Bốn pháp tâm tăng thượng: Niệm tưởng Như Lai
Tâm tăng thượng nghĩa là tâm được định tĩnh, an trú, định tâm. Khi niệm Phật Thích Ca, Phật A Di Đà, Bồ-tát Quán Thế Âm… là niệm danh hiệu, pháp trì danh. Niệm tưởng Như Lai mà Thế Tôn nói trong pháp thoại này chính là niệm mười ân đức Phật bảo.
"Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ, cư sĩ Cấp Cô Độc cùng chúng Ưu-bà-tắc gồm có năm trăm người đi đến chỗ Tôn giả Xá-lê Tử (Xá-lợi-phất). Tôn giả Xá-lê Tử thuyết pháp cho họ, khuyến phát khát ngưỡng, thành tựu sự hoan hỷ. Ngài dùng vô lượng phương tiện thuyết pháp cho họ, khuyến phát khát ngưỡng, thành tựu sự hoan hỷ rồi, liền rời chỗ ngồi đi đến chỗ Phật, cúi đầu lễ sát chân Phật và ngồi xuống một bên.
Sau khi Tôn giả Xá-lê Tử đi chẳng bao lâu, cư sĩ Cấp Cô Độc và năm trăm Ưu-bà-tắc cũng đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ sát chân Ngài rồi ngồi xuống một bên. Đức Thế Tôn dạy:
- Này Xá-lê Tử, nếu thầy biết rằng bạch y Thánh đệ tử gìn giữ, thực hành năm pháp một cách hoàn hảo và được bốn tăng thượng tâm, hiện pháp lạc trú, dễ được chứ không phải khó được. Xá-lê Tử, thầy nên xác nhận rằng Thánh đệ tử này không còn đọa địa ngục, cũng không còn sinh vào loài súc sinh, ngạ quỷ và các chỗ ác, được quả Tu-đà-hoàn, không đọa ác pháp, nhất định thẳng tiến tới quả vị Chánh giác, tối đa chịu bảy lần sinh tử nữa. Sau bảy lần qua lại cõi trời, nhân gian, liền được chấm dứt khổ đau.
- Này Xá-lê Tử, thế nào là bạch y Thánh đệ tử được bốn tâm tăng thượng, hiện pháp lạc trú, dễ chứ không phải khó được? Đó là bạch y Thánh đệ tử niệm tưởng Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Thành Tựu, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Đạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Chúng Hựu. Nhớ nghĩ Như Lai như vậy rồi, nếu có những ác dục liền được tiêu diệt. Trong tâm có những điều bất thiện, nhớp nhơ, sầu khổ, âu lo cũng được tiêu diệt. Bạch y Thánh đệ tử nương vào Như Lai, tâm tịnh được hỷ, nếu có những điều ác dục liền được tiêu diệt. Trong tâm có những điều bất thiện nhớp nhơ, sầu khổ, âu lo cũng được tiêu diệt. Như vậy, bạch y Thánh đệ tử được tâm tăng thượng thứ nhất, hiện pháp lạc trú, dễ được chứ không phải khó được”.
(Kinh Trung A-hàm, phẩm Đại, kinh Ưu-bà-tắc, số 128 [trích])
Tâm tăng thượng nghĩa là tâm được định tĩnh, an trú, định tâm. Khi niệm Phật Thích Ca, Phật A Di Đà, Bồ-tát Quán Thế Âm v.v… là niệm danh hiệu, pháp trì danh. Niệm tưởng Như Lai mà Thế Tôn nói trong pháp thoại này chính là niệm mười ân đức Phật bảo.
Mười ân đức Phật bảo thường là “Nam-mô Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Kinh này đề cập đến mười ân đức tuy có khác biệt đôi chút về từ ngữ nhưng nghĩa lý vẫn đồng nhất. Vô Sở Trước là bậc giải thoát hết phiền não; vì thế xứng đáng được trời người cúng dường, Ứng Cúng. Đạo Pháp Ngự là bậc điều phục người đáng được điều phục; Điều Ngự Trượng Phu. Chúng Hựu là bậc tôn quý ở đời; Thế Tôn.
Niệm ân đức Phật bảo có khả năng dẫn đến chứng đạt cận định (một đại thiện tâm thuộc Dục giới). Nhờ sự tăng trưởng đức tin trong sạch, lòng tôn kính sâu sắc nơi Ðức Phật, hành giả được phát sinh hoan hỷ, có thể ngồi niệm hàng giờ và cảm thấy an lạc lạ thường.
Do năng lực của thiện nghiệp này, cuộc sống hàng ngày của hành giả thường an lạc, tránh được các điều rủi ro một cách phi thường, vượt qua mọi sự sợ hãi, được mọi người kính mến, chư thiên hộ trì, lắng dịu phiền não, có trí tuệ sáng suốt, phước thiện tăng trưởng.
Hành giả luôn có cảm tưởng như gần gũi với Ðức Phật, tâm không sợ hãi, chịu đựng được những đau đớn trong thân khi bị bệnh hoạn, luôn luôn có sự hổ thẹn và ghê sợ mọi tội lỗi, giữ gìn giới hạnh trong sạch, dễ dàng lắng nghe và thực hành Chánh pháp, chứng ngộ chân lý Tứ Thánh đế, chứng đắc Thánh đạo - Thánh quả và Niết-bàn.
Khi về già gần chết, tâm của hành giả rất bình tĩnh và sáng suốt. Sau khi chết, nếu tái sinh làm người, sẽ có trí tuệ, sắc thân xinh đẹp, có địa vị cao quý. Nếu tái sinh làm chư thiên, sẽ có nhiều oai lực.
Niệm ân đức Phật bảo là một trong những cách cúng dường cao thượng nhất lên Đức Phật.
Thế Tôn đã xác quyết, pháp tu này mang đến kết quả “hiện pháp lạc trú, dễ được chứ không phải khó được”. Chỉ cần có đức tin và kiên trì, nỗ lực thực hành niệm tưởng Như Lai thì ở nơi nào cũng được an lạc.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo
Kiến thức 22:01 22/12/2024Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.
Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết
Kiến thức 15:00 22/12/2024Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…
Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn
Kiến thức 10:57 12/12/2024Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.
Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?
Kiến thức 09:11 11/12/2024Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.
Xem thêm