Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 18/05/2022, 16:03 PM

Bốn chữ đạo trên con đường tu hành

Hôm nay xin mời quý vị cùng tìm hiểu về nghĩa lý của bốn chữ đạo, mà chúng ta cũng rất thường hay nghe nói đến trong tu hành.

Một là:

ĐẠO TÂM

Đạo tâm nghĩa là gì ?

Đạo tâm chính là tấm lòng của một người đối với đạo. Cụ thể đó chính là lòng tin của họ đối với cái đạo mà họ đi theo có trung kiên, có bền bỉ hay không .

Do đó có thể nói, đạo tâm là khởi đầu của việc học đạo, tu đạo, nếu như anh không có niềm tin chánh kiến tuyệt đối vững chắc vào cái đạo anh đang theo, thì sao có thể thành tựu đạo hạnh, đạo lực hay đạo quả được.

Hai là:

ĐẠO HẠNH

Hạnh ở đây quý vị có thể hiểu nghĩa là việc làm, hành động, cũng chính là áp dụng những lời dạy lý thuyết của cái đạo mà mình đang theo vào việc thực hành, thì mới mong đem lại kết quả.

Dó đó, để có đạo hạnh, thì không còn cách nào khác là quý vị cần phải áp dụng giáo pháp vào trong việc tu hành.

Như muốn làm tăng trưởng phước báu thì quý vị phải nên tu pháp bố thí, muốn mình đức độ lớn thì phải cố gắng chuyển hóa được các tâm tham lam, sân giận, si mê, kiêu mạn,…

Muốn mình định tĩnh thì phải tập giữ giới, tập tu thiền, hay tập các pháp để phát triển sức định tâm.

Gắng tu hành khi còn trẻ, khoẻ

Hãy nên tiếp tục trưởng dưỡng đạo tâm cho kiên cố bất thoái chuyển trong đạo, và tiến hành các pháp thực hành tu để có được đạo hạnh, và rồi là đạo lực và đạo quả.

Hãy nên tiếp tục trưởng dưỡng đạo tâm cho kiên cố bất thoái chuyển trong đạo, và tiến hành các pháp thực hành tu để có được đạo hạnh, và rồi là đạo lực và đạo quả.

Ba là:

ĐẠO LỰC

Và khi đạo hạnh được huân tập qua nhiều năm tháng, thì đến một lúc nào đó quý vị sẽ dần có được đạo lực.

Đạo lực chính là người có được sức mạnh , có khả năng trong đạo pháp.

Được biểu hiện ra bên ngoài như có khả năng lôi kéo, thuyết phục người khác nghe theo khi Vị ây thuyết giảng đạo lý.

Khi nhìn một Vị tu có đạo lực như vậy làm ta rất kính trọng, chứ không dám khởi tâm xem thường.

Hoặc đôi khi nhiều Vị còn xuất hiện một số loại thần thông, và Vị ấy giáo hóa chúng sinh có khi dung thần thông, nên lại càng làm cho nhiều người quy ngưỡng.

Bốn là:

ĐẠO QUẢ

Đạo lực tu hành đã có, nếu chúng được tích lũy và duy trì đều như thế thì không bao lâu Vị ấy sẽ có khả năng chứng ngộ được các tầng bậc đạo quả.

Mà ở đây Phật dạy là Vị tu ấy có thể đạt được bốn mức quả vị Thánh.

Đó là:

1. Sơ quả: Tu đà hoàn.

2. Nhị quả: Tư đà hàm.

3. Tam quả: A nam hàm.

4. Tứ quả: A la hán.

Qua phần tìm hiểu về bốn chữ đạo, thì hầu như đa phần chúng ta đều còn đang nằm ở hai chữ đạo đầu tiên, đó là Đạo tâm và Đạo hạnh, chứ rất hiếm ai có đạo lực hay đạt được đạo quả.

Nhưng cũng không vì thế mà các vị nản chí, hãy nên tiếp tục trưởng dưỡng đạo tâm cho kiên cố bất thoái chuyển trong đạo, và tiến hành các pháp thực hành tu để có được đạo hạnh, và rồi là đạo lực và đạo quả.

Chúc quý vị luôn tinh tấn trong tu hành.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Làm thế nào để niệm Phật trong chánh niệm?

Kiến thức 09:52 26/04/2024

Niệm sáu chữ hồng danh Nam Mô A Di Đà Phật tưởng dễ mà không hề dễ chút nào. Bởi mỗi khi chúng ta khởi lên một câu Phật hiệu thì kèm theo đó là những vọng tưởng khởi lên. Bài viết với mong muốn giúp người học Phật tìm được sự nhất tâm trong câu niệm Phật.

Tôi là ai? Ta là ai? Chúng ta là ai?

Kiến thức 08:45 26/04/2024

Một câu hỏi tưởng như không cần thiết, nhưng thật ra là rất cần thiết cho đời sống có ý nghĩa của con người.

Từ bi và trí tuệ phải cân bằng

Kiến thức 08:00 26/04/2024

Trí tuệ và từ bi phải đi song đôi, phải cân bằng không được chênh lệch. Có trí tuệ mà thiếu từ bi là trí tuệ khô (càn tuệ), có từ bi mà không trí tuệ là từ bi mù quáng (si từ).

Tội là gì?

Kiến thức 07:57 26/04/2024

Tội lỗi là những điều bất thiện, những việc ác do chính mình nói, chính mình làm, chính mình suy nghĩ, chính mình gây ra, chính mình tạo tác, do thân khẩu ý của chính mình.

Xem thêm