Thứ bảy, 14/11/2020, 15:09 PM

Bớt một cái “có”, tránh một nỗi lo

Ta muốn tìm sự an tâm, đức Phật dạy làm cách nào để mỗi người tự an tâm.

Sống đơn giản, ít truy cầu, vạn sự tùy duyên thì hưởng phúc

Nhưng an tâm thế nào được khi hàng ngày hàng giờ vẫn đối mặt với tội ác, bất công, cướp bóc, tham nhũng, đói nghèo, dốt nát, oan ức bắt gặp trên đường phố, sở làm, đọc trên báo chí, nghe qua phương tiện truyền thông, nhìn thấy từ phim ảnh, truyền hình, bản tin thời sự trong cũng như ngoài nước được chiếu đi chiếu lại mỗi tiếng đồng hồ?

An tâm xuất phát tự cái nhìn nội tại, ở đó con người nhận rõ bản chất sự việc bắt nguồn từ đâu, xắn tay áo cùng mọi người tốt, dùng những hành động, phương tiện thiết thực để chừng mực nào đó làm giảm bớt nỗi khổ, gây lại niềm tin từ những đốm lửa yếu nhất, nhỏ nhất và cũng góp công góp sức giữ cho lửa cháy dần lên thành niềm tin lớn dựa trên cơ sở thực tiễn. Thờ ơ giữ cho mình yên ổn trước mọi việc xảy ra thì không phải là an tâm mà phải gọi đó là sự lãnh đạm mang chút tàn nhẫn, tiêu cực, sống chỉ biết mình, vun vén cho mình, cho gia đình mình. Ðây không phải là cái an tâm mà chúng ta muốn có, cũng không phải là cách an tâm đức Phật chỉ cho chúng ta.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Ðời sống vật chất được nâng lên bởi trí tuệ và hành động của con người không bao giờ dừng, không bao giờ ngưng nghỉ. Con người đi bộ, đi ngựa, đi xe thồ, xe hơi, máy bay, hoả tiễn, vệ tinh, phi thuyền... quá trình tiến hoá của vật chất tuy khó làm nhưng dễ thấy, vì dễ thấy nên dễ quen thuộc, dễ coi thường, dễ chán khi có cái mới. Chữ “nết” chỉ tâm hồn con người cũng lần lượt, tuần tự được nâng lên bởi tác động qua lại từ ý nghĩ, học hỏi tìm hiểu, chấp nhận dẫn đến hành động sáng tạo những tác phẩm nghệ thuật, những cơ sở vật chất, tiện nghi hiện đại cho con người và ngược lại. Cả hai tiến trình này có lúc trước lúc sau mà bổ sung cho nhau khiến đôi lúc chúng ta như lạc vào sương mù dẫn đến việc đánh giá không đúng sự thật bản chất của mỗi vấn đề. Sự tiến triển về tinh thần ở mức càng cao, con người càng sống cuộc sống yên bình, tự tin, đầy an lạc yêu thiên nhiên, yêu con người, sự vật, quý trọng cuộc sống của mình cũng như của muôn loài. Sự tiến bộ về vật chất trước mắt quả thật cần thiết, hả hê, thoả mãn; nhưng rồi chẳng bao lâu cảm giác chán chường, phiền muộn bức bối hiện ra hành hạ, dày xéo tâm hồn hư hao thể xác bởi sự quen thuộc, xuống cấp, cũ kỹ của những loại đồ dùng tiện nghi vật chất bao quanh mà chúng ta không hoặc chưa đủ khả năng dứt bỏ chúng để thay vào những thứ khác mới hơn, tiện lợi hơn, đẹp hơn, hiện đại hơn... Những chữ “hơn” nằm dọc theo sau mỗi chu kỳ vật chất khiến con người chúng ta như bị chìm ngập trong đám bùn lầy đặc quánh mà mỗi chân rút lên để chuẩn bị bước đi sẽ là yếu tố làm cho cái chân còn lại lún sâu hơn.

Lời Phật dạy: Muốn ít biết đủ

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Ðời người chỉ tính từ lúc có mặt cho đến ra đi, thật ra đã sống trong cảnh ngộ và chứng kiến biết bao cảnh ngộ chung quanh. Là nạn nhân mà cũng là tha nhân, chứng nhân có tâm, vô tâm trước bao đổi thay dâu biển trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai của gia đình, của dân tộc, của thế giới, và đặc biệt nhất: “của chính đời mỗi người”.Chúng ta có vợ, có con, có nhà cửa, xe cộ, có chức, có quyền, có công ty, lớn, nhỏ... (đây nói về sự hữu phước của con người). Những thứ kể cho là được này thuộc về thể vật chất. Hễ gọi là vật chất thì phải chịu sự hao mòn mất mát, ví dụ mất nhà cửa, xe cộ, vợ, con, mất chồng, mất ông bà cha mẹ, vì nhiều nguyên nhân, nạn tai, thiên tai, cướp giựt, hãm hại, nợ nần, thua lỗ, làm ăn thất bại... Trong cái “có, được” đã mang bản chất của sự hư hoại, biểu hiện liên tục bất ngờ. Giống như chúng ta đem nước cho vào tủ lạnh làm thành nước đá, chúng ta đợi nước đông lại, chúng ta lấy nước đá ra khỏi tủ lạnh để dùng, quá trình tan hoại xảy ra từ lúc đó. Giờ đây chúng ta tự hỏi cái được đã như vậy thì cái mất diễn tiến ra sao? Chúng ta mất công đi làm kiếm tiền nuôi vợ con, nuôi chồng, nuôi cha mẹ, mua nhà mua cửa, mất ăn, mất ngủ, mất sức khoẻ, mất tuổi trẻ và còn nữa... hồi hộp lo âu sợ mất chồng, mất vợ, mất con, mất nhà, mất xe, mất sở làm, mất chức...Tất cả những thứ sợ, thứ mất này làm cho sức khoẻ, khả năng, thể lực chúng ta mỗi ngày vơi đi một chút, ngược lại tâm trí chúng ta mỗi ngày thêm nặng nề mà lòng muốn không bao giờ được thoả nguyện, trong khi phương tiện chuyên chở (cái thân) ngày càng hao mòn, cũ kỹ yếu ớt đi bởi mưa thu, nắng hạ, xuân tàn...

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Món nợ lớn nhất đời người là gì?

Trong khi đó, nếu chúng ta thực hành như lời nhắc nhở của tổ tiên, lời dạy của đức Phật, của các bậc thiện tri thức, chúng ta tránh không để cho tinh thần thể xác bị quá tải, bị tổn thương. Cứ bớt một cái “có” là tránh được một nỗi lo, bớt được một cái “mất”. Tránh cái nào, bớt cái nào không cần thiết, so sánh việc nào làm nặng nề não hại thân tâm, việc nào giúp thân tâm nhẹ nhàng an lạc. Chúng ta cần bồi bổ nuôi dưỡng cho mình cái trí huệ bát nhã như đức Phật thường nhắc nhở. Ðể có thể nhìn rõ, phân tích sự vật từ bản chất của nó hầu tìm kiếm sự hài hoà giữa cái chung, cái riêng. Chúng ta coi trọng những phát minh vật chất tạo ra tiện nghi hiện đại giúp con người có điều kiện thụ hưởng, quản lý mình và quản lý xã hội tốt hơn. Chúng ta bình tĩnh sáng suốt tìm cho ra những ẩn số đằng sau các phương tiện hiện đại được cung cấp tràn lan bất kể cần hay không cần, nên hay không nên cho con người. Giúp con người tự tại, thừa hưởng những sáng tạo, những phát minh mới mà không gây tổn hại cho mình, cũng như cho cái môi trường thiên nhiên hồn hậu vẫn đang nuôi dưỡng mình. Học từ thiên nhiên cái “nết” của sự chan hoà, công bằng, và biết đủ. Dù sống ở bất cứ nơi đâu, lăng xăng lộn xộn đảo điên đến mức nào, chúng ta vẫn có thể tạo cho mình sự an lạc nếu biết xử sự chuyện đời một cách công bằng, trong sáng và trung thực từ trái tim khối óc mỗi người.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Đưa tạng chàng trai chết não đi 3 miền để ghép cứu người

Gieo mầm thiện 09:30 03/12/2024

Trong 24 giờ đợi bác sĩ đánh giá chết não, chàng trai 18 tuổi chuyển biến nặng tưởng chừng tử vong, song đã giữ được nhịp tim đến cùng dưới sự hỗ trợ của máy móc để hiến tạng cứu 7 người.

Chùa Tường Nguyên khởi công xây dựng 2 cầu bê-tông nông thôn tại tỉnh Hậu Giang

Gieo mầm thiện 05:20 02/12/2024

Ngày 1-12, Đại đức Thích Minh Phú, Phó Thường trực Ban Từ thiện xã hội GHPGVN TP.HCM, trụ trì chùa Tường Nguyên (Q.4, TP.HCM) tổ chức khởi công xây dựng công trình cầu nông thôn tại tỉnh Hậu Giang.

Chùa Bồ Đề - mái ấm nơi cửa Phật

Gieo mầm thiện 10:20 01/12/2024

Chùa Bồ Đề ở phố Phú Viên, phường Bồ Đề, quận Long Biên (Hà Nội) là nơi cưu mang những mảnh đời bị bỏ rơi giữa chốn nhân gian. Đây không chỉ là nơi tu hành đạo Phật mà còn là mái ấm của những em nhỏ có hoàn cảnh éo le.

Tình nguyện vá đường, hiến máu sau lần sẻ chia ở chùa

Gieo mầm thiện 18:09 30/11/2024

Trong 14 năm qua, Phạm Văn Hiếu cùng nhóm tình nguyện đã lặng thầm "vá" hàng ngàn ổ gà tại các tuyến đường trong ngoài thành phố. Không những thế, anh còn hiến máu, hiến tiểu cầu hơn 80 lần và vận động được hàng trăm cùng người tham gia. 

Xem thêm