Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 20/06/2022, 11:13 AM

Bố thí mà tiếc thì nhân quả sẽ thế nào?

Quý vị có ai đã từng bố thí xong rồi lại tiếc chưa ạ? Đầu tiên thầy sẽ nói về cách để chúng ta biết được việc bố thí cúng dường của chúng ta có phước lớn hay không?

Khi bố thí quý vị hãy bố thí với cái tâm hoan hỷ, bố thí cúng dường xong mà sự hoan hỷ càng kéo dài bao nhiêu thì cái phước nó sẽ kéo dài bấy nhiêu.

Điểm này rất quan trọng trong cuộc đời quý Phật tử vì đa phần Pháp tu chính đầu tiên của người Phật tử sẽ là bố thí, cúng dường, sau đó mới lên một bậc là học phương pháp để tịnh tâm và chuyển hóa phiền não.

Nhiều khi mình cũng vất vả nhọc nhằn lắm để đi bố thí, cúng dường nhưng mình lại không biết cách giữ tâm, soi chiếu tâm, gửi cái tâm của mình qua những lúc mình làm phước thì phước mình sẽ không được lớn. Và có một điểm nữa là không phải đợi đến lúc bố thí mới hoan hỷ mà trước ngày bố thí, quý vị đã hoan hỷ rồi thì phước sẽ kéo dài hơn.

Bố thí cho bất kể hữu tình nào cũng được phước lớn cả

Nhân quả của người bố thí cúng dường mà tiếc sẽ là có tài sản nhưng lại không được thọ dụng tài sản đó

Nhân quả của người bố thí cúng dường mà tiếc sẽ là có tài sản nhưng lại không được thọ dụng tài sản đó

Trong cuộc sống của quý Phật tử, sẽ có những lúc chúng ta đi làm từ thiện, sẽ có những lúc chúng ta quỳ trước đức Phật để cúng dường, có thể chỉ cúng dường ngài một bình bông hoặc một dĩa trái cây thôi. Như vậy, hãy làm sao đó để quý vị có thể khắc cốt, để những hình ảnh đẹp đó hiện diện trong tâm mình, để mình luôn hoan hỷ với những thiện nghiệp, để mình được sống trong thiện Pháp và để một phần cái phước của mình sẽ được kéo dài hơn. Tuy làm phước nhưng mình cần biết cách mà làm phước chứ không phải quý vị làm là sẽ có phước đâu. Thầy nói ví dụ như có những người họ đến đó để làm phước, hành động thì làm phước nhưng động cơ thì không phải vậy, động cơ là họ mượn nơi đó để làm cho mình nổi tiếng. Vậy là mình mượn chứ có phải cho đâu, ở một mặt nào đó mình vẫn cho nhưng ở một mặt khác thì động cơ lại là: Tôi cho anh nhưng anh phải giúp cho tôi nổi tiếng. Như vậy, động cơ ban đầu nó đã không thanh tịnh, không hoan hỷ rồi.

Đức Phật dạy có 6 Pháp tùy niệm: Niệm Phật, Niệm Pháp, Niệm Tăng, Niệm thí, Niệm thiên, Niệm giới. Thì trong những cái niệm đó, có cái niệm thí (thí tức là cho) mình cho những điều lành, nghĩa là: Những cái điều cao đẹp trong cuộc đời của mình đã làm, những cái hạnh phúc đó, những giờ phút bình an đó trước khi mất mình hãy nhớ đến điều đó. Hoặc quý vị có thể nhớ đến giờ phút mình được quỳ dưới chân đức Phật, con phát nguyện xin quy y, lòng con cảm thấy hạnh phúc vô cùng vì đó là bước ngoặt của cuộc đời con. Hoặc là hình ảnh ngày hôm đó con có đi vô chùa con cúng một tượng Bồ Tát Quan Âm, lòng con hoan hỷ vô cùng. Đấy, hãy nhớ đến những giờ phút đấy thay vì nhớ: bà Bảy hàng xóm chưa trả tôi 10 triệu. Rồi cũng chết thôi, thay vì nhớ đến bà Bảy chưa trả tiền thì hãy nhớ đến cái ngày cúng dường tượng Bồ Tát Quan Âm lòng hoan hỷ vô cùng thì với cái điều đó sẽ giúp cho cái cảnh giới tái sanh của mình an lành hơn.

Pháp bố thí không phải dành cho người giàu mà dành cho người có lòng!

Thời đức Phật, có một câu chuyện như này. Hôm đó đức vua đến đảnh lễ đức Phật, đức vua mới bạch với Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn, con mới đến tịch thu tài sản của một ông trưởng giả, kho tài sản của ông quá nhiều đến nổi con phải cho xe chở về trong cung mới hết. (Vào thời Phật khi một người mất mà không có ai nối dõi thì tài sản đó sẽ tịch thu vào công quỹ). Tuy tài sản ông rất nhiều nhưng ông lại sống cực kỳ kham khổ, ông ăn những thức ăn của người hạ tiện ăn, ông chạy những chiếc xe của người hạ tiện chạy, ông mặc những bộ đồ của những người hạ tiện mặc. Tất cả những vật dụng của ông chỉ toàn như người nghèo trong khi ông là một vị trưởng giả giàu có. Vậy, nhân duyên gì ông ta có tài sản mà lại sống như vậy?”. Đức Phật mới kể rằng: Trong tiền kiếp, ông trưởng giả này có cúng dường cho một vị Phật độc giác nhưng sau khi ông cúng dường xong thì ông lại nghĩ: “Cúng cho ông này chẳng giúp ích được gì cho tôi, biết vậy tôi cho người làm tôi ăn chứ cúng ông thầy này làm gì?”. Nhờ phúc báo cúng dường nên tuy ông đã được giàu sang làm vị trưởng giả nhưng vì cúng dường xong rồi mà lại sanh tâm tiếc nên ông đã không hưởng được số tài sản đó.

Cho nên sẽ có trường hợp như vầy: Không bố thí thì nghèo là điều hiển nhiên, nhưng cũng có những người giàu mà lại không được hưởng thì nó không khác gì nghèo. Như vậy nhân quả của người bố thí cúng dường mà tiếc sẽ là có tài sản nhưng lại không được thọ dụng tài sản đó. Vậy, chúng ta rút ra bài học: Nếu đã cúng dường, đã bố thí thì không nên sanh tâm hối tiếc.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Ngồi thiền có bị vong nhập?

Hỏi - Đáp 17:45 02/11/2024

Tôi có tham gia một khóa thiền 10 ngày. Trong thời gian ngồi thiền, có lúc tôi cảm thấy hơi thở của mình trở nên nặng nhọc, khó thở. Có lúc tôi thấy cơ thể mình có hiện tượng lắc lư nhẹ theo hướng ngả về trước hoặc sau. Xin hỏi, các hiện tượng đó xảy ra trong lúc ngồi thiền có bình thường không?

Bạn phải là người đủ đầy trước

Hỏi - Đáp 10:36 01/11/2024

Hỏi: Thầy ơi, tại sao mối quan hệ của con với người yêu luôn căng thẳng, mâu thuẫn và ngột ngạt. Mà chia tay người ấy thì con cảm thấy cô đơn. Thầy giúp con với!

Người Phật tử không nên ăn thịt và không được ăn thịt chó?

Hỏi - Đáp 08:30 31/10/2024

Hỏi: Có phải những người theo Đạo Phật (Phật tử) thì phải ăn chay, không nên ăn thịt và không được ăn thịt chó? Xin hỏi quan niệm này xuất xứ từ đâu?

Vì sao phải nói Tam quy y khi phóng sanh?

Hỏi - Đáp 16:15 30/10/2024

Hỏi: Tại sao khi thực hiện phóng sanh phải nói Tam quy y cho loài vật đó?

Xem thêm