Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 16/09/2019, 10:15 AM

Bộ tem 'Bát bộ Kim Cương' của Việt Nam

Bưu Chính Việt Nam có phát hành bộ tem “Bát Bộ Kim Cương”(Cang), gồm các vị: Thanh trừ tai Kim Cương; Tích độc thần Kim Cương; Hoàng tuỳ cầu Kim Cương; Bạch tịnh thuỷ Kim Cương; Xích thanh hoả Kim Cương; Định trừ tai Kim Cương; Tử hiền thần Kim Cương; Đại thần lực Kim cương.

>>Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về Đức Phật

Bài liên quan

Bát bộ Kim Cương là tám vị Hộ pháp trong Phật giáo Đại thừa trong đó có Phật giáo Việt Nam. “Kim Cương” nguyên là “Kim Cương thủ” (chữ Nho: 金剛手, dịch từ chữ Vajrapāṇi tiếng Phạn) là vị bồ tát có công bảo vệ Phật. Theo kinh Phóng Quang Bát Nhã (Pancavimsatisahasrika Prajnaparamita) và kinh Đạo Hạnh Bát Nhã (Astasahasrika Prajnaparamita) thì bất cứ ai tu thiền thành Bồ-tát trên đường thành Phật sẽ được thần Kim Cương gìn giữ bảo vệ, không bị ai phá hoại hoặc nhũng nhiễu, cho dù đó là người hay ma.

Đó là hình tượng của các vị Kim Cang Thần Tướng, được chư Bồ Tát hóa thân, mang nhiệm vụ bảo vệ Phật Pháp, thường được thấy tôn trí trong các chùa xưa, chùa cổ miền Bắc nước ta (chùa Mía, chùa Tây Phương...).

Bát bộ Kim Cương là tám vị Hộ pháp trong Phật giáo Đại thừa trong đó có Phật giáo Việt Nam. Ảnh: Bát bộ Kim Cương tại chùa Dâu

Bát bộ Kim Cương là tám vị Hộ pháp trong Phật giáo Đại thừa trong đó có Phật giáo Việt Nam. Ảnh: Bát bộ Kim Cương tại chùa Dâu

Nếu ta tra tìm danh tánh các vị Kim Cương Thần Tướng trên trong kinh sách, từ điển Phật Học, sẽ ngạc nhiên khi không thấy tên vị nào, mà chỉ thấy Bát Đại Kim Cương Minh Vương tức là 8 vị Bồ Tát hiện thân ra làm 8 Tướng Kim Cương để ủng hộ Phật Pháp:

Kim Cương Thủ Bồ Tát hiện ra thành vị Giáng Tam Thế Kim Cương

Đại Cát Tường Bồ Tát hiện ra thành vị Đại Uy Đức Kim Cương

Hư Không Tạng Bồ Tát hiện ra thành vị Đại Tiếu Kim Cương

Từ Thị Bồ Tát hiện ra thành vị Đại Luân Kim Cương

Quán Tự Tại Bồ Tát hiện ra thành vị Mã Đầu Kim Cương

Địa Tạng Bồ Tát hiện ra thành vị Vô Năng Thắng Kim Cương

Hàng Nhất Thiết Cái Chướng Bồ Tát hiện ra thành vị Bất Động Kim Cương

Phổ Hiền Bồ Tát hiện ra thành vị Bộ Trích Kim Cương

Điều khác biệt lạ lẫm này cho ta thấy: Bát Bộ Kim Cương ở các chùa Việt Nam từ xưa xửa đã được chư vị tiền nhân thiền đức cho thoát ra khỏi ảnh hưởng Phật giáo Trung Hoa, mang tên gọi mới hoàn toàn của Việt Nam.

Đây cũng là nghi vấn làm đau đầu các nhà nghiên cứu Phật giáo cho đến nay.

Dưới đây là bộ tem 'Bát bộ Kim Cương" do Bưu Chính Việt Nam phát hành:

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Sự tiến hóa nào cũng cần đánh đổi

Góc nhìn Phật tử 09:50 02/11/2024

Nhân duyên quả là một tiến trình mà không phải mắt thường có thể nhìn thấy, nếu không nội quán huân tu, khai mở tâm trí để thấy rõ cội nguồn tử sinh mà thôi tạo tác, thì mỗi chúng sanh phải chịu từng khổ vui của sự sống chết để học hết bài học của nhân quả, ái luyến, chấp thủ, luân hồi...

Hạnh phúc khi biết an trú tâm trong hiện tại, bây giờ và ở đây

Góc nhìn Phật tử 08:30 02/11/2024

Có một người khi sanh tiền rất hiền lương, hay giúp đỡ người khác nên sau khi chết sanh lên thiên giới và được phong làm thiên sứ. Thiên sứ thường xuống trần gian làm việc thiện, giúp đỡ người khác để cảm nhận hương vị của hạnh phúc.

Thấy rõ nhân - duyên - quả để an nhiên

Góc nhìn Phật tử 13:04 01/11/2024

Lập gia đình, xây dựng cuộc sống ấm no, có con cái sum vầy và nuôi dạy chúng nên người là niềm vui, hạnh phúc đồng thời cũng là mong muốn chính đáng của mọi người. Tuy nhiên, không phải ai mong muốn gì cũng đều được như nguyện.

Trăm năm thoáng chốc mộng nhân sinh

Góc nhìn Phật tử 19:00 31/10/2024

Gom lấy trăm năm đổi tình, tiền/ Lòng trần được mấy phút an yên? / Lợi danh rồi cũng vô thường mất/ Để cả hư tâm gánh muộn phiền...

Xem thêm