Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 12/10/2020, 13:00 PM

Bức tử thai nhi: Nỗi đau vẫn còn dai dẳng

Theo số liệu báo cáo mới nhất, có khoảng 250 đến 300 nghìn ca nạo phá thai được ghi nhận hàng năm ở Việt Nam. Đây chính là lý do khiến ngày càng nhiều đứa trẻ bị chính cha mẹ bức tử, nhiều tổ chức từ thiện phải giải cứu chúng từ những bọc rác thải y tế của cơ sở phá thai chui...

Lên án hành vi tước đoạt quyền sống của trẻ em

PV: Thưa bác sĩ Nguyễn Trọng An, ông nhìn nhận thế nào về thực trạng phá thai ở Việt Nam?

- Câu chuyện nạo phá thai là vấn đề khiến dư luận đặc biệt quan tâm và bức xúc từ rất lâu, bởi đó là hành động thiếu tính nhân văn. Việt Nam là nước đầu tiên ký Công ước quốc tế về Quyền trẻ em ở châu Á và đã cam kết thực hiện, nhưng lại là một trong những quốc gia đứng trong top 5 nước có tỉ lệ phá thai cao nhất thế giới. Trẻ em có quyền được sống. Phá thai đến mức độ nhiều như vậy có nghĩa là rất nhiều trẻ em đã bị tước đoạt quyền cơ bản này.

PV: Theo bác sĩ, nguyên nhân của thực trạng phá thai ở nước ta là do đâu?

- Theo tôi, vấn đề truyền thông và giáo dục về dân số, sức khỏe vị thành niên, sức khỏe sinh sản, an toàn tình dục cho thanh, thiếu niên vẫn còn hạn chế nên mới để xảy ra tình trạng như vậy. Thêm nữa, trước đây chúng ta coi kế hoạch hóa gia đình, mỗi gia đình chỉ có 1 – 2 con là một thành tích lớn, thậm chí rất nhiều cán bộ công chức,… bị kỷ luật do có thai, sinh con không theo kế hoạch dân số. Hậu quả là nhiều người phải lựa chọn phá thai nếu trót lỡ kế hoạch.

Nạo phá thai, nên tụng kinh Địa Tạng như thế nào để hồi hướng?

Bác sĩ Nguyễn Trọng An - Nguyên Phó cục trưởng cục Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Bác sĩ Nguyễn Trọng An - Nguyên Phó cục trưởng cục Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Một nguyên nhân nữa là do nhan nhản phòng khám tư có dịch vụ phá thai. Tôi đã từng dùng từ “chợ phá thai” để nói về hoạt động nhộn nhịp ở đường Giải Phóng, trước cổng bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) và trước cổng bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM) cách đây hàng chục năm trước.

PV: Gần đây báo chí phản ánh nhiều câu chuyện đau lòng về việc trẻ sơ sinh bị bỏ rơi do phá thai chui tại các phòng khám. Thậm chí có cả đội thiện nguyện bảo vệ sự sống thai nhi đi tìm kiếm thai nhi trong những túi nilon, thùng rác... Phá thai chui sẽ gặp phải những hệ lụy như thế nào, thưa ông?

- Phá thai chui, phá thai non, phá thai lớn trên 22 tuần tuổi cực kỳ nguy hiểm. Đáng tiếc chuyện này vẫn diễn ra nhản nhản tại các phòng khám. Hay gần đây còn có các chương trình giải cứu thai nhi, có người đi nhặt xác hài nhi, chỉ riêng ở Hà Nội thôi cũng lên đến hàng trăm, chứng tỏ sự quản lý của ngành Y tế ở khu vực này là cực kỳ kém. Ai cho phép phá thai to? Luật và pháp lệnh không cho phép nhưng vẫn phá thai to trên 22 tuần tuổi, thậm chí phá thai tràn lan.

Như vậy, hàng loạt vấn đề xã hội bao gồm giáo dục, truyền thông, xử phạt các phòng khám vi phạm pháp luật, quản lý lỏng lẻo... là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ em bị cướp đi quyền sống còn người mẹ có nguy cơ rất cao mắc phải các hậu quả do phá thai chui, phá thai to mang lại.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Quả báo nạo phá thai và phương pháp hóa giải

Giáo dục giới tính càng sớm càng tốt

PV: Vậy phải chăng chế tài xử phạt hành vi bỏ rơi trẻ sơ sinh, phá thai chui tại những phòng khám là chưa đủ mạnh nên mới dẫn đến những câu chuyện đau lòng này?

- Trong Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi năm 2017) đã có những điều khoản về tội giết người, hay Điều 36 trong Bộ luật này cũng quy định riêng về vấn đề phá thai chui, phá thai trái phép với khung hình phạt rất cao. Khung hình phạt đưa ra rất nặng, nghe rất nghiêm, có tính răn đe nhưng thực thi thì rất kém, chưa đủ nghiêm khắc.

PV: Vậy, để giảm thiểu tình trạng phá thai ngoài ý muốn, phá thai chui, theo ông chúng ta cần phải làm gì?

- Biện pháp có ảnh hưởng lớn nhất là truyền thông và giáo dục. Phải đưa giáo dục giới tính vào học từ sớm, sau đó tăng dần mức độ theo độ tuổi và sự hiểu biết của trẻ. Đưa vào trong trường từ lúc trẻ còn học mẫu giáo. Khi trẻ đạt tuổi vị thành niên thì phải đưa giáo dục tình dục, an toàn tình dục, kiến thức pháp luật liên quan đến vấn đề tình dục và giới tính vào chương trình học cho trẻ. Tiếp đó, cần phải truyền thông cởi mở, rộng rãi, đưa kiến thức giáo dục giới tính vào các gia đình, trang bị cho các bậc cha mẹ thật bài bản, hơn nữa cần phải có phương pháp khen thưởng thích hợp.

Riêng giáo dục giới tính tại gia đình, không thể truyền thông khơi khơi trên các phương tiện thông tin đại chúng mà phải có những cộng tác viên (cộng tác viên dân số gia đình và trẻ em trước đây đã làm và bây giờ nên thành lập lại) đi đến từng nhà để tuyên truyền, giúp giảm thiểu nạo phá thai. Truyền thông giáo dục gia đình là “đi từng ngõ, gõ cửa từng nhà”.

Tiếp nữa, ngành Y tế cần phải siết chặt, quản lý chặt chẽ việc nạo phá thai, không có chuyện phòng khám phá thai nhan nhản. Đồng thời, luật đã có quy định cụ thể, ai vi phạm phải xử lý nghiêm thì mới đủ sức răn đe.

Vong linh những em bé bị nạo phá thai hại mạng vì chưa thể đi đầu thai, lại không có nơi để ở, chúng vô cùng đau khổ, bởi vậy đối với cha mẹ mình sinh ra oán hận cùng cực. Ảnh minh họa.

Vong linh những em bé bị nạo phá thai hại mạng vì chưa thể đi đầu thai, lại không có nơi để ở, chúng vô cùng đau khổ, bởi vậy đối với cha mẹ mình sinh ra oán hận cùng cực. Ảnh minh họa.

Quan điểm của Phật giáo về vấn đề nạo phá thai nhi

Đạo Phật là đạo từ bi và luôn tôn trọng sự sống của muôn loài. Mặc dù đạo Phật không lên án tích cực hành động nạo phá thai nhưng luôn khuyên răn người Phật Tử phải có trách nhiệm với con cái. Với Phật giáo, đời sống của một con người bắt đầu ngay từ lúc thụ thai. Thụ thai là sự kết hợp giữa cha, mẹ và thần thức của một chúng sinh. Thần thức đó đi tìm sự hiện hữu để tiếp tục cuộc hành trình vô tận của sống và chết.

Do đó, hành vi nạo phá thai là đã hội tụ đủ 5 yếu tố để phạm giới sát sinh, đó là:

- Đối tượng bị giết phải là một chúng sinh. Khi vừa mới hành thành bào thai thì Đạo Phật đã xem đó là một sự sống mới hình thành. Và sự sống đó là một chúng sanh thực thụ.

- Người sát sinh phải biết hay phải nhận thức được rằng đối tượng bị giết là một chúng sinh. Sau khoảng 2-4 tuần, người mẹ đã nhận diện được sự có mặt của bào thai trong cơ thể mình

- Sản phụ có tác ý giết thai nhi. Khi ấy người mẹ khởi lên ý niệm loại bỏ thai nhi này bằng nhiều cách.

- Người sát sinh phải có một cố gắng/nỗ lực giết bằng mọi biện pháp. Là khi người mẹ áp dụng nhiều biện pháp làm mất đi sự sống của bào thai như: uống thuốc phá thai, nạo thai bằng y học, tác động mạnh đến thai

- Khi bào thai đã chết thì hành đông nạo phá thai là hành động sát sinh.

Nhiều người phá thai đã và đang thường ngày gặp phải những khó khăn, đau khổ trong cuộc sống đời thường mà không hề hay biết căn nguyên của những chướng ngại vô danh đó. Ảnh minh họa.

Nhiều người phá thai đã và đang thường ngày gặp phải những khó khăn, đau khổ trong cuộc sống đời thường mà không hề hay biết căn nguyên của những chướng ngại vô danh đó. Ảnh minh họa.

Giải pháp cho vấn nạn nạo phá thai dưới quan điểm Phật giáo

Đức Phật đã nói rằng “tự phá thai mình” là một tội, phải chịu quả báo hết sức nặng nề và kéo dài. Và Đức Dalai Lama đã khẳng định “Phật giáo quan niệm rằng ý thức xâm nhập vào sinh vật ngay từ phút giây đầu tiên của sự thụ thai, bởi lẽ đó mà phôi bào vẫn được coi như là một sinh vật. Cho nên chúng tôi xem hành động phá thai cũng giống như việc cướp đi sự sống của một con người”.

Nạo phá thai không những ảnh hưởng đến người mẹ mà tác động không nhỏ đến con. Sức khỏe của người mẹ sẽ bị giảm sút trầm trọng. Đứa trẻ sẽ mất đi cơ hội làm người, một cơ hội để tiến hóa tâm linh và cơ hội để được tái sinh vào cõi an lành. Hơn nữa, đạo Phật dựa vào chân lý của nhân quả nghiệp báo, nên hành vi phá thai đã phạm vào giới sát sinh, từ đó ân thù báo oán sẽ được hình thành giữa người mẹ và đứa trẻ.

Trong thực tế không ít những người phụ nữ đã từng phá thai luôn bị sự dày vò đau khổ kéo dài, cộng thêm là rơi vào một số trạng thái sợ hãi bởi cơn ác mộng về đứa trẻ đó.

Con số báo động

Mới đây, tại chương trình hưởng ứng ngày Tránh thai thế giới 26/9, ông Nguyễn Doãn Tú - Tổng cục trưởng tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (bộ Y tế) - cho biết, hàng năm vẫn ghi nhận 250.000 – 300.000 ca phá thai được báo cáo. Tỉ lệ phá thai ở nhóm vị thành niên và nhóm trưởng thành còn cao, phá thai lặp lại khá phổ biến.

Theo kết quả điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình của Tổng cục Thống kê, cứ 100 ca phá thai của phụ nữ tuổi 15 - 49 đang có chồng thì có tới 62 ca là mang thai ngoài ý muốn do không sử dụng các biện pháp phòng tránh thai. Và trong 1.000 ca phá thai tại Việt Nam có 15 trường hợp ở tuổi vị thành niên. Đáng lưu ý, rất nhiều trường hợp lựa chọn phá thai tại những phòng khám chui, các cơ sở y tế không được cấp phép nguy cơ xảy ra nhiều biến chứng như băng huyết, nhiễm trùng, thủng tử cung… thậm chí đe dọa tính mạng.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Hòa thượng Thích Giác Toàn chia sẻ về sự linh ứng nhiệm mầu của Bồ-tát Quán Thế Âm

Tư liệu 15:42 27/03/2024

Lần đầu tiên, những câu chuyện chưa kể về tôn tượng Bồ-tát Quán Thế Âm tại Tịnh xá Trung Tâm (Q.Bình Thạnh,TP.HCM) được Hòa thượng Thích Giác Toàn, vị Giáo phẩm Trụ trì nơi đây chia sẻ sau hơn 40 năm tôn tạo và tu sửa, về hạnh nguyện cao cả và sự mầu nhiệm của Bồ-tát giữa thế gian này.

Hoà thượng Quảng Khâm từng nói khi nào vãng sanh Ngài sẽ thị hiện bệnh tướng

Tư liệu 13:57 21/03/2024

Vào khoảng năm 1978, nghe nói Hoà thượng pháp thể suy yếu, Người tỏ ý muốn vãng sanh Tây Phương, đại chúng trong chùa rất lo lắng, mời lương y lên núi bắt mạch cho Hoà thượng.

Thắp sáng hiện hữu

Tư liệu 10:04 19/03/2024

Đây là đoạn trích từ cuộc phỏng vấn do Jo Confino thực hiện với Thầy tại thất Da Cóc, Sơn Hạ vào năm 2012. Lúc ấy Jo là phóng viên của báo The Guardian, Vương quốc Anh.

Tư tưởng Phật giáo về xây dựng hòa bình

Tư liệu 21:21 18/03/2024

Thời gian cứ dần trôi, lịch sử lần sang trang mới nhưng đạo Phật vẫn góp phần không nhỏ trong việc xây dựng đạo đức xã hội loài người. Giáo pháp của Ngài đã tạo một dấu ấn vàng son cho lịch sử nhân loại.

Xem thêm