Pháp bố thí không phải dành cho người giàu mà dành cho người có lòng!
Đừng nói là tôi nghèo quá tôi không có gì bố thí là sai rồi. Đạo Phật không dành cho đại gia, đạo Phật không dành cho người giàu, mà đạo Phật dành cho người có lòng, có tâm, có trí, có tình.
Nhiều người mặc cảm nói : “Con nghèo quá làm sao con bố thí “, hiểu như vậy là sai rồi.
Pháp bố thí không phải dành cho người giàu mà nó dành cho người có lòng, giàu mà không có lòng thì cũng vứt đi, còn nghèo mà có lòng thì cũng ok. Mình nghèo mà mình có lòng có trái chuối, củ khoai, trái cà, trái ớt cũng sẵn lòng chia sẻ.
Có ông phóng viên người Mỹ hay người Anh, ông qua bên Nepal ông học được một bài học lớn về Phật giáo, ông thấy một bà lão ăn mày đói rã rời từ sáng tới trưa có người liệng cho bà một khúc bánh mì bà mừng quá, bà vừa cầm lên cắn được 2 miếng thì có con chó ở đâu nó chạy tới, bà bèn dứt khoát bẻ đôi liệng cho con chó một nửa, ông này ổng khoái quá ông lại hỏi bà, thì bà trả lời : “Nó đói tôi cũng đói thì tại sao tôi lại ăn một mình, phải chia cho 2 đứa cùng đói chứ“. Bà trả lời như một cái máy không suy tư gì hết.
Trong suy tư của bà này không hề có sự phân biệt, không có ranh giới nào giữa người với thú trong nhu cầu vật chất. Người như vậy mới gọi là người sống hạnh bố thí. Chứ đừng nói là tôi nghèo quá tôi không có gì bố thí là sai rồi. Đạo Phật không dành cho đại gia, đạo Phật không dành cho người giàu, mà đạo Phật dành cho người có lòng, có tâm, có trí, có tình.
Bố thí quý ở tâm, không phải ở lượng
Hôm trước tôi có giảng, mình cho người ta, rồi coi họ không ra gì, nghĩ họ là kẻ thọ ơn, còn mình là người ban phát.
Dầu đó là con chó, nhưng mình phải nhớ, kiếp này nó là chó nhưng kiếp trước nó cũng là người như mình, mình không có lý do nào mà coi thường ai hết, nhờ có nó mình mới có được công đức, thay vì mình coi thường người nhận, tại sao mình không nghĩ nhờ có kẻ nhận mình mới có thể là người cho, không có kẻ nhận thì làm sao có người cho, làm sao có công đức, như vậy mình lấy cái lý gì coi thường họ, phải nghĩ như vậy.
Đời này kiếp này họ xoè tay nhận, chứ đời xưa kiếp trước có chắc gì mình bằng họ. Chưa kể bây giờ họ mang thân chó, thân heo, thân người cùng đinh khố rách áo ôm, nhưng nhằm lúc kiếp của họ hưởng quả xấu, chứ còn công đức tu hành của họ chắc gì thua mình.
Bố thí một cách trân trọng, đời đời sanh ra ngoài chuyện giàu có, còn có thêm kẻ hầu người hạ, đi đâu cũng có ba quân tướng sĩ nâng áo, nâng đuôi lân phía sau, là bởi vì mình bố thí một cách trân trọng cho nên mình cũng sẽ được thiên hạ trân trọng lại. Chuyện này rất khoa học nhân nào quả nấy."
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?
Kiến thức 10:00 22/11/2024Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?
Bố thí sinh phiền não
Kiến thức 09:32 22/11/2024Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.
Tâm là gì?
Kiến thức 09:16 22/11/2024Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.
Học Phật giản đơn
Kiến thức 08:00 22/11/2024Luôn giữ tâm thanh tịnh, chánh niệm tỉnh giác xa lìa các pháp cấu uế, bất thiện dần hướng đến an lạc, Niết bàn miên viễn.
Xem thêm