những điều mọi người thường nghĩ về một tỷ phú. Ông thích ăn sôcôla và không sợ món này ngay cả lúc nửa đêm. Ông cũng thích trải nghiệm thức ăn đường phố khi đi du lịch.

Với cách sống chi tiêu tiết kiệm, ông được thế giới kinh doanh coi là Uncle Scrooge (nhân vật nổi tiếng trong loạt truyện về vịt Donald với sự giàu có và lối sống kín đáo).

Chưa hết, ông cũng quyên góp 75% tài sản của mình cho hoạt động từ thiện. Với tổng trị giá khoảng 21 tỷ USD, khoản quyên góp của ông cho Azim Premji Foundation, tổ chức phi lợi nhuận tập trung giáo dục, đã đưa Premji trở thành một trong những nhà từ thiện hàng đầu thế giới.

Lòng vị tha chân chính

Không có nhiều thông tin về đời tư của Azim Premji trên truyền thông. Ảnh: AP.

Không có nhiều thông tin về đời tư của Azim Premji trên truyền thông. Ảnh: AP.

Năm thập kỷ phấn đấu để tạo nên bước ngoặt

Là một trong những tỷ phú ẩn dật, thông tin về Premji cũng không xuất hiện nhiều trên báo chí và các phương tiện truyền thông. Điều này khiến hai nhà báo Sundeep Khanna và Varun Sood gặp nhiều khó khăn khi muốn tìm hiểu về cuộc đời của vị doanh nhân tài ba kiêm nhà từ thiện hào phóng này.

Các tác giả đã tìm kiếm những người biết về quá khứ và hiện tại của Premji, những người có thể đưa ra góc nhìn sâu sắc về cuộc sống của người đàn ông quyết liệt bảo vệ sự riêng tư của bản thân và gia đình gắn bó chặt chẽ của ông, bao gồm vợ Yasmeen và các con trai Rishad và Tariq.

Từ việc nỗ lực cứu công ty dầu mỏ đang mắc nợ của gia đình ở Amalner đến việc thành lập một tập đoàn chân chính có doanh thu hơn 10 tỷ USD, Azim Premji: The Man Beyond the Billions ghi lại hành trình phấn đấu kéo dài năm thập kỷ của Azim Premji. Ông không có kiến thức về ngành công nghệ thông tin (CNTT), nhưng công ty của ông (Wipro) đã trở thành một phần của bộ ba công ty khởi nghiệp về CNTT, cùng Infosys và TCS, đưa Ấn Độ có mặt trong bản đồ dịch vụ phần mềm toàn cầu.

Vào cuối năm 1971, ông đã đặt ra các nguyên tắc, chính trực, tôn trọng con người và lấy khách hàng làm trung tâm, làm tôn chỉ trong hoạt động kinh doanh. Tập đoàn của ông được biết là luôn quyết liệt giữ vững những giá trị này.

Chia sẻ về Premji, Nandan Nilekani, chủ tịch không điều hành của đối thủ Infosys, nói: “Ông ấy là một người đàn ông khác thường”. Và Premji đúng như vậy. Không giống hầu hết tỷ phú, ông không đi lại với tấm vé hạng nhất và cũng dành niềm tin vào các sản phẩm sản xuất tại Ấn Độ. Quản lý mọi thứ ở tầm vi mô, Premji đi sâu vào lĩnh vực của mọi vấn đề nhỏ. Ông mang theo tập giấy màu vàng nổi tiếng của mình, trong đó ông ghi chép tỉ mỉ những vấn đề ông tìm hiểu, quan sát được.

Sự tôn trọng của Premji với các nguồn tài nguyên được thể hiện rõ qua tính tiết kiệm của ông. Premji đi xung quanh để tắt đèn và quạt sau khi mọi người đã ra khỏi hoặc kiên trì yêu cầu cả hai mặt của một tờ giấy phải được sử dụng khi photocopy, hay khi ông đòi dùng tiền túi để trả cho các cuộc gọi cá nhân ông thực hiện tại nơi làm việc, điều tạo ra tiền lệ để tất cả noi theo.

Cá tính đặc biệt và sự vị tha đáng quý

Cuốn sách cũng tràn ngập nhiều giai thoại thú vị như việc một người bạn của Premji, lãnh đạo doanh nghiệp Kiran Mazumdar-Shaw kể lại cách tỷ phú này ngụy trang bằng một chiếc mũ và một bộ ria mép giả khi muốn mua một số tác phẩm nghệ thuật.

Lý do của ông là: "Thời điểm họ biết tôi là Azim Premji, họ sẽ tính phí tôi rất nhiều". Lật giở các trang sách, độc giả cũng biết đến các cột mốc quan trọng của cá nhân ông như đám cưới của Premji và con trai Rishad, đều chỉ mời 100 khách mỗi dịp.

Cuốn sách cũng đề cập nhiều sai lầm mà công ty đã mắc phải và cách họ đương đầu với hoàn cảnh khó khăn sau khi đưa ra nhiều quyết định sai lầm.

Trên thực tế, những thành tựu kinh doanh của Premji thường bị lu mờ bởi sự hào phóng nổi tiếng của Premji, phẩm chất mà ông thấm nhuần từ mẹ của mình là tiến sĩ Gulbanoo Premji, người đồng sáng lập Hiệp hội Phục hồi chức năng Trẻ em tàn tật Mumbai.

Khi dịch bệnh Covid-19 gõ cửa Ấn Độ, tập đoàn Wipro đã quyên tặng khoảng 180 triệu USD, số tiền hỗ trợ lớn nhất từ một công ty Ấn Độ, bên cạnh việc phân phát hàng triệu suất ăn và giường bệnh.

Tại một buổi thuyết trình với sinh viên trường kinh doanh Stanford, Mỹ, Premji đã tóm tắt cách ông đối mặt những thành công và thất bại trong sự nghiệp của mình: “Không thể tạo ra một vài ý tưởng tốt mà không có nhiều ý tưởng tồi. Thất bại nên được tha thứ và lãng quên hoàn toàn”.

Nguồn: ZingNews

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Ác nghiệp đã trót gieo, phải làm sao để ác báo không trổ ra?

Kiến thức 10:35 05/11/2024

Mỗi ngày chúng ta đều gieo trồng những nhân thiện, ác lẫn lộn. Những nhân này tuyệt đối không hề mất đi, nó được lưu trữ trong tàng thức của chúng ta. Quá trình từ nhân đi đến quả đều cần phải có duyên. Vậy làm sao để tránh được duyên ác?

Đi về phía an lạc hạnh phúc

Kiến thức 09:20 05/11/2024

Kinh Trường bộ ghi: Đường này đến an lạc giải thoát Niết bàn, chấm dứt khổ đau; Đường kia đến ưu phiền não loạn khổ đau trong sinh tử luân hồi, các người muốn đi đường nào?

Muốn mau lành bệnh

Kiến thức 07:03 05/11/2024

Ai cũng biết Đức Phật ngoài mười hiệu tôn quý còn được xưng tán là Y vương, bậc thầy của các thầy thuốc trong việc trị liệu tâm bệnh của chúng sanh. Không chỉ chữa trị tâm bệnh, Đức Phật còn là một vị thầy thuốc đúng nghĩa chữa trị cả thân bệnh nữa.

Hãy từ bỏ những nghề tạo ra ác nghiệp

Kiến thức 19:30 04/11/2024

Trong cuộc sống, mỗi người có một công việc, một nghề nghiệp riêng. Xét về phương diện tác nghiệp thì những nghề như đồ tể, đao phủ là những nghề tạo ra ác nghiệp, không có lợi ích cho tự thân ở đời này và đời sau.

Xem thêm