Thứ tư, 26/06/2019, 09:39 AM

Bức tượng Phật khổng lồ bị Taliban phá hủy ở Afghanistan

18 năm sau khi hai bức tượng Phật khổng lồ ở Bamiyan bị Taliban phá hủy, số phận của tổ hợp này - được UNESCO công nhận là di sản thế giới - vẫn đang hết sức long đong.

>>Tin tức Phật giáo mới nhất 

Bức ảnh này được chụp trước năm 2001, khi bức tượng khổng lồ được khắc trên vách núi vẫn còn tồn tại. Tổ hợp này được tạo nên từ thế kỷ thứ 6 và đã trải qua 1.500 năm tồn tại trước khi bị lực lượng Taliban phá hủy. Ảnh: AP.

Bức ảnh này được chụp trước năm 2001, khi bức tượng khổng lồ được khắc trên vách núi vẫn còn tồn tại. Tổ hợp này được tạo nên từ thế kỷ thứ 6 và đã trải qua 1.500 năm tồn tại trước khi bị lực lượng Taliban phá hủy. Ảnh: AP.

Các tay súng Taliban đứng dưới phần còn lại của một trong hai bức tượng Phật bị phá hủy hồi tháng 3/2001. Lãnh đạo nhóm khi đó, Mullah Mohammed Omar chính là người trực tiếp ra lệnh phá hủy 2 bức tượng. Ảnh: AP.

Các tay súng Taliban đứng dưới phần còn lại của một trong hai bức tượng Phật bị phá hủy hồi tháng 3/2001. Lãnh đạo nhóm khi đó, Mullah Mohammed Omar chính là người trực tiếp ra lệnh phá hủy 2 bức tượng. Ảnh: AP.

Những bức tranh có tuổi đời cả thiên niên kỷ được vẽ trên nóc hang cũng bị phá hủy. Bamiyan cách Kabul khoảng 250 km và từng là thành phố nhỏ trên con đường tơ lụa, nơi tồn tại một vài tu viện Phật giáo. Ảnh: AFP.

Những bức tranh có tuổi đời cả thiên niên kỷ được vẽ trên nóc hang cũng bị phá hủy. Bamiyan cách Kabul khoảng 250 km và từng là thành phố nhỏ trên con đường tơ lụa, nơi tồn tại một vài tu viện Phật giáo. Ảnh: AFP.

Cũng giống như hai bức tượng, các tu viện được xây dựng bằng cách đào hang vào trong núi, vì vậy tổ hợp này có một hệ thống chằng chịt các căn phòng nơi nhiều người dân Afghanistan sinh sống. Ảnh: AFP.

Cũng giống như hai bức tượng, các tu viện được xây dựng bằng cách đào hang vào trong núi, vì vậy tổ hợp này có một hệ thống chằng chịt các căn phòng nơi nhiều người dân Afghanistan sinh sống. Ảnh: AFP.

Afghanistan và cộng đồng quốc tế suốt 18 năm qua đã tranh luận rất nhiều về tương lai của tổ hợp này nhưng vẫn chưa có quyết định nào được đưa ra. Ý tưởng gần đây nhất của một nhà từ thiện đến từ Trung Quốc là tài trợ máy chiếu 3D để chiếu hình ảnh của bức tượng Phật vào vị trí mà nó bị phá hủy. Tuy nhiên ở Afghanistan, điện là một thứ gì đó xa xỉ. Ảnh: New York Times.

Afghanistan và cộng đồng quốc tế suốt 18 năm qua đã tranh luận rất nhiều về tương lai của tổ hợp này nhưng vẫn chưa có quyết định nào được đưa ra. Ý tưởng gần đây nhất của một nhà từ thiện đến từ Trung Quốc là tài trợ máy chiếu 3D để chiếu hình ảnh của bức tượng Phật vào vị trí mà nó bị phá hủy. Tuy nhiên ở Afghanistan, điện là một thứ gì đó xa xỉ. Ảnh: New York Times.

Bức tượng nhỏ cao 35 mét trong khi bức tượng lớn cao 53 mét, hoàn toàn có thể đặt tượng Nữ thần Tự do vào khoảng trống mà bức tượng lớn để lại trên vách núi. Số tiền khôi phục mỗi bức tượng có thể lên đến 30 triệu USD. Ảnh: New York Times.

Bức tượng nhỏ cao 35 mét trong khi bức tượng lớn cao 53 mét, hoàn toàn có thể đặt tượng Nữ thần Tự do vào khoảng trống mà bức tượng lớn để lại trên vách núi. Số tiền khôi phục mỗi bức tượng có thể lên đến 30 triệu USD. Ảnh: New York Times.

Vào những năm 1990, những hang động trong tổ hợp Bamiyan là nơi trú ẩn của các chiến binh Hồi giáo và họ đốt củi để sưởi ấm. Khói bay lên ám đen các hang động, vì là những người Hồi giáo cực đoan, họ đạp lên bức tường các hang động để bày tỏ sự bất kính. Ảnh: New York Times.

Vào những năm 1990, những hang động trong tổ hợp Bamiyan là nơi trú ẩn của các chiến binh Hồi giáo và họ đốt củi để sưởi ấm. Khói bay lên ám đen các hang động, vì là những người Hồi giáo cực đoan, họ đạp lên bức tường các hang động để bày tỏ sự bất kính. Ảnh: New York Times.

Khách du lịch đi theo các bậc thang được làm mài thẳng từ vách núi. Số tiền để trùng tu toàn bộ hệ thống hang động này có thể lên đến 1,2 tỷ USD, theo các chuyên gia sử học. Ảnh: New York Times.

Khách du lịch đi theo các bậc thang được làm mài thẳng từ vách núi. Số tiền để trùng tu toàn bộ hệ thống hang động này có thể lên đến 1,2 tỷ USD, theo các chuyên gia sử học. Ảnh: New York Times.

Khung cảnh của thung lũng Bamiyan, với những dãy núi phủ tuyết trắng ở phía xa và những cánh đồng màu xanh, khi nhìn ra từ vị trí đặt bức tượng trước đây. Ảnh: New York Times.

Khung cảnh của thung lũng Bamiyan, với những dãy núi phủ tuyết trắng ở phía xa và những cánh đồng màu xanh, khi nhìn ra từ vị trí đặt bức tượng trước đây. Ảnh: New York Times.

* Title do BBT đặt lại

Theo Sơn Trần/Zing.vn

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tu viện Tsz Shan, chốn thiền tịnh giữa núi rừng

Quốc tế 10:00 25/11/2024

Với không gian rộng lớn, nằm giữa núi đồi, tách biệt khỏi thế giới xô bồ và ồn ào, tu viện Tsz Shan là nơi bạn có thể cảm nhận được sự thư thái trong từng bước chân. Tsz Shan xứng đáng là một điểm đến không thể bỏ qua của du khách khi tới Hong Kong.

Rải tiền công đức bằng cần cẩu ở một ngôi chùa tại Thái Lan

Quốc tế 09:45 21/11/2024

Lễ cúng dường Kathin Samakkhi tại chùa Wat Derm Bang, tỉnh Suphanburi có hoạt động rải tiền công đức từ trên cần cẩu.

Khám phá ngôi chùa nổi tiếng nhất thế giới nơi Đức Phật giác ngộ

Quốc tế 08:45 16/11/2024

Chùa Mahabodhi (Đại Giác Ngộ) là một bảo tháp Phật giáo ở Bodh Gaya, Ấn Độ, được biết đến là một trong những Phật tích quan trọng nhất của lịch sử Phật giáo thế giới. Theo UNESCO, ngôi đền hiện tại có công trình kiến ​​trúc sớm nhất và hoành tráng nhất được xây dựng hoàn toàn bằng gạch vào khoảng thế kỷ thứ 7.

Nghi lễ Xaybath - Lễ cúng dường lớn nhất của người dân Lào

Quốc tế 16:00 15/11/2024

Đây là cơ hội cho người dân Lào tích lũy công đức bằng cách cho đi không vị kỷ. Với việc tham gia vào nghi lễ Xaybath, người dân bày tỏ lòng thành kính đối với Phật giáo và cầu mong phước lành.

Xem thêm