Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 13/03/2020, 07:33 AM

Bồ tát vốn cũng là chúng sinh

Bồ Tát là nửa tiếng Phạn, đầy đủ là “bồ đề tát đỏa”. Bồ đề dịch là “giác”, tát đỏa dịch là “hữu tình”. Tức cũng là giác hữu tình, còn gọi là hữu tình giác, ý nghĩa giống nhau, chẳng có khác biệt.

 > Phật, Bồ Tát là gì? Có bao nhiêu vị Phật, Bồ Tát?

Gì gọi là ‘’giác hữu tình‘’? Tức là dùng đạo lý mà mình giác ngộ, phương pháp mà mình minh bạch, để giác ngộ mười phương tất cả chúng sinh, khiến cho tất cả chúng sinh, đều đắc được sự giác ngộ. Ðây là tư tưởng tự giác giác tha của Bồ Tát.

Gì gọi là ‘’hữu tình giác‘’? Bồ Tát vốn cũng là chúng sinh, vì tu lục độ vạn hạnh, cho nên thành Bồ Tát, đó là một bậc giác ngộ trong hữu tình. Chẳng những Bồ Tát là chúng sinh, mà chư Phật cũng do chúng sinh giác ngộ mà thành Phật.

Bồ Tát còn dịch là “đại đạo tâm”, vì tâm đạo đặc biệt lớn, chẳng sợ mọi sự khổ, chẳng sợ mọi sự khó, tinh tấn tu Phật pháp, hết mình hành đạo Bồ Tát.

Bồ Tát còn dịch là “đại đạo tâm”, vì tâm đạo đặc biệt lớn, chẳng sợ mọi sự khổ, chẳng sợ mọi sự khó, tinh tấn tu Phật pháp, hết mình hành đạo Bồ Tát.

Nhận biết chư Phật, Bồ Tát qua hình dáng tượng thờ

Phàm là có tri giác, có khí huyết, đều là chúng sinh, là chúng duyên hòa hợp mà sinh. Phật Bồ Tát trong quá khứ, đều giống như chúng ta chúng sinh, bất quá Phật Bồ Tát siêng tu lục độ vạn hạnh, cho nên thành Phật thành Bồ Tát; còn chúng ta lười biếng, chẳng chịu tu hành, cho nên vẫn là chúng sinh.

Tuy nhiên hiện tại chúng ta tu hành, nhưng chẳng tinh tấn, giống như phát nguyện tu hành, đợi ngày mai mới tu, ngày mai lại đợi ngày mai. Một ngày rồi một ngày, đợi đến già rồi cũng chẳng tu hành, cũng chẳng thành tựu. Có người nói, tôi tuổi còn trẻ, đợi tôi lớn tuổi mới tu. Song, sau khi lớn tuổi thì bị lưới thế gian ràng buộc, chẳng chịu tu hành. Ðến tuổi già thì càng chẳng có thời gian để tu hành. Ðợi đến lúc chết thì càng không thể tu hành, là vì có tư tưởng như thế, từ vô lượng kiếp đến nay, chẳng phát tâm bồ đề, chẳng hành đạo Bồ Tát, chẳng tu lục độ vạn hạnh, thì làm sao liễu sinh thoát tử ? Do đó mà sinh sinh tử tử, lưu chuyển không ngừng ở trong luân hồi. Nếu chúng ta chẳng lười biếng, giống như chư Phật, Bồ Tát, A la hán, dũng mãnh tinh tấn, thì sớm sẽ thành Phật thành Bồ Tát thành La Hán, mà trở thành bậc giác ngộ trong hữu tình.

Tư tưởng của Bồ Tát với tư tưởng của chúng sinh đều trái ngược nhau. Chúng sinh nghĩ ích kỷ, Bồ Tát thì nghĩ lợi người.

Tư tưởng của Bồ Tát với tư tưởng của chúng sinh đều trái ngược nhau. Chúng sinh nghĩ ích kỷ, Bồ Tát thì nghĩ lợi người.

Phật, Bồ Tát không phụ người chí tâm

Bồ Tát còn dịch là “đại đạo tâm”, vì tâm đạo đặc biệt lớn, chẳng sợ mọi sự khổ, chẳng sợ mọi sự khó, tinh tấn tu Phật pháp, hết mình hành đạo Bồ Tát. Còn gọi là Ðại Sĩ, là đại trượng phu. Do đó ‘’Nam Hải Ðại Sĩ,’’ tức là biệt danh của Bồ Tát Quán Thế Âm; còn gọi là Khai Sĩ, chẳng có ích kỷ, tướng ta, thấy cái ta, chẳng đố kỵ người khác, cũng chẳng chướng ngại người khác.

Bồ Tát xa lìa hết thảy vọng tưởng của chúng sinh. Những gì chúng sinh nghĩ, đều là vì mình mà tính toán, để làm thế nào mình được lợi ích. Hết thảy vọng tưởng của Bồ Tát, đều nghĩ ta muốn lợi ích cho tất cả chúng sinh, ta muốn giáo hóa tất cả chúng sinh, ta muốn cứu độ tất cả chúng sinh, đó là tư tưởng của Bồ Tát xả mình vì người.

Tuy chúng ta là Bồ Tát mới phát tâm, thì nên phát tâm Bồ Tát vĩnh viễn, đừng phát tâm Bồ Tát năm phút, qua năm phút rồi, thì thối thất tâm Bồ Tát, điểm này rất quan trọng, hy vọng mọi người chú ý, phải có trước có sau, quán triệt thủy chúng.

Tuy chúng ta là Bồ Tát mới phát tâm, thì nên phát tâm Bồ Tát vĩnh viễn, đừng phát tâm Bồ Tát năm phút, qua năm phút rồi, thì thối thất tâm Bồ Tát, điểm này rất quan trọng, hy vọng mọi người chú ý, phải có trước có sau, quán triệt thủy chúng.

Tên gọi và hình tượng của những vị Phật, Bồ Tát thường gặp

Tư tưởng của Bồ Tát với tư tưởng của chúng sinh đều trái ngược nhau. Chúng sinh nghĩ ích kỷ, Bồ Tát thì nghĩ lợi người. Có người nói: ‘’Tôi hiện tại hành đạo Bồ Tát, tôi cũng là Bồ Tát.’’ Không sai, bạn là Bồ Tát, song là Bồ Tát mới phát tâm, chứ chẳng phải là lão Bồ Tát. Lão Bồ Tát là từ vô lượng kiếp đến nay tu lục độ vạn hạnh. Bạn vừa mới bước đi trên con đường Bồ Tát, là mới phát tâm Bồ Tát mà thôi. Do đó có câu:

‘’Ngư tử nại ma la

Bồ Tát ban đầu phát tâm

Tam sự nhân trung đa

Như kỳ kết quả thiểu.’’

Nghĩa là: Cá tuy đẻ trứng rất nhiều, nhưng thành cá thì rất ít. Cây nại ma la nở hoa rất nhiều, nhưng kết trái thì rất ít. Bồ Tát mới phát tâm, chẳng biết là bao nhiêu? Do đó: ‘’Phát tânm thì dễ, mãn nguyện thì khó.’’ Chân chánh hành đạo Bồ Tát, thành tựu quả Bồ Tát thì rất ít. Ba việc này tại nhân địa rất là nhiều, tại quả địa rất là ít. Tuy chúng ta là Bồ Tát mới phát tâm, thì nên phát tâm Bồ Tát vĩnh viễn, đừng phát tâm Bồ Tát năm phút, qua năm phút rồi, thì thối thất tâm Bồ Tát, điểm này rất quan trọng, hy vọng mọi người chú ý, phải có trước có sau, quán triệt thủy chúng.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Cuộc đời Tôn giả Mahã Kassapa qua kinh tạng Nikãya

Nhân vật Phật giáo 09:00 11/10/2024

Từ khi chào đời cho đến lúc nhập diệt, Ngài luôn sống trong thanh tịnh, hoàn thành chí nguyện xuất gia cũng như lối sống phạm hạnh đầu đà của mình.

Tôn giả Ananda và 8 đặc ân khi làm thị giả của đức Phật

Nhân vật Phật giáo 07:35 31/05/2024

Sau khi nghe Đại đức Ānanda giải thích ý nghĩa của mỗi đặc ân, Đức Phật chấp thuận đủ tám đặc ân của Đại đức Ānanda. Bắt đầu từ thời gian ấy, Đại đức Ānanda chính thức là thị giả thường trực ngày đêm lo chăm sóc, phục vụ Đức Thế Tôn, cho đến lúc Đức Thế Tôn tịch diệt Niết Bàn.

Thời niên thiếu của Tôn giả Mục-kiền-liên

Nhân vật Phật giáo 19:20 26/03/2024

Tôn giả Mục-kiền-liên, bậc Thánh đứng hàng thứ hai trong mười vị Đại đệ tử của đức Phật. Ngài được đức Thế Tôn khen ngợi là vị có thần thông đệ nhất và hiếu tâm lớn nhất trong hàng đệ tử xuất gia của Phật.

Thiền sư Khương Tăng Hội – Người khai sáng Thiền tông Việt Nam

Nhân vật Phật giáo 09:03 20/03/2024

Người khai sáng Thiền tông Việt Nam là Thiền sư Khương Tăng Hội – sơ Tổ của dòng phái Thiền Việt Nam, người đã có công góp phần xây dựng cơ sở nền móng hoạt động để Trung tâm Phật giáo thứ II ở vùng Đông Bắc Bộ phát triển từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ XI.

Xem thêm