Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 19/03/2019, 11:11 AM

Buddharakkhita - Nhà sư “gieo hạt giống Phật pháp” ở châu Phi

Sư Buddharakkhita, 52 tuổi, một trong những tu sĩ Phật giáo đầu tiên của châu Phi, là người đã kết hợp được Phật giáo với trí tuệ truyền thống châu Phi ở Uganda.

Tới Dharamsala (Bắc Ấn), Nepal, Tây Tạng và Thái Lan để học Phật pháp, và sống bằng công việc của một người hướng dẫn lặn biển.

Lần đầu tiên quan tâm đến Phật giáo, sư Buddharakkhita đã không khó để nhận ra rằng truyền thống này sẽ không thể được thiết lập một cách tốt đẹp ở quê nhà Uganda hay thậm chí là ở cả Lục địa Đen.

Tuy nhiên, sau nhiều năm sống ở nước ngoài và nỗ lực không ngừng, trải qua lần sống sót sau một vụ ám sát và nhận nhiều ánh mắt kỳ thị về màu áo của mình, sư trở thành một trong những người châu Phi đầu tiên thành lập một trung tâm Phật giáo trên lục địa quê nhà.

Sinh ra ở Kampala và lớn lên trong truyền thống Công giáo La Mã, chàng trai trẻ Steven Kaboggoza, sau này trở thành sư Buddharakkhita, đã không hề biết rằng có những tôn giáo khác ngoài Kitô và Hồi giáo, cho đến khi tới Ấn Độ vào năm 1990 để học ngành thương mại tại Đại học Panjab ở Chandigarh. Ngay lập tức, Kaboggoza đã bị thu hút bởi hai nhà sư Thái Lan là bạn học của mình.

“Khi nhìn thấy các nhà sư, tôi lập tức cảm thấy một sự kết nối”, sư nói. Với cảm hứng từ giáo lý Phật giáo mà họ đã chia sẻ với sư cùng gợi ý về những cách thiết thực để đạt được hạnh phúc tối thượng, Kaboggoza đã dành một vài năm để tìm kiếm con đường tâm linh. Chàng trai trẻ đã đi đến tận Dharamsala (Bắc Ấn), Nepal, Tây Tạng và Thái Lan - nơi Kaboggoza tự xoay xở sống bằng công việc của một người hướng dẫn lặn biển.

Sau nhiều năm sống ở nước ngoài và nỗ lực không ngừng, trải qua lần sống sót sau một vụ ám sát và nhận nhiều ánh mắt kỳ thị về màu áo của mình, sư trở thành một trong những người châu Phi đầu tiên thành lập một trung tâm Phật giáo trên lục địa quê nhà.

Sau nhiều năm sống ở nước ngoài và nỗ lực không ngừng, trải qua lần sống sót sau một vụ ám sát và nhận nhiều ánh mắt kỳ thị về màu áo của mình, sư trở thành một trong những người châu Phi đầu tiên thành lập một trung tâm Phật giáo trên lục địa quê nhà.

Người thân tưởng Kaboggoza đi học trở thành doanh nhân, ngờ đâu ông trở về với chiếc đầu cạo trọc và mang theo sách Phật giáo

Bài liên quan

Kaboggoza sớm nhận ra rằng, trong khi các tổ chức tôn giáo và văn hóa Phật giáo Tây Tạng hiện diện hầu như khắp thế giới, thì không có một tổ chức nào như thế ở châu Phi. Kaboggoza quyết định mình sẽ bắt đầu công việc đó, nhưng chàng đã phải trải qua một chặng đường dài trước khi biến giấc mơ thành hiện thực. Khi cầu xin Đức Dalai Lama ban phước cho nỗ lực của mình, nhà lãnh đạo Phật giáo Tây Tạng đã nói với Kaboggoza rằng, chàng sẽ phải cần tìm bạn bè để giúp đỡ. Đức Dalai Lama vốn không có bất kỳ mối liên hệ nào để hỗ trợ.

Sau 8 năm ở nước ngoài, Kaboggoza trở lại Uganda vào năm 1998. Người thân của sư đang mong đợi được chào đón một doanh nhân thành công. Nhưng những gì họ nhận được - sư Buddharakkhita sau đó đã viết trong cuốn sách của mình, Gieo hạt giống pháp ở châu Phi - là một người đàn ông với chiếc đầu cạo trọc mang theo sách Phật giáo và thiết bị lặn thay vì một chiếc cặp.

Song sư đã không ở đó lâu. Việc thiếu một cộng đồng tâm linh đã đưa sư ra nước ngoài một lần nữa, đầu tiên đến Nam Mỹ, sau đó đến một khóa tu 3 tháng tại Hội Thiền Minh sát tuệ ở Barre, Massachusetts, nơi sư gặp thầy của mình, sư Theravada Bhante Henepola Gunaratana. Sư quyết định hiến thân trọn vẹn cho đời sống tâm linh và được thọ giới tại California vào năm 2002 bởi cố Hòa thượng U Silananda.

Bất kể ở đâu trên thế giới, bất kể theo truyền thống Phật giáo nào, sư Buddharakkhita cũng đều canh cánh việc thiết lập một trung tâm Phật giáo đầu tiên ở quê nhà. Trở về Uganda, sư đã giáo hóa được đủ số tín đồ địa phương và quyên góp từ những người ủng hộ ở châu Á để mua đất tại Entebbe, một thị trấn bên ngoài thủ đô Kampala, và vào năm 2005, sư đã mở trung tâm Phật giáo ở đó. 

Hàng xóm đã từ chối nói chuyện với sư, vì nghi ngờ sư là một phù thủy. Mặc dù sư nhún nhường hầu hết những hiểu lầm về văn hóa này bằng một nụ cười, nhưng trong một lần, sư đã bị tấn công ngay tại trung tâm của mình, và thoát khỏi một viên đạn ở cự ly gần.

Hàng xóm đã từ chối nói chuyện với sư, vì nghi ngờ sư là một phù thủy. Mặc dù sư nhún nhường hầu hết những hiểu lầm về văn hóa này bằng một nụ cười, nhưng trong một lần, sư đã bị tấn công ngay tại trung tâm của mình, và thoát khỏi một viên đạn ở cự ly gần.

Bài liên quan

Những năm đầu tiên có rất nhiều thách thức: khoác y màu hạt dẻ và ôm bình bát khất thực, sư Buddharakkhita thường bị nhầm là thành viên của nhóm dân tộc Maasai - một thầy thuốc truyền thống, hoặc thậm chí là một tín đồ thời trang tiên tiến.

Khi sư cố gắng mua một thửa đất cho trung tâm của mình, hàng xóm đã từ chối nói chuyện với sư, vì nghi ngờ sư là một phù thủy. Mặc dù sư nhún nhường hầu hết những hiểu lầm về văn hóa này bằng một nụ cười, nhưng trong một lần, sư đã bị tấn công ngay tại trung tâm của mình, và thoát khỏi một viên đạn ở cự ly gần. Tuy nhiên, sư đã không nản lòng, và thay vào đó, coi vụ việc là một cơ hội để “biến đổi đau thương thành Phật pháp” và củng cố quyết tâm của mình.

Ngay sau khi trở về Uganda, nhiều thành viên trong gia đình sư Buddharakkhita lập tức chuyển đổi theo Phật giáo, do cảm động bởi lời giảng của sư và được hướng dẫn thiền định cũng như từ việc những người Phật tử Nam Á nhập cư trong khu vực bày tỏ sự kính trọng đối với sư. Ngay cả mẹ sư cũng quyết định xuất gia; hiện tại là nữ tu Dhammakami - một nữ tu thường trú tại trung tâm. Chị gái của sư Buddharakkhita - đang nuôi dạy những đứa con theo Phật giáo của mình; và sư đã xuất gia cho 3 vị sư mới - những người đàn ông tìm đường đến trung tâm từ Uganda, Rwanda và Ai Cập. Năm 2015, sư thành lập Liên minh Phật giáo châu Phi, nhằm mục đích đoàn kết các học viên trên khắp lục địa.

Năm 2015, sư thành lập Liên minh Phật giáo châu Phi, nhằm mục đích đoàn kết các học viên trên khắp lục địa.

Năm 2015, sư thành lập Liên minh Phật giáo châu Phi, nhằm mục đích đoàn kết các học viên trên khắp lục địa.

Sư cũng đã bắt đầu một số dự án phát triển có lợi cho cộng đồng địa phương. Để giảm bớt tình trạng thiếu nước sạch, Trung tâm Phật giáo Uganda đã khoan một cái giếng mới trên cơ sở của họ để chia sẻ với hàng xóm; họ cũng trồng cây và điều hành một chương trình trao quyền kinh tế cho phụ nữ, bên cạnh Trường Hòa Bình, một phiên bản Phật giáo của Trường Chủ Nhật.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Chuyện về chàng trai “cuồng mèo”

Gieo mầm thiện 15:58 27/03/2024

Với tình yêu mãnh liệt dành cho loài mèo, chàng trai Nguyễn Hồng Nhân (Tp.HCM) đã vượt qua mọi trở ngại, khó khăn để cưu mang và “tái sinh” cho những hàng trăm chú mèo bị bỏ rơi…

Phật giáo chung tay cho “Ký túc xá vùng biên”

Gieo mầm thiện 13:35 27/03/2024

Ngày 26/3, Phân ban Dân tộc (Ban Hướng dẫn Phật tử tỉnh Nghệ An) phối hợp với đồn biên phòng Tam Quang và các nhóm từ thiện, các mạnh thường quân, Quỹ Nhân ái Nhân Minh tổ chức khởi công khoan giếng, sửa chữa, xây dựng mô hình “Ký túc xá vùng biên”

“Ngôi chùa khuyến học”, chắp cánh ước mơ của hàng nghìn sinh viên có hoàn cảnh khó khăn

Gieo mầm thiện 13:30 27/03/2024

Ngôi chùa Pitu Khôsa Răngsây - chùa Viễn Quang (An Cư, Ninh Kiều, Cần Thơ) không chỉ nổi tiếng với kiến trúc tôn giáo độc đáo của bà con Khmer, mà còn bởi hoạt động cưu mang cả nghìn sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Ngôi chùa cũng được biết đến với cái tên 'ngôi chùa cử nhân' hay 'ngôi chùa khuyến học'.

Hỗ trợ phẫu thuật tim bẩm sinh kịp thời cho bệnh nhi 4 tháng tuổi

Gieo mầm thiện 15:33 25/03/2024

Cháu bé Trịnh Quốc Bảo (4 tháng tuổi) trú tại tỉnh Thái Bình mắc tim bẩm sinh đã được chữa lành và xuất viện vào ngày 21/3.

Xem thêm