Thứ ba, 24/09/2024, 11:20 AM

Bốn loại biện tài của Phật

Biện tài của Phật vô ngại, đó là đạt đến cứu cánh viên mãn. Trên Kinh, Phật vì chúng ta giải thích biện tài có 4 loại: Nghĩa, Pháp, Từ vô ngại, Lạc thuyết.

Thứ nhất là “nghĩa”

“Nghĩa” là lý luận. Phật thấu triệt đối với lý luận của tất cả pháp. Người thế gian tán thán thượng đế toàn tri, toàn năng. Thực tế mà nói, biện tài của Phật mới thật là toàn tri, toàn năng.

Nói biện tài của Phật, các vị phải nên biết, chính là nói biện tài của chúng ta. Chính chúng ta bởi vì có chướng ngại làm cho tài năng này bị chướng ngại không thể xuất hiện, cho nên gọi là phàm phu. Nếu như trừ bỏ đi chướng ngại thì năng lực của chúng ta hiện tiền, đó gọi là Phật. Cho nên nói chúng sanh là nói chính mình, nói chư Phật cũng là nói chính mình.

Chính mình mê rồi thì gọi là chúng sanh. Khi mình giác ngộ rồi thì gọi là Phật. Cho nên, phải nên biết quan hệ của Phật và chúng ta là một không phải là hai.

Từng câu, từng chữ trên Kinh đã nói đều là bản năng của chúng ta, trí tuệ tự tánh vốn đủ. Chúng ta sau khi đọc Kinh này rồi, làm thế nào hồi phục lại bản năng của chính mình? Trên lý luận thông đạt không có chướng ngại.

Thứ hai là “Pháp”

“Pháp” là phương pháp, pháp là tất cả quá trình diễn biến của các pháp, đều là ở trong pháp. Nếu dùng lời nhà Phật thường dùng mà nói, chính là biến thiên của nhân quả, đó là thuộc về pháp.

Trong lúc giảng giải, tôi đã từng nói qua với các vị là “vạn pháp giai không, nhân quả bất không”. Nhân quả vì sao bất không? Chuyển biến của nhân quả bất không, tiếp nối bất không. Chuyển biến cùng tiếp nối đều là pháp. Phật thông đạt, không hề có chướng ngại đối với những thứ này.

Tin vào đức Phật, tin vào giáo pháp đức Phật đã dạy

451325810_896918092475461_1847443832919591385_n

Thứ ba là “Từ” vô ngại

“Từ” là biểu đạt của ngôn ngữ. Hiện tại chúng ta gọi từ lịnh cao siêu không gì bằng. Chúng ta thường nói, Phật biện tài vô ngại. Hiện tại biện tài phần nhiều gọi là từ lịnh. Các Ngài biết cách nói.

Thứ tư là “Lạc thuyết”, ưa thích nói

Bạn tuy là có biện tài vô ngại, nhưng không ưa thích nói chuyện thì không được, người ta sẽ không được lợi ích. Ưa thích giảng cho người khác nghe, chỉ cần người khác chịu tiếp nhận, họ ưa thích nghe, Phật liền ưa thích nói.

Trong biện tài của Phật bao hàm bốn ý nghĩa này. Bốn ý nghĩa này chúng ta có năng lực học được hay không? Hiện tại có một số đồng tu tại gia, xuất gia phát tâm muốn học giảng Kinh.

Học giảng Kinh nhất định phải học biện tài của Phật. Thế nhưng bạn phải nên biết, biện tài của Phật lưu lộ từ trong tánh đức, hay nói cách khác, không phải do học mà có. Làm thế nào bạn mới có được? Phía trước đã nói là nhất định phải được định. Cho nên, phương pháp giáo học hiện đại không giống như thời trước.

Nếu như chúng ta chân thật muốn khai mở trí tuệ, vẫn là từ phương pháp cũ có hiệu quả, phương pháp mới của hiện tại không có hiệu quả. Vì sao phương pháp cũ có hiệu quả? Phương pháp cũ là dạy từ thiền định.

Thí dụ nói bạn muốn học giảng Kinh thì phải bắt đầu học từ đâu? Trước tu thiền định, sau khi có được thiền định lại học giảng Kinh thì rất dễ dàng, vừa nghe liền khai ngộ, liền thông đạt, làm gì mà phiền phức đến như vậy! Vì sao vậy? Tâm định có thể sanh trí tuệ, bạn có huệ giải.

Hiện tại vì sao bạn học khổ cực đến như vậy? Là vì bạn có vọng tưởng, bạn có tạp niệm, bạn có phiền não, bạn có lo lắng, bạn có vướng bận, bạn không có trí tuệ. Lên đài giảng Kinh một giờ đồng hồ thì cần phải dự bị mấy mươi giờ đồng hồ, rất khổ cực. Đến lúc nào bạn chuẩn bị một giờ đồng hồ mà có thể giảng được mười giờ đồng hồ, giảng được rất tự tại thì bạn an lạc.

Cho nên, thời trước học giảng Kinh trước tiên phải tu định. Hiện tại mọi người không chịu tu định, vừa mở đầu liền muốn nghiên cứu Kinh điển, nghiên cứu chú giải của người xưa. Như vậy không được, vĩnh viễn không thể khai ngộ. Hiện tại tuy là chúng ta không có thiền đường, nhưng có niệm Phật đường. Niệm Phật đường cũng được.

Nếu là chân thật học giảng Kinh, phát đại tâm tương lai muốn hoằng pháp lợi sanh, nối tiếp huệ mạng Phật, phải bắt đầu học từ đâu? Tốt nhất trước tiên đến niệm Phật đường thành thật trung thực niệm ba năm.

Sau khi niệm Phật được ba năm, vọng tưởng, phân biệt, chấp trước của bạn đều không còn. Bạn một ngày từ sớm đến tối ở trong đó một câu A Di Đà Phật. Bạn không có nghĩ tưởng xằng bậy, buông bỏ vạn duyên, có thể buông bỏ được ba năm, tâm của bạn định lại.

Nếu như ở trong niệm Phật đường được ba năm, bạn đến nghe tôi giảng Kinh, khả năng khai ngộ rất cao. Hiện tại mọi người học giảng Kinh khổ cực đến như vậy, đạo lý chính ngay chỗ này. Đó là phương pháp giáo học của hiện đại không giống như thời trước. Thành tựu của người tu học hiện tại kém xa với thời trước, đạo lý đều ở ngay chỗ này.

Trích trong: Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh Giảng Ký tập 45.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Năm công việc hàng ngày của Đức Phật

Đức Phật 09:47 08/12/2024

Trong suốt 45 năm hoằng pháp, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni luôn kiên trì thực hiện năm công việc quan trọng mỗi ngày. Những công việc này thể hiện sự tận tâm, trí tuệ và lòng từ bi vô lượng của Ngài đối với chúng sinh, nhằm hóa độ và hướng dẫn mọi người trên con đường giác ngộ.

Đức Phật chỉ ra con đường dẫn đến hòa bình thế giới

Đức Phật 10:20 02/12/2024

Hạnh phúc đâu cần tìm kiếm đâu xa, ngay khi bản thân chúng ta có thể tự tạo ra nó. Lời dạy này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc vun đắp sự bình yên nội tâm như một nền tảng để kiến tạo một thế giới hài hòa hơn.

Đức Phật là người Thầy giáo vĩ đại

Đức Phật 12:00 20/11/2024

Bản chất của đạo Phật là một nền giáo dục trí tuệ nhân văn vĩ đại, đức Phật là người thầy giáo vĩ đại của nhân loại.

Đức Phật lịch sử

Đức Phật 08:45 20/11/2024

Đức Phật là bậc đạo sư của Phật giáo, tuy nhiên, không giống những vị giáo chủ các tôn giáo khác gắn liền phần tiểu sử của mình với những huyền ảo bí ẩn, cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có cả phần huyền sử và phần lịch sử.

Xem thêm