Bồ Tát Quan Thế Âm thị hiện như thế nào khi có nhiều chúng sanh cầu cứu cùng một lúc?
Về phương diện cứu khổ, Bồ-tát Quán-Thế-Âm thị hiện 32 thân, mỗi thân đều thích ứng với tâm cảnh hiện tại và từ đó có muôn ngàn phương tiện để giải thoát khổ nạn cho chúng sanh.
>>Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về Bồ Tát
Đây là một nghi vấn chung vì, chúng ta chưa thông hiểu được nghĩa diệu dụng hiện thân mầu nhiệm của Bồ Tát Quán Thế Âm.
Đã là diệu dụng nhiệm mầu, thì thử hỏi ngôn ngữ trong cõi nhân loại chúng ta có thể diễn đạt được sao? Nếu, không dùng phương tiện mượn Sự, mượn Lý, mượn Hình để tỉ dụ thì khó có thể mô tả, So sánh cho thông suốt và hết ngờ vực được. Nghi ngờ là một cản trở lớn cho lòng chí thành vậy. Tuy nhiên nghi ngờ mà cầu học để giải trừ tà kiến là một tinh tấn để mau chóng đến bờ giải thoát.
Diệu Dụng Mầu Nhiệm của Bồ Tát là tất cả các thứ Sắc Pháp và Tâm Pháp "Có, Không. Danh, Tướng. Tâm, Cảnh. Năng, Sở...cho đến xa, gần, dày, mỏng, tối, sáng, nhiều, ít... tất cả đều không chướng ngại, quí vị nhận định thỉ dụ sau đây:
Diệu dụng cứu khổ của Quán thế Âm, tỉ như ánh sáng của Thái dương (dụ cho thường quán) luôn luôn soi chiếu khắp mọi nơi, (dụ cho sự thường trực tìm tiếng kêu). Chúng sanh như là một tấm kiếng hay là một chén nước trong, tấm kiếng hay chén nước nếu chịu hướng về ánh sáng Thái dương, thì trong tấm kiếng, chén nước có hình ảnh và ánh sáng của Thái dương (sự hướng về dụ cho lòng chí thành) ngời sáng trong đó. Ánh sáng dù luôn chiếu soi, mà tấm kiếng úp lại, chén nước thì đậy kín, nhất định hình ảnh Thái dương và ánh sáng không thể hiển hiện trong đó được. Cũng vậy chúng sanh không tha thiết chí thành, như đứa con hoang nghịch cố trốn tránh sự tìm kiếm của Mẹ hiền, sự gặp mặt tất còn lâu xa.
Một tỉ dụ khác, diệu dụng Quán Âm như tổng đài phát ra làn sóng âm thanh hay phát ra hình ảnh. Sự phát đi, dĩ nhiên luôn luôn thường trực (dụ cho tầm thanh cứu khổ) còn chúng sanh như những máy thu thanh, thu hình, máy mở đúng làn sóng, đúng vi ba của tín hiệu, tất nhiên thấy hình, nghe tiếng (dụ cho lòng chí thành và giao cảm).
Dù cho muôn ngàn triệu chiếc máy (vô số chúng sanh) cùng một lúc bắt đúng tín hiệu tất nhiên muôn ngàn triệu chiếc máy, cùng một giờ phút, mà cùng có âm thanh và hình ảnh (dụ cho cùng niệm và cùng được sự thị hiện nhiệm mầu). Cũng như thế, tất cả mọi loài chúng sanh, nếu cùng chí thành hướng về đức Quán Thế Âm Bồ Tát cùng hiển hiện ngay liền khi đó.
Thích Huyền Tôn
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Ngày Phật thành đạo là dấu ấn quan trọng trong lịch sử nhân loại
Kiến thức 08:30 07/01/2025Nhờ có ngày mùng 8 tháng 12 mà hôm nay thế giới loài người đã tôn vinh và công nhận đạo Phật là đạo của con người, vì con người mà sống thương yêu đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau bằng trái tim có hiểu biết.
Bài học đáng quý nhân ngày Đức Phật Thích Ca thành đạo
Kiến thức 13:00 06/01/2025Chúng ta thấy không có kết quả tốt đẹp nào đến ngẫu nhiên cả, tất cả đều nhờ công phu cực khổ mới được. Bây giờ chúng ta kính phục lễ lạy Phật, đó là kết quả Ngài đã từng trả giá rất đắt trên bước đường tầm tu, không phải chuyện dễ dàng.
Nghi thức hồi hướng tiêu trừ nghiệp chướng bệnh tật
Kiến thức 12:05 06/01/2025Hết thảy chúng sinh, vì vọng động từ vô thỉ kiếp mà có vô minh, mê lầm đã trải qua số kiếp nhiều như cát bụi. Khởi tâm động niệm tạo biết bao ác nghiệp nên che mất Phật tánh của mình. Nghiệp chướng không trừ thì Phật tánh không thể hiện tiền.
Ý nghĩa thâm diệu và công đức của Bát Nhã Tâm Kinh
Kiến thức 10:57 04/01/2025Người Phật tử còn đang tại thế nghĩa là còn đang sống với đời không thể nào tách rời cuộc sống với việc tu hành để đạt thành đạo quả, nghĩa là phải kết hợp hòa nhuyễn đạo và đời như Phật hoàng Trần Nhân Tông đã nói trong Cư trần lạc đạo phú.
Xem thêm