Thứ ba, 21/01/2020, 13:56 PM

Lời Phật dạy: Muốn ít biết đủ

Muốn ít biết đủ và sống đơn giản đó là chân lý nhiệm mầu của Phật-đà. Người Phật tử chân chính dù có phương tiện vật chất đủ đầy nhưng vẫn không thừa hưởng hết mà đồng thời sẻ chia, giúp đỡ mọi người. Có được niềm an lạc nhờ tu tập nên đã không ngần ngại đem chánh pháp đến khắp mọi nơi.

>>Lời Phật dạy

Có phước không hưởng hết, có trí tuệ không giữ một mình mà vẫn truyền đèn đốt đuốc thắp sáng thế gian với tinh thần tốt đạo đẹp đời. Chút duyên lành có được ngày hôm nay, xin được sẻ chia chư huynh đệ pháp lữ gần xa.

Từ lâu, chúng ta thường nghe nói gieo nhân nào thì chịu quả nấy, có nghĩa là ai tạo nhân gì thì phải thọ quả báo đúng như vậy, như trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu.

Muốn ít biết đủ và sống đơn giản đó là chân lý nhiệm mầu của Phật-đà.

Muốn ít biết đủ và sống đơn giản đó là chân lý nhiệm mầu của Phật-đà.

Nhưng, nếu trước kia khi chưa biết tu ta đã lỡ gây nhân xấu ác, thì bây giờ chúng ta tu có được lợi ích gì, vì nhân nào quả nấy? Tu là để chuyển hóa nỗi khổ niềm đau, thành an vui hạnh phúc, nếu gây nhân nào phải chịu quả nấy thì tu làm sao hết khổ? Nếu chúng ta hiểu theo nghĩa đơn giản, thông thường thì sẽ thối Bồ-đề tâm, vì có tu cũng chẳng chuyển được quả xấu. Lý nhân quả của đạo Phật rất đa dạng và phức tạp, nhưng không cố định một chiều mà có thể thay đổi được, tùy theo khả năng tu của chúng ta.

Bài liên quan

Trong Kinh A Hàm Phật dạy: “Người gây nhân bất thiện, trước hoặc sau họ biết tu thân, tu giới, tu tâm thì quả sẽ đổi thay. Nếu người gây nhân bất thiện mà không biết tu thân, tu giới, tu tâm thì gây nhân nào sẽ thọ quả nấy. Đó là nhân nào quả nấy và gây nhân mà biết chuyển nghiệp thì quả cũng đổi thay”.

Nói xong, Phật đưa ra một ví dụ để chứng minh nhân quả xấu có thể thay đổi được, một nắm muối nếu hòa tan trong ly nước lạnh thì ly nước ấy sẽ mặn không thể uống được. Cũng nắm muối đó, nếu hòa tan trong bình nước lớn có sức chứa khoảng hơn trăm lít, thì nước trong bình sẽ uống được, nhưng vị nước hơi mặn mặn. Và nếu nắm muối đó được hòa tan trong một ao nước lớn gấp năm mười lần bình kia, nước sẽ không còn mặn, chúng ta có thể dùng xài bình thường.

Người Phật tử chân chính dù có phương tiện vật chất đủ đầy nhưng vẫn không thừa hưởng hết mà đồng thời sẻ chia, giúp đỡ mọi người.

Người Phật tử chân chính dù có phương tiện vật chất đủ đầy nhưng vẫn không thừa hưởng hết mà đồng thời sẻ chia, giúp đỡ mọi người.

Nhân xấu ác là dụ cho vị mặn của nắm muối hòa tan trong ly nước nhỏ thì quả cũng mặn không giải khát được. Nếu nhân mặn của mắm muối hòa tan trong bình nước lớn hơn gấp trăm lần thì vị mặn sẽ bị loãng ra, nước có thể tạm dùng giải khát được. Nếu nhân mặn của mắm muối hòa tan trong ao nước lớn, thì nắm muối không thấm vào đâu, nước có thể dùng xài bình thường.

Bài liên quan

Cũng lại như thế, người mà không biết tu thân, tu giới, tu tâm khi tạo nhân xấu ác thì trả quả ác nguyên vẹn dụ như nắm muối được hòa tan trong ly nước nhỏ, bởi vì lượng muối và nước tương đồng nên không giải khát được.

Nếu người biết tu thân, tu giới thì dụ như nắm muối tan trong bình nước lớn, tuy có chút vị mặn nhưng cũng có thể tạm dùng qua ngày được.

Còn nếu chúng ta biết tu thân, tu giới, tu tâm dụ như nắm muối được hòa tan trong ao nước to, bởi muối quá ít so với lượng nước quá nhiều, nên chúng ta có thể dùng xài bình thường.

Chính vì vậy, khi lỡ làm ác mà chúng ta biết tu thân, thì nhân quả xấu, sẽ được chuyển mà không thọ đúng như khi gieo nhân. Nếu khi gây nhân ác chúng ta biết tu thân, tu giới thì sẽ chuyển nghiệp thọ quả báo nhẹ hơn. Còn khi gây nhân ác mà biết tu thân, tu giới, tu tâm thì gần như chuyển quả xấu hoàn toàn. Cho nên tu là chuyển nghiệp, là chuyển hóa khổ đau thành an vui, hạnh phúc.

Có được niềm an lạc nhờ tu tập nên đã không ngần ngại đem chánh pháp đến khắp mọi nơi.

Có được niềm an lạc nhờ tu tập nên đã không ngần ngại đem chánh pháp đến khắp mọi nơi.

Nếu hiện tại mà chúng ta tu vẫn trả quả xấu như cũ, thì tu như thế có lợi ích gì? Cho nên chúng ta phải biết, tu có thể chuyển quả xấu, tuỳ theo khả năng tu nhiều hay ít mà quả sẽ thay đổi. Khi biết tu thì quả liền chuyển, không cố định như mọi người thường lầm tưởng số phận đã an bài, không thể thay đổi được. Vậy thế nào là tu thân, tu giới, tu tâm?

Bài liên quan

Tu thân là nơi thân này không làm các việc xấu ác, tất cả mọi việc xấu ác dù lớn hay nhỏ chúng ta đều phải tránh, còn việc gì có lợi ích cho nhiều người thì ta phải cố gắng làm, như vậy là ta biết tu thân. Tu thân chỉ đơn giản là như thế, ai cũng có thể tu được.

Còn tu giới là sao? Người Phật tử tại gia, sau khi thọ giới quy y rồi, Phật dạy phải giữ tối thiểu từ một giới cho đến năm giới:

1- Không sát sinh hại vật: Trước tiên là không được giết người, vì ai cũng tham sống sợ chết, nếu giết người thì mạng phải đền mạng theo luật pháp xã hội. Đó là lẽ công bằng về nhân quả giết hại.

Ngoài ra, chúng ta phải hạn chế tối đa đối với những con vật lớn như trâu bò heo chó gà vịt…. cho đến khi nào ta giữ được hoàn toàn, vì giới này chủ yếu là cấm người xuất gia, còn người tại gia chính yếu là không được giết người.

Nếu người biết tu thân, tu giới thì dụ như nắm muối tan trong bình nước lớn, tuy có chút vị mặn nhưng cũng có thể tạm dùng qua ngày được.

Nếu người biết tu thân, tu giới thì dụ như nắm muối tan trong bình nước lớn, tuy có chút vị mặn nhưng cũng có thể tạm dùng qua ngày được.

Giết hại sẽ thành tội bằng ba cách: Một là tự tay mình giết. Hai là xúi bảo người khác giết. Ba là hoan hỷ vui vẻ khi nghe thấy người khác giết hại. Như thế là phạm tội sát sinh hại vật. Vì tự tay chúng ta giết là thân tạo nghiệp xấu ác, xúi bảo người giết là miệng tạo nghiệp xấu ác, khi nghe thấy người khác giết, chúng ta sinh tâm vui mừng là ý tạo nghiệp ác, nên Phật chế giới để giúp quý Phật tử không phạm tội giết hại.

2- Không được giam tham trộm cướp lường gạt của người khác: Từ một cây kim cho tới ngọn cỏ nếu không được sự cho phép của người mà ta tự lấy là phạm tội trộm cướp. Trộm là lén lấy, cướp là công khai giành giựt lấy trước mặt mọi người. Cho nên trộm hay cướp giựt, hoặc lừa gạt để mà lấy, cho đến trốn thuế cũng đều gọi là trộm cướp.

Bài liên quan

3- Không tà dâm: Người Phật tử khi lớn khôn có quyền lấy vợ lấy chồng theo luật pháp nhà nước cho phép tuổi từ 18 trở lên, nếu dưới 18 tuổi mà tự ý lấy nhau là phạm luật sẽ bị tội, tùy theo mức độ nặng nhẹ mà có biện pháp xử lý thích hợp.

Nếu sau khi lập gia đình rồi mà mình còn đi ngoại tình với người khác là phạm tội tà dâm. Vì đó là nguyên nhân gây mất hạnh phúc gia đình người khác, làm cho gia đình tan vỡ, là nhân gây đau khổ cho mình và gia đình người, chính vì lòng từ bi thương xót chúng ta mà Phật cấm.

Giết hại sẽ thành tội bằng ba cách: Một là tự tay mình giết. Hai là xúi bảo người khác giết. Ba là hoan hỷ vui vẻ khi nghe thấy người khác giết hại.

Giết hại sẽ thành tội bằng ba cách: Một là tự tay mình giết. Hai là xúi bảo người khác giết. Ba là hoan hỷ vui vẻ khi nghe thấy người khác giết hại.

4- Không nói dối hại người: Nói dối có bốn trường hợp phạm tội.

Bài liên quan

Chuyện có nói không, chuyện không nói có, cốt để lừa gạt lấy tiền của người khác. Nói lời nặng nề hoặc mắng chửi, vu oan giá họa cho người. Dùng lời nói ngọt ngào để dụ dỗ người khác. Nói đâm thọc làm cho đôi bên bất hòa thù oán nhau, đến người này nói xấu người kia và ngược lại.

Đó là những trường hợp nói dối thì phạm tội theo luật nhân quả công bằng. Nếu chúng ta nói dối để giỡn chơi, hoặc để trấn an người đang bệnh  khổ, hoặc để cứu mạng người thì không phạm tội.

5- Không uống rượu say sưa dẫn đến mất lý trí hiếp dâm người là có tội: ngoài ra các thứ như á phiện, xì ke, ma túy đều không nên dùng, vì nó là  nhân sinh ra bệnh hoạn, bị nghiện không bỏ được, làm cho hao tài tốn của, hủy hoại tài sản một cách nhanh chóng, mất hết lý trí sáng suốt và có thể trong phúc chốc tạo tội trộm cắp hay cướp giựt của người khác để thỏa mãn cơn ghiền. Nhưng, nếu vì lý do bệnh tật, bác sĩ cho phép uống thuốc rượu để trị bệnh thì không phạm giới.

Phật dạy: Người Phât tử chân chính phải giữ gìn năm giới vì lòng từ bi, sợ chúng ta vi phạm thì bị quả báo xấu ác, làm khổ đau cho mình và người khác. Cho nên, nếu ai giữ tròn năm giới thì sẽ được an vui, hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ. Đó là chúng ta biết tu giới.

Chuyện có nói không, chuyện không nói có, cốt để lừa gạt lấy tiền của người khác. Nói lời nặng nề hoặc mắng chửi, vu oan giá họa cho người.

Chuyện có nói không, chuyện không nói có, cốt để lừa gạt lấy tiền của người khác. Nói lời nặng nề hoặc mắng chửi, vu oan giá họa cho người.

Vậy, chúng ta tu tâm như thế nào?

Tâm ở đây có hai phần tâm vọng và tâm chơn. Tâm vọng là chỉ cho mọi ý niệm xấu ác như tham lam, sân hận, si mê, ganh ghét tật đố... Tu tâm có nghĩa là chuyển hóa những tâm miệm xấu ác trở về cái gốc ban đầu là tâm Phật như như.

Bài liên quan

Tham thì ai cũng có, và có nhiều loại như tham danh, tham lợi, tham tài, tham sắc, tham ăn uống, tham ngủ nghỉ... Ăn uống là nhu cầu hằng ngày không thể thiếu của con người, nếu ăn dở quá chúng ta sẽ không vui, nếu ăn không no thì ta cũng không chịu, ăn thì muốn cho ngon miệng và cho no đủ. Ngủ thì phải ngủ cho đủ giấc, nếu bắt ta dậy sớm để làm việc thì cảm thấy bực bội khó chịu. Chính vì vậy, chúng ta lúc nào cũng kẹt trong vòng tham muốn quá đáng, đó là căn bệnh thâm căn cố đế của nhiều người. Tu tâm là chúng ta dẹp bỏ lòng tham lam, sân giận và si mê của mình.

Tuy nói là tu thân, tu giới, tu tâm để cho người tu được phần nào đỡ phần đó, chứ thật ra chủ yếu vẫn là tu tâm. Nếu tu tâm không khởi nghĩ làm việc ác thì miệng đâu nói lời khó nghe và thân sẽ không hành động hại người. Như vậy tu tâm vẫn là trên hết, vì tâm là chủ của bao điều họa phúc.

Cho nên nói nhân nào quả nấy là chỉ cho những người không chịu tu, vì họ chấp nhận số phận đã an bài nên càng tạo nghiệp xấu nhiều hơn, người biết tu thì sẽ thay đổi được nhân quả xấu, tùy theo khả năng tu cao hay thấp mà thôi.

Tâm ở đây có hai phần tâm vọng và tâm chơn. Tâm vọng là chỉ cho mọi ý niệm xấu ác như tham lam, sân hận, si mê, ganh ghét tật đố..

Tâm ở đây có hai phần tâm vọng và tâm chơn. Tâm vọng là chỉ cho mọi ý niệm xấu ác như tham lam, sân hận, si mê, ganh ghét tật đố..

Nếu người lỡ nghiện rượu say sưa hay mắng chửi đánh đập vợ con, vì yếu đuối mà không dám chừa bỏ nên cuối cùng bị tan nhà nát cửa, dẫn đến tù tội, do vi phạm luật hôn nhân gia đình. Người có ý chí khi lỡ nghiện rượu rồi được người khác khuyên nhủ, uống rượu có hại sức khỏe, hao tiền tốn của tinh thần không sáng suốt và làm cho vợ con khốn khổ, gia đình không hạnh phúc.

Khi nghe lời khuyên, họ chợt tỉnh và hiểu ra rằng, sự tác hại của uống rượu rất lớn lao mọt khi không làm chủ bản thân, nên từ đó bỏ rượu chè be bét và biết làm ăn đàng hoàng. Tuy lúc mới bỏ hơi khó chịu, hơi vật vã một chút, nhưng ta cố chịu một thời gian rồi sẽ qua, và sống bình thường thoải mái trở lại.

Bài liên quan

Chúng tôi xin đưa ra một ví dụ để mọi người dễ hiểu, thuở xưa anh Ngang hay chửi bới làm cho anh Nhẫn tức giận. Nhưng vì anh Nhẫn yếu thế hơn nên mới ôm giận trong lòng, mà chờ ngày trả thù. Sau đó anh Ngang hết thời làm ăn bị thất bại, anh Nhẫn lúc này làm ăn được khấm khá hơn trước và làm chủ một công ty nỗi tiếng.

Lúc này anh Nhẫn có cơ hội trả thù nên tìm cách mắng nhiếc hạ nhục anh Ngang trước mặt mọi người, tuy nhiên trong thời gian thất bại anh Ngang hồi tâm quay đầu về Phật pháp, nhờ vậy có chút công phu tu hành.

Anh Nhẫn lúc này cho người đến kiếm chuyện mắng chửi anh Ngang một cách thậm tệ, thiếu điều muốn vu oan giá họa, nhưng lúc này anh Ngang biết tu, nên nghe tiếng chửi như gió thoảng qua tai, không buồn phiền ai hết. Như vậy, nhân quả xấu nếu chúng ta biết tu tâm thì sẽ chuyển được nhân xấu khi trước, đó là một thực tế ít ai ngờ đến.

Lúc này anh Nhẫn có cơ hội trả thù nên tìm cách mắng nhiếc hạ nhục anh Ngang trước mặt mọi người, tuy nhiên trong thời gian thất bại anh Ngang hồi tâm quay đầu về Phật pháp, nhờ vậy có chút công phu tu hành.

Lúc này anh Nhẫn có cơ hội trả thù nên tìm cách mắng nhiếc hạ nhục anh Ngang trước mặt mọi người, tuy nhiên trong thời gian thất bại anh Ngang hồi tâm quay đầu về Phật pháp, nhờ vậy có chút công phu tu hành.

Ngày xưa nếu chúng ta tạo nghiệp ác, đáng lý ra phải trả bằng sự đánh đập, hay bị tù tội, hoặc bị tai nạn bất ngờ, nhưng nhờ biết tu nên chỉ bị mắng chửi hay bị mất mát chút ít tài sản.

Chúng ta hãy nên nhớ, tu là bỏ ác làm lành, khi bị chuyện mất mát đau thương đến với mình thì ta biết đó là nghiệp quá khứ còn rơi rớt lại, mà vững lòng tin can đảm chấp nhận chịu đựng, rồi chuyện gì cũng sẽ qua nhờ ta biết buông xả.

Bài liên quan

Cho nên khi phát tâm tu, nếu gặp người làm khó dễ, chúng ta không nên buồn giận mà phải còn khởi lòng từ bi thương xót họ nhiều hơn, như vậy là ta đã biết cách chuyển nghiệp xấu ác rồi, làm gì có chuyện cố định gieo nhân nào phải thọ quả nấy.

Khi gặp chướng duyên bên ngoài mà chúng ta biết chuyển hóa, không thọ nhận đó là ta biết tu và chuyển nghiệp xấu. Không phải tu là cầu nguyện suông, mà phải có người thử thách để có dịp coi lại mình đã làm chủ được bản thân chưa. Nếu thấy mình còn buồn giận nhiều, là biết ta tu chưa tiến được bao nhiêu.

Tinh thần nhân quả của đạo Phật rất đa dạng và phức tạp, vì nhân quả ba thời quá khứ, hiện tại, vị lai không phải gây nhân nào chịu quả ấy như nhiều người thường lầm tưởng. Đối với người biết tu thì nhân quả sẽ thay đổi nhiều hay ít tùy theo khả năng tu tập của mỗi người. Cho nên Phật dạy: Tu là chuyển nghiệp phiền não khổ đau, thành an vui hạnh phúc.

Nếu ai biết giữ cho tâm mình được trong sạch, thì khi tham biết mình tham, khi giận biết mình giận, cho đến khi nào chúng ta thấy các tâm niệm xấu ác đã hết và cuối cùng ta xả luôn tâm niệm tốt, dù là niệm Phật hay Bồ-tát, ngay khi ấy thì tâm Phật hiện tiền.

Cho nên khi phát tâm tu, nếu gặp người làm khó dễ, chúng ta không nên buồn giận mà phải còn khởi lòng từ bi thương xót họ nhiều hơn, như vậy là ta đã biết cách chuyển nghiệp xấu ác rồi, làm gì có chuyện cố định gieo nhân nào phải thọ quả nấy.

Cho nên khi phát tâm tu, nếu gặp người làm khó dễ, chúng ta không nên buồn giận mà phải còn khởi lòng từ bi thương xót họ nhiều hơn, như vậy là ta đã biết cách chuyển nghiệp xấu ác rồi, làm gì có chuyện cố định gieo nhân nào phải thọ quả nấy.

Chúng ta phải nên nhớ bước đầu của tu tâm là buông xả niệm ác trước, kế đến là niệm thiện và trở lại pháp tu trung đạo là sống với tâm Phật sáng suốt mà thường biết rõ ràng, khi thấy chỉ là thấy, khi nghe chỉ là nghe, mũi lưỡi thân ý cũng lại như thế. Đó là ta biết tu tâm, người chưa đủ sức thì phải tu thân, rồi tu giới và cuối cùng là buông xả hết tâm niệm tốt xấu, đúng sai, ta người mà sống với Phật tính sáng suốt của mình.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Hóa ra ta chưa thật sự hiền lành

Lời Phật dạy 10:26 22/12/2024

Tâm ta là ngọn núi lửa được phủ lên một thảm thực vật hiền hòa, xanh tốt và chỉ cần chút duyên địa chấn thì nham thạch sân hận sẽ trào tuôn và nhấn chìm tất cả trong biển lửa phẫn nộ.

Tu tập tâm từ, ma quỷ không dối gạt

Lời Phật dạy 08:30 20/12/2024

Trong dân gian thường nói 'ma đưa lối, quỷ dẫn đường' để chỉ về trạng thái mất tự chủ, dẫn đến có những lời nói hay hành động xấu ác. Đến khi tỉnh táo nhận ra vấn đề thì chỉ còn hổ thẹn và hối tiếc mà thôi.

Phật dạy về tâm từ

Lời Phật dạy 14:16 19/12/2024

Hoà Thượng Minh Châu nói: Tâm từ mở ra, khổ đau khép lại. Mong rằng thế giới, đất nước có nhiều người tu tập tâm từ theo tinh thần của Phật thì đất nước được thanh bình thịnh trị, thế giới hòa bình an ổn, nhân loại an lạc hạnh phúc.

Vui thích tụ tập ồn ào khó thành tựu an tịnh

Lời Phật dạy 12:00 19/12/2024

Những ai thích tụ tập lễ lộc đông vui gặp gỡ chuyện trò, dù không có gì bất thiện nhưng sẽ khiến hướng ngoại, loạn tâm. Để tái lập sự an tịnh như trước phải mất một thời gian tâm tư mới lắng đọng.

Xem thêm